ÔNG VÀ CHÁU (Phần 1)

Ngày đăng: 10/06/2017 11:03:50 Chiều/ ý kiến phản hồi (3)

Xem trên facebook thấy bạn bè dắt cháu đi học, đi lãnh phần thưởng mình thấy hay hay nên viết ra những dòng nầy. (Hình minh họa lấy từ NET và của một số thân hữu.)

 

ÔNG, CHÁU VÀ NHỮNG CON SAO BIỂN

 

Ông dẫn cháu đi dạo bãi biển. Trên bãi có rất nhiều sao biển mắc cạn do trận bão tối qua cuốn vào bờ. Ông đi trước tận hưởng không khí buổi sớm mai trong lành trên bãi biển nên không nhìn thấy cháu đi sau cứ vài bước lại cuối xuống nhặt những con sao biển ném trả xuống nước. Quay nhìn lại thấy cháu đang làm việc ấy, ông bước đến bên cháu nói, “Đừng làm những việc vô ích như thế cháu. Cháu hãy nhìn khắp bãi biển mà xem, có biết bao nhiêu con sao biển bị mắc cạn trên bờ. Số sao biển cháu ném trả được xuống nước có nghĩa lý gì?”

Nghe ông nhận xét việc làm của mình như thế cô bé có vẻ thất vọng. Cô dừng lại, nhìn xuống cát suy nghĩ thì thấy một con sao biển đang nằm ngửa đưa những cái chân bé tí quơ quào trên không trong tuyệt vọng. Cô bé cuối xuống nhặt con sao biển lên, dùng hết sức ném ra thật xa và nói, “Nhưng với con sao biển cháu vừa ném xuống nước thì rất có ý nghĩa.”

(Phỏng dịch truyện dân gian Tây phương.)

 

TẠI SAO PHẢI MANG GIÀY, MANG DÉP?

Ông nói với đứa cháu,  Đi ra ngoài cháu nhớ mang giày, mang dép để khỏi đạp phải gai, đạp phải mảnh chai, tàn thuốc khiến chân bị đứt hay phỏng. À, mà mang giày, mang dép còn tạo vẻ lịch sự, trân trọng nữa đó cháu.

– Dạ, cháu biết . Đi ngoài lộ đá mà không mang dép thì đau chân lắm. Nhưng mà ông còn bảo cháu vào nhà người lạ phải bỏ giày, dép ra đi bằng chân không!

– Ừ! Thì ở một số nước châu Á người ta xem việc người khách mang giày dép đi vào nhà là không tôn trọng chủ nhà đó cháu.

– Ở nhà mình cháu thấy ai cũng có dép mang trong nhà và dép hay giày khác mang đi ngoài đường. Như vậy nhà mình xử sự theo kiểu nào?

– Thì… xử sự theo kiểu nhà mình. Mà cháu thấy đó, khách đến nhà ông và ba má cháu vẫn mời khách cứ mang giày, dép vào nhà mà.

–  Ông không biết chứ đi chân không sướng lắm, thoải mái chơi, chả lo mất, lo hư giày, hư dép. Nhất là mùa nắng, đi chân đất nghe mát rượi, còn chạy trên cỏ thì nhẹ te và êm ru, không vướng víu… Người lớn nghĩ lạ thiệt. Khi thì bắt mang giày, khi thì bắt tháo giày. Giày, dép mang mau hư thì bị mẹ nói, không hư nhưng chật không đi được, cũng bị mẹ nói. Tại sao không cho cháu đi chân không mà bắt phải mang giày, dép, những thứ dễ hư, mau chật? Tại sao không cho cháu đi chân không, chân cháu có bao giờ bị hư, bị chật đâu?

 

Nguyễn Hoàng Long

0 HLong 1                                       H1

            0 011                                            H2

0 HLong 3                         H3

 

Có 3 bình luận về ÔNG VÀ CHÁU (Phần 1)

  1. Một Lúa nói:

    Anh tui chỉ bức hình có thằng nhỏ “chân không” mặc aó chim cò rồi hỏi.

    – Mầy biết hình ai không?

    – Không, nhưng tui biết thằng nhỏ đứng bên kia đường.

    – Thằng đó là ai?

    – Thằng O

    –  Mầy sạo. Lúc đó làm làm sao mầy biết nó là thằng O.

    – Bây giờ.

    – Bây giờ còn tào lao hơn nửa.

    – Tui thừa nhận vụ binh xập xám thì tui dở hơn anh, chứ trinh thám kỳ tình thì chưa chắc. Nhà chú Năm Nh chỉ có nó là ngang trạng với tui. Chị nó lớn hơn tui mấy tuổi. Anh kế của chị đó cũng lớn hơn anh luôn. Vậy thằng đó không là thằng O thì là ai vô đây.

    – Để tao suy nghĩ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác