Số phận hay lòng người (K.4) Vị trưởng tàu bay

Ngày đăng: 30/03/2014 09:58:04 Sáng/ ý kiến phản hồi (10)

Phi công phó Amin quyết định thông báo với hành khách tình trạng anh ta bị khóa bên ngoài cockpit và tình trạng hệ thống truyền tin nội bộ và viễn liên đều không hoạt động. Amin nhờ các tiếp viên mở đèn soi sáng các khoang, phát loa yêu cầu hành khách mặc áo phao và thắt dây an toàn tại mỗi chỗ ngồi. Yêu cầu hành khách dùng tất cả các phương tiện liên lạc cá nhân liên tục gọi cho mặt đất. Trong khi đó đích thân Amin trông coi các tiếp viên kiểm tra chặt chẻ danh sách hành khách, mục đích soát lại xem có ai lọt vào phòng lái. Sau đó Amin mời các hành khách nào hiểu biết về hàng không, cơ khí và điện tử đến họp tại khoang hạng nhất. Amin và một số hành khách thanh niên tiếp tục một lần tháo mồ hôi tại chiếc cửa cockpit trên chuyến bay Em Hát 370, mà nó vẫn trơ trơ. Đây quả là kỳ công chống “hijack” của các kỷ sư Boeing  sau ngày Sept.11, 2001 ở Mỹ, như lời một vài người nản lòng chua chát. 
        1:42 trên đồng hồ kim và số sơn lân tinh của Amin. Theo đúng giờ bay hàng đêm thì giờ nầy 370 đã vào vùng Thông báo bay (FIR) của Việt Nam. Nhưng Amin không hiểu lý do gì mà Captain không mở cửa cho anh vào phòng lái. Và hình như ông ta đang quay trở lại Kuala Lumpur. Amin mở chiếc đồng hồ ra khỏi tay để xoay hướng sử dụng chiếc la bàn nhỏ trên mặt số. Amin giật mình khám phá hướng đang bay là Tây tây nam, khoảng 240°. Anh ta tính nhẫm, máy bay quẹo lại ở vị nầy, muốn về phi trường cũ phải là 205° hoặc nhỏ hơn, như vậy hướng bay đã chệch rất lớn.  Amin ra lệnh cho cô trưởng toán tiếp viên yêu cầu hành khách mở tất cả sáo che cửa sổ, giúp dưới đất và máy bay khác nhìn dàn đèn hông dễ nhận ra mình, vì máy bay của họ có thể lạc vào đường bay khác. Nhìn qua khung cửa sổ xa bên dưới, thấp thoáng có ánh đèn điện thành phố, Amin đến sát một khung cửa sổ máy bay, anh giật mình nhìn dãy sông  Kelantan quê anh quanh co trắng mờ nhạt dưới ánh trăng non sắp lặn. Kinh nghiệm những năm lái máy bay du lịch vùng tỉnh bang nhà, Amin đối chiếu cảnh vật bên dưới, anh đoán chính xác là 370 đang bay trên đường biên giới Mã-Thái về phía tây, nó giữ cao độ không đổi khoảng 5 km, một cao độ hết sức nguy hiểm cho loại máy bay lớn nầy, nếu không phải dùng cho hạ cánh. Amin hy vọng Captain Aliba đáp khẩn cấp xuống đường băng dài hơn 3 km trên đảo Langkawi, đảo cận duyên miền tây bắc của đất nước thân yêu. Anh chia sẻ ý tưởng nầy trên loa phóng thanh các khoang hành khách. 

        Amin nhìn những ánh đèn heo hút ẩn hiện bên dưới, anh ta chợt nhớ đến hiệu đèn Morse code. Anh ta ra lệnh đóng tất cả các rèm nhựa che kín các cửa sổ. Chỉ chừa 10 cửa sổ mở tại khoang hạng nhất theo hình thức mở 3 cái đầu tiên, đóng kín một khoảng, tiếp theo là 7 cái mở liên tiếp. Với hy vọng đội tìm cứu sẽ hiểu ra con số 370. Còn anh thì dùng một cửa sổ tại khoang cuối cùng, thao tác chính xác đóng mở ba ngắn, ba dài, ba ngắn, tín hiệu SOS mà ai cũng biết.

        2:15, Amin thấy được đèn của thành phố Kuala Perlis ven biển và đèn đảo Langkawi. Đáng lẽ Captain Aliba chuẩn bị đánh vòng xin hạ cánh, thì máy bay bắt đầu lấy dần lên tây tây bắc 285°, bỏ lại phi trường Langkawi sau đuôi. 
        Không tặc đang kiểm soát máy bay? Amin rùng mình với ý nghĩ thoáng đến trong đầu. Amin chỉ cách cho một tiếp viên đánh hiệu đèn. Anh phải làm việc gì tự cứu bao nhiêu con người. Bỗng nhiên Amin nhớ lúc anh còn học ở trường dạy lái máy bay, anh biết hồi năm 1992 tại một nước vùng Đông nam Á, có chuyện một người nhảy dù thành công lên đất liền từ cửa sau một máy bay dân dụng cở như chiếc nầy, cũng trên độ cao 5.000 mét. 
        Amin nghĩ rằng không còn cơ hội nào nữa, anh nhanh chóng nhờ một tiếp viên lấy cho anh 2 bao nylon trong dùng đựng rác. một tờ giấy trắng và cây bút ngòi lớn marker. Anh ghi số hiệu chuyến bay, tình trạng máy bay, vị trí và hướng bay sau cùng  285° trên đảo Langkawi. Amin ghi các số điện thoại cần thiết và van xin ai lượm được hãy đem đến chính quyền gần nhất. Anh ký tên và gói cẩn thận tờ tin nhắn trong nhiều lớp nylon. Anh biết lúc nầy đang bay trên vùng miệng của eo biển Malacca, anh chỉ còn cách duy nhất là mở chiếc thùng sát bên cửa sau lấy khối phao cứu sinh quý giá. Amin dùng “duct tape” màu đỏ quấn chặt gói thơ vào những sợi dây quay nắm trên khối phao. Anh nhờ một thanh niên phụ đẩy chiếc cửa, Amin đạp mạnh khối phao vọt ra ngoài. Trong khoảnh khắc oan nghiệt đó, người thanh niên kia buông tay vịn để xô phụ khối phao, anh ta tuôn theo ra cửa. Người bạn đứng phía sau nắm thắt lưng anh ta hét lên kinh hãi. Hành khách khoang sau xôn xao một chút rồi già trẻ gái trai cùng òa lên khóc. Amin cũng nước mắt đoanh tròng, anh nghẹn ngào giải thích. Chiếc phao cứu sinh có những “sensor” tự động, khi gặp nước chúng sẽ nổ bung những mối dây xếp, đồng thời các chai ga nén bên trong sẽ thổi cứng phao bung thẳng ra trong 4 phút. Ngoài miệng nói để trấn an, nhưng Amin biết chắc là người thanh niên kia làm sao sống nổi khi rơi không dù ở độ cao 5.000 mét. Ngay cả khối phao cứu sinh dệt bằng chỉ polyester được tráng cao su dầy 2 mặt, không biết nó còn nguyên vẹn để hoạt động đúng chức năng cứu sinh cho người thanh niên trợt chân và nhiệm vụ truyền tin cứu mạng 238 người còn lại đang tăng cao tuyệt vọng. 

        2:48, máy bay hụ máy tăng dần cao độ, đổi hướng xuống phía nam 190°, mặt biển mờ dần và phi cơ bay trên tầng mây dầy đặc đứng yên. Trong tờ giấy phác họa hành trình chuyến bay từ sau lần quẹo ngược ở biển Đông, Amin không nghĩ rằng máy bay tự bay lạng quạng. Amin biết chỉ còn hy vọng điểm cuối cùng là thành phố Banda Aceh trên đầu đảo Sumatra của Indonesia. Nếu không thì mạng của những con người trên tàu bay nầy mong manh như bọt biển. 

        Trong các chương trình huấn luyện, Amin hiểu rằng loại Boeing 777-200 có phần mềm cài đặt kiểm soát hành trình. Trong mục đích chống “hijack” ở tình huống bị cướp tay lái, không tặc cũng không thể lái chệch xa khỏi hành trình định sẵn. Từ Kuala Lumpur tới Bắc Kinh, người soạn chương trình điện toán của công ty hàng không họ chia chuyến bay làm sáu khoảng. Khi máy bay cần đáp khẩn  cấp tại phi trường địa phương khoảng nào thì phi công phải vô mật mã của riêng khoảng đó trên hệ thống kiểm soát lái, lúc đó hệ thống lái mới cho phép máy bay có thể lái tách ra trong một lần đáp cấp cứu, nhưng cũng bị hạn chế đường bay trong sự nghiên cứu trước. Tuy hệ thống kiểm soát nầy không cứng ngắc như lái xe lửa, nhưng nó có khả năng ngăn cấm sự tẻ ngang đổi đường như kiểu lái xe hơi.

        Amin biết phi công chánh và phụ đều không có quyền đụng tới phần kiểm soát hành trình, và hầu như không thể phá hủy để cài đặt hành trình mới. Như vậy thì ai là người đang ngồi lái với hành trình đổi khác. Hay là máy bay đang bị tin tặc tấn công và kiểm soát. 

        Mà cho dù tin tặc có tấn công, thì Captain Aliba cũng phải kêu la cầu cứu. Ông là người chớ đâu là vi tính mà bị tin tặc làm cho tê liệt.
 
(Hết Phần 4)

 

(Bài viết thuần túy giải trí. Sản phẩm hư cấu nầy nhằm tiểu thuyết hóa một sự cố và không theo bất cứ nguồn tin hay tuân thủ bất kỳ kỷ thuật hàng không hay kỷ thuật truyền tin hiện đại. Người viết với lòng kính trọng toàn thể nạn nhân chuyến bay 370, những linh hồn đang chìm sâu trong oan khuất. Rất cám ơn sự chú ý của quí bạn đọc)

Một Lúa

Ngày 11 tháng 3, ba ngày sau khi chuyến bay 370 mất tích. Ông Azman Mohamad, một ngư dân 40 tuổi, vớt được một bè cứu sinh có in chữ Boarding tại vùng eo biển Malacca trong tình trạng bị hư hỏng. Vì nó quá nặng, ông cột theo ghe và báo cho Cơ quan Thực thi Hàng hải Mã Lợi Ái để bàn giao, sao đó cơ quan nầy cho biết khi kéo nó lên bị đứt dây chìm mất. Thế là chìm bè gần giống như chìm xuồng.

 

Có 10 bình luận về Số phận hay lòng người (K.4) Vị trưởng tàu bay

  1. Nhóm YAMAHA nói:

    Hồi hộp lo sợ nín thở, hốt hoảng hét lên khi thấy cậu thanh niên theo khối phao ra cửa sổ, qua giây lát bàng hoàng tui mới ngộ ra là mình đang đọc tiểu thuyết của huynh Một Lúa chứ không phải ngồi trên máy bay, nhưng tui vẫn còn khóc thương cho số phận chuyến bay 370.

    • Một Lúa nói:

      Chào các bạn YAMAHA,
      Đôi khi Lúa cũng có ác mộng. Giật mình thức dậy tự nhéo lỗ tai coi có đau không, hú hồn mới biết nằm mơ. Hy vọng chuyến bay 370 như cơn ác mộng.
      Lúa

  2. ngocthusa nói:

    Anh Lúa ơi !!!theo dõi 4 kỳ của số phận và lòng người , rồi đến  tai nạn của chuyến bay 370 , nghỉ đến ngày leo lên máy bay về lại phápNgthu cũng ơn ớn lanh  đó anh lúa ơi ! nhưg tự nhủ lòng ai chết cũng có số hểt phải khg ace. giày dép còn có số mà phải hong Ng tuyết , và thủ lình . ngth . yamaha . nhóm

  3. NGUYEN TUYET nói:

    Câu chuyện quá ư là hấp dẫn, hỏng hiểu sao anh Một Lúa nhà mình tài dữ đa , huynh muốn phong chức lên mấy luá đây… hi hi . Đi máy bay kiểu này coi như duyên kiếp phủ phàng, làm sao mà sống sót… hu hu hu !

  4. Nguyễn Văn Lần nói:

    Tui khoái nhất câu trả lời của Một Lúa cho Ngọc Thu. Đâu phải Trời kêu ai cũng dạ ! Nếu ổng kêu, mình giả điếc không nghe, rồi ổng cũng sẽ chán mà không thèm kêu tới tên mình nữa.He ! He ! He ! Phải không Một Lúa. Ông làm báo hại tui nhờ các bạn tìm chiếc Em Hát 370 ở Cà Mau hổm rày, mệt muốn xỉu !

  5. ngocthusa nói:

    chào anh lúa , và anh cả !!! nghe anh nói là Ngth đở bị ám ảnh khi đi máy bay rồi Ngth nhất định ai làm gì được mình đúng hong 2 anh ????

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác