NGƯỜI CỦA MỘT THỜI

Ngày đăng: 30/03/2021 02:10:27 Chiều/ ý kiến phản hồi (0)

Mấy năm trước tôi được anh Lê Viết Yên rủ đi uống cà phê quán Hoa Vàng trên đường Hồng Lĩnh, khu cư xá Bắc hải. Chủ quán là nhà thơ Phạm Thiên Thư, người nổi tiếng một thời nhờ bài thơ Ngày Xưa Hoàng Thị mà Phạm Duy phổ nhạc và Thái Thanh ca. Hồi đó , bản nhạc này làm mưa làm gió ở các quán cà phê ở Vĩnh Long, ngồi quán nào cũng nghe Em tan trường về, anh theo Ngọ về..Là thanh niên, hoc sinh ai cũng một thời lãng mạn, buổi tan trường thường theo gót một bóng hồng mà mình để ý, để làm gì thì không biết, đi theo như một quán tính ! Ngồi ở quán Hoa Vàng trò chuyện cùng nhà thơ, nhưng Phạm Thiên Thư không còn thích nói về thơ ca mà nói về nghề thuốc..

Những bài thuốc mà ông nghĩ sẽ cứu nhân độ thế . Anh gửi cho tôi những bài báo viết về anh, về những căn bệnh hiểm nghèo được photo cho tôi xem. Tôi đem về đọc và biết thêm về gia thế của anh, có người cha là bậc lương y có tay phục dược ở Hải Dương.

Tôi có một cô em tên Loan Anh cựu học sinh trường Tống Phước Hiệp

–Vĩnh Long, có chồng người nước ngoài và định cư tại Thụy Sỹ. Biết tôi đang ở Sài Gòn và có quen với nhà thơ Phạm Thiên Thư nên ngỏ ý khi nào về nước nhờ tôi dẫn lại diện kiến nhà thơ.

Giữa năm 2014, cô về nước rủ thêm người bạn là bác sĩ Thanh Thủy nhờ tôi đưa đến gặp tác giả của Ngày Xưa Hoàng Thị. Hỏi nguyên do nào mà Loan Anh muốn tìm anh Phạm Thiên Thư? Loan Anh kể lại: Trong thời gian đầu qua định cư Thụy Sỹ, cô chưa có việc làm ổn định thời gian rãnh rổi cô tham gia chương trình “Ngày kể chuyện”  của các công dân quốc gia nói tiếng Pháp tại thư viện Thế giới (Thụy Sỹ), trong đó Loan Anh có kể chuyện Từ Thức lạc Thiên Thai. Chuyện kể hấp dẫn hơn khi Loan Anh nói với khan giả, tại Việt Nam có nhà thơ Phạm Thiên Thư sáng tác bài Động Hoa Vàng (400 câu) và bài thơ này đã được một nhạc sĩ

tóm gọn và phổ nhạc. bài hát đó mang tên “Đưa em tìm động hoa vàng” ( Phạm Duy). Sau buổi kể chuyện Loan Anh có hát minh họa bản nhạc này, được khán giả hoan nghênh. Đây là một sinh hoạt văn hóa, một kỷ niệm ở nước ngoài, cô tiếc là nếu hôm đó cô có ảnh về tác giả bài thơ hay Phạm Duy tác giả ca khúc thì tuyệt.

Không biết, cơ hội có đến lần hai hay không, nhưng lần này về nước thì cô tìm thêm vài hình ảnh để lưu lại trong đời.

Gặp nhà thơ Phạm Thiên Thư, lại thấy tấm Pano Đêm nhạc Phạm Duy & Phạm Thiên Thư 21/12/2011 làm cô rất hứng thú nói với tôi ghi hình cô ngay. Tác giả bài thơ Động Hoa vàng đã giới thiệu vắn tắt về công việc sáng tác hiện nay, việc kế thừa nghề Đông y của gia đình. Loan Anh cũng thú nhận muốn lấy thêm vài hình ảnh về tác giả để  bổ sung tư liệu cho thư viện. Phạm Thiên Thư nghe câu chuyện liền tặng cho Loan Anh hai tập thơ Động Hoa Vàng và Trại Hoa Đỉnh Đồi tập thơ xuất bản năm 1975. Sau đó, Loan Anh, BS Thanh Thủy một độc giả yêu thơ đã chụp nhiều ảnh kỷ niệm với nhà thơ vốn được tiếng là thoát tục.

Năm 2018, Nhà văn Đông Nghi, chủ biên tờ Văn Học Việt ở Hoa kỳ, về Việt Nam cũng nhờ tôi đưa đến gặp anh Phạm Thiên Thư. Đông Nghi cũng như các bạn của tôi ở miền Tây, ái mộ Phạm quân, một nhà thơ đã từng đoạt giải Văn Chương toàn quốc năm 1973 với tác phẩm Hậu Truyện Kiều- Đoạn Trường Vô Thanh. Anh Phạm Thiên Thư trò chuyện với Đông Nghi như một khách đến uống cà phê, còn nhà văn hải ngoại thì muốn tìm một vài chi tiết để cấu thành thiên phóng sự hay tường thuật buổi trò chuyện với nhà thơ một thời vang bóng ! Thế nhưng, Đông Nghi không được toại nguyện vì Phạm quân lúc này tuổi già sức yếu không còn vùng vẫy trong bầu trời thơ ca. Thế nhưng, dấu ấn và hào quang ngày xưa vẫn còn, Phạm Thiên Thư đã lấy cho Đông Nghi tập thơ Hát Ru Việt Sử thi đã in những năm về trước. Nhà văn đem ra nước ngoài và nói sẽ đăng một vài bài của nhà thơ họ Phạm.

Theo dõi những số VHV xuất bản sau đó, thấy bài của Phạm Thiên Thư được đăng trong năm 2019, nhưng đều là bài thơ thời Ngày xưa Hoàng Thị, Động Hoa Vàng. Hỏi Đông Nghi thì anh nói, những bài thơ sau này của thi sỹ thiền đọc không “phê” như trước !

Tôi là người ngoại đạo với thi ca, không dám luận bàn , nhưng phải nói rằng nghệ sĩ, thi nhân, cầu thủ bóng đá ai cũng có một thời và đó là quy luật. Phạm huynh cũng một thời chói lọi , đáng cho bè bạn ngưỡng mộ. Nhắc lại cuộc đời của thi sỹ là trách nhiệm của bạn bè, của người đương thời nhằm cho thế hệ sau biết vào những năm 1970 có một nhà thơ tài hoa được công chúng trong và ngoài nước hâm mộ.

Lương Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác