THẦY, CÔ CHỦ NHIỆM CỦA TÔI .

Ngày đăng: 3/12/2016 08:43:25 Chiều/ ý kiến phản hồi (4)

Cô chủ nhiêm lớp chúng tôi tên là Phan thị Hồng Đào, cô dạy môn Văn ( chủ nhiêm lớp 11A1nk 1975-1976). Chồng cô là thầy Cao Mạnh Dũng , thầy cũng dạy môn Văn. Với tôi, hình ảnh cô chủ nhiệm (gshd) như người “mẹ hiền”, luôn tận tình dạy dỗ cho học sinh từ kiến thức văn học đến cách cư xử trong cuộc sống.Tôi yêu cách sống giản dị của thầy cô.Thầy cô đều là giáo viên dạy Văn nên rất hiểu ” qui luật” và luôn luôn “tri túc”.

Tôi nhớ về cô Đào, hình ảnh cô chủ nhiệm nghiêm nghị mà rất gần gũi và thương yêu học sinh. Sau này khi trở về trường cũ dạy, tôi sinh hoạt cùng tổ Văn với cô Đào. Mối quan hệ với cô càng gắn bó, thân thiết theo cùng năm tháng. Do mẹ tôi mất sớm nên tôi xem thầy cô như cha mẹ của mình. Cô không có con gái nên cũng xem tôi thân thiết như người nhà. Khi tôi lập gia đình rồi chuyển về Sài Gòn, tôi và cô thường liên lạc bằng thư tay vì tôi thích nhìn nét chữ nghiêng nghiêng và rất thẳng hàng của cô.

Năm 1990 khi tôi sinh con gái đầu lòng, phải nằm bệnh viện ở phòng cấp cứu Cô nói với đứa cháu của tôi : “Phải chi nó sinh em bé ở Vĩnh Long thì cô có thể chăm sóc nó được . Sinh con mà không có mẹ ruột nuôi, tội nghiệp nó quá!”.

Mỗi năm đến ngày 20/11 tôi và gia đình thầy cô cũng có buổi liên hoan gia đình nhà giáo rất vui và ấm cúng. Tôi nhớ mãi hình ảnh cô ngồi quạt cho tôi khi tôi bị khó thở. Gia đình tôi có tang chế, thầy cô đều có mặt.

Gần đây nhất là ngày chồng tôi mất, cô và con trai đi từ Vĩnh Long đến Sài Gòn viếng tang, sau đó lại trở về ngay.

Tôi thật cảm động vì tình cảm của cô dành cho tôi. Trong kỷ yếu 2007 , cô viết : “Là nhà giáo, nhất là những nhà giáo suốt đời gắn bó với trường lớp, với học sinh, có mấy ai thích nghĩ về mình, thích sống cho riêng mình vì đối tượng chính họ hướng về cũng là những học trò nhỏ thân thương, hồn nhiên , vô tư … Đã đứng trong hàng ngũ thầy cô giáo, dù già hay trẻ, tất cả đều tự nguyện nhận lấy trách nhiệm của một người cha, người mẹ, người anh, người chị mà nâng niu, dìu dắt, chăm chút từng ly từng tí cho đàn con, đàn em của mình thành người hữu dụng. Dù già hay trẻ , tất cả thầy cô đều tự nguyện làm dòng sông hiền hòa, lặng lẽ mang phù sa bồi đắp cho những vùng đất mới, ươm mầm cho cây trái sum sê. Dù già hay trẻ, tất cả thầy cô đều tự nguyện làm người lái đò, thầm lặng mà ân cần đưa đón đoàn khách trẻ đến bến bờ mong đợi. Tất cả các thầy cô không ai dám nghĩ và dám mong học trò nhớ mình. Thế nhưng trong thời gian qua, thỉnh thoảng vẫn có năm ba cô chú học trò thành đạt ghé về thăm thầy cô, cùng uống tách trà nóng,  cùng ôn lại kỷ niệm xưa, kể lễ chuyện vui buồn …Những lúc đó, thầy cô cũng đã cảm thấy lòng ấm áp lắm rồi”.

Mỗi lần đọc lại bài viết của cô, tôi cũng xúc động, nước mắt rưng rưng …!

Gặp lại cô chủ nhiệm lớp 11A1, tôi chạnh nhớ đến thầy Trần văn Thành, chủ nhiêm lớp chúng tôi năm 12. Thầy Thành dạy môn Địa lý, tôi không sao quên được hình ảnh thầy Thành dù giờ đây thầy không còn nữa! Tôi yêu môn Địa lý thầy dạy và nhớ như in từng dấu chấm, từng khoảng cách 1/2 , 1/4 ,1/8 khi thầy vẽ bản đồ VN. nhìn tay thầy nối những dấu chấm để vẽ nên bản đồ đất nước, tôi phục tài thầy quá và thêm yêu quê hương vô cùng, mặc dù sức khỏe thầy có hạn chế ( thầy chỉ còn 2/3 lá phổi), nhưng nhiệt tình của thầy thì không có giới hạn.

Nhớ lại những ngày tôi bệnh, phải nghỉ học một thời gian dài, thầy đã nhiều lần đạp xe vào tận nhà thăm tôi, thầy ân cần, động viên tôi cố gắng vượt qua bệnh tật để tiếp tục đến lớp. Lần nào thầy vào thăm, thầy cũng chỉ cho tôi những loai thuốc bằng cây lá hổ trợ trong việc trị bệnh.Thấy tôi nghỉ học nhiều ngày quá, thầy khuyên tôi làm đơn xin lưu điểm để năm sau đi học lai. Nhìn dáng thầy gầy gầy, khom lưng đạp xe, tôi thật xúc động và thấy thương thầy quá! Năm học sau tôi may mắn gặp lại thầy Thành chủ nhiệm. Trong những lần đi lao đông XHCN ( đào kênh ở Trà Ngoa, tỉnh Trà Vinh ), thầy luôn thể hiện là người thầy có trách nhiệm và hết lòng thương yêu học sinh. Có những buổi sương đêm xuống lạnh, thầy đi đắp chăn cho từng học sinh của mình, sau cùng thầy mới yên lòng nghỉ ngơi.

Thầy ơi ! Con làm sao quên được những hình ảnh đáng nhớ về thầy .Thầy ơi ! Giờ đây thầy đã đi xa rồi nhưng hình ảnh của thầy vẫn còn khắc sâu trong tâm trí của chúng con .!

Thu Cúc (TPH nk 77)

0-c-1H1: Cô Đào (kỷ yếu TPH 1973)

0-c-3H2:cô Đào 2016

0-c-4 H3:Cô Đào 2015 ( cù lao Quới Thiện , Vũng Liêm , Vĩnh Long )

0-c-5H5: Thầy Thành (kỷ yếu TPH 1973)

Có 4 bình luận về THẦY, CÔ CHỦ NHIỆM CỦA TÔI .

  1. Phạm thị Trí nói:

    Đọc bài của Thu Cúc, cảm động …Rất cảm động… khi những ký ức nhớ về thầy cô không phai mờ trong Tâm em, dù qua bao tháng năm…Cuộc đời nầy, vẫn hằng mong còn có những người thầy như chị Đào( bạn cùng khoá của cô ở ĐHSP) như thầy Thành, Họ xem học trò như con.. Và như Thu Cúc kính thầy như cha mẹ…

  2. THU CÚC nói:

    Dạ cam ơn cô đa đoc va cam xuc vê tinh  thây trò. Em co nghe cô Đao kê vê cô : Cô Tri vui ve va tinh cam lăm.

  3. Thu Cúc là một trong những cựu học sinh TPH còn giữ nhiều liên lạc cũng như thường thăm viếng các thày cô cũ của mình. Dù ngày xưa không dậy Thu Cúc nhưng cảm tình của tôi dành cho Thu Cúc rất nhiều, nhất là trước sự chân tình của em đối với những người đã đưa em qua những chuyến đò trong quá khứ. Cám ơn em Thu Cúc!

    • THU CÚC nói:

      Kính gơi cô !

      Em cam ơn vê cam tinh cua cô rât nhiêu . Trương TPH đê lai trong em nhiêu ky ưc đep , đang nhơ . Em rât tư hao vi đươc hoc vơi thây cô day ơ TPH.  ,vê ngôi trương TPH môt thơi danh tiêng . Em rât vui đươc găp gơ cô trên trang nha . Đoc nhưng bai viêt cua cô em rât xuc đông vê tinh thân TPH cô danh cho moi ngươi .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác