NGƯỜI HOA Ở TIỂU CẦN

Ngày đăng: 12/05/2018 01:45:54 Chiều/ ý kiến phản hồi (1)

Buổi tối, Thiên Hậu cung Tiểu Cần cúng bà và chiêu đãi cháo khuya. Được ngồi với bà con người Hoa tại địa phương, tôi đã ghi nhận được nhiều điều. Đầu tiên là nhìn ông Trần Hải, phó ban quản trị chùa 73 tuổi là quyển sách sống về lịch sử người Hoa ở Tiểu Cần, có vẻ bệnh nhưng về sau thấy ông rất lanh lẹ trong việc điều hành, tiếp khách. Trước đây, ông làm nghề hớt tóc nhưng sau lần bệnh nặng, tay run nên con cháu không cho ông hành nghề nữa. Ông có trình độ Hoa Ngữ khá nên đã mở lớp dạy tiếng Hoa cho những người trẻ ở địa phương, tuy nhiên do học mà không có chỗ dùng nên số người học càng ngày càng ít đi. Về người Hoa ở thị trấn Tiểu Cần, ông cho biết có hơn trăm hộ, mỗi hộ có con và cháu thì số người cũng được hơn ba trăm, trong tổng số hơn năm ngàn dân thị trấn. Tiểu Cần có chùa Bà và cũng có chùa Ông thờ Quan Thánh đế Quân , cách chùa bà hơn một cây số.(Chuyến về đoàn có ghé qua đây thắp hương). Chùa ông được xây dựng trước chùa bà nhưng diện tích kém hơn chút , nhưng  người Hoa ở đây tham gia quản trị chùa ông nhiều hơn chùa bà. Nói về lịch sử Thiên Hậu Cung , ông cho biết, chùa này không rõ được dựng lên nào nào nhưng những tấm hoành phi, liễn, lư hương được ghi từ năm 1900, như vậy nếu đúng thì Thiên Hậu cung đã được 118 năm rồi.

Ngồi cùng bàn với tôi có nhiều thương gia thành đạt, do lạ người , hơn nữa không phải đi tác nghiệp nên không tiện hỏi nhiều. Một anh là chủ của hãng  nước đá thẻ giới thiệu anh Trần Chí Khôn 50 tuổi đang sống tại quận 6, TP.HCM có một xưởng nhựa, có một xưởng khuôn ở quận Tân Phú , một nhà máy ngói ở  Long An. Gần đây anh đam mê chăn nuôi nên về nuôi dê ở Trà Cú. Một Hà Quốc Năng , làm Hội trưởng  ban quản trị chùa Ông, đẹp trai và có uy tín.  Ở Tiểu Cần có nhiều người trẻ lên Sài Gòn làm ăn và thành đạt về quê hương giúp đỡ cho bà con, cho chùa chiền. Nhiều người tình nguyện giữ trật tự đều mặc áo xanh có in phù hiệu Thiên Hậu Cung, Tiểu Cần.

Buổi trưa , ngồi nghe danh sách người cúng chùa với danh sách dài sọc, chỉ nghe ông A cúng một trăm ký lô gam , bà B cúng một trăm ký. Hỏi ra thì họ cúng một trăm ký gạo, tương đương với 1,2 hay 1,3 triệu đồng. Cũng có người cúng một lồng đèn, nhưng không biết giá trị một lồng đèn là bao?

Tôi hỏi, cháu Huỳnh Ngọc Dinh, kỷ thuật viên công nghệ thông tin thấy gì qua chuyến đi, cháu nói đây là chuyến đi đầu tiên xuống Tiểu Cần, nhưng  bà con ở đây đối xử với khách rất nhiệt tình , các món ăn chay có vị riêng khác với những món ở Sài Thành mà cô được dùng qua: Nói chung là ngon. Cô hy vọng sẽ được trở lại Tiểu Cần một ngày không xa.  Còn anh Phạm Đăng Long thì nhờ chuyển đi này mà anh có dịp tiếp xúc và tìm hiểu về phong tục, ngôn ngữ của các Bang như  Quảng, Triều, Phúc Kiến, Hẹ….. mà trước đây có nghe cũng biết sơ sơ thôi. Thật vậy, khi nhìn nhóm kinh sư và ban nhạc tụng kinh, người xem  thấy có vẽ trang nghiêm của buổi lễ khánh đản Thiên Hậu.

Ông Trần Hải cho biết, chùa Bà hai năm nay nhờ em Lâm Quang Tích đi Sài Gòn có quan hệ với Bửu Ninh đường mà nghi thức cúng kiến trong chùa có phần long trọng hơn và bà con khắp nơi về cúng đông hơn. Trong phần tế lễ, Chùa cũng nhờ đội lân sư rồng Trà Vinh hổ trợ, cứ mỗi đoàn tôn giáo bạn như Cao đài, hay các đoàn bang hội ở Cần Thơ, Châu Đốc … đến cúng bà thì được hai con lân hộ tống cùng trống chiêng  vào đến cổng.

Sau khi cúng xong vào buổi trưa, đoàn Hội và ban kinh sư ra về, chùa cũng có chút quà bánh cho khách về đường xa để không bị đói bụng.

Lương Minh

(ngày 6/5/2018)

H1

h2                                                 ao sen trước chùa bà ở Tiểu Cần

h3                                             Nhậu ở thị trấn Tiểu cần

 

Có 1 bình luận về NGƯỜI HOA Ở TIỂU CẦN

  1. Kim Dung nói:

    Đọc bài viết của anh Luong Minh, KD có thêm một chút hiểu biết về địa danh “Tiểu cần” cũng như biết thêm về những sinh hoạt của tộc người Hoa nơi đó. Biết cả Chùa Ông, Chùa Bà nữa. Rất cần những bài viết như thế này cho những người ít có điều kiện đi đó đi đây vẫn biết được những danh làm, thắng cảnh, những địa danh trên khắp nước VN. Đây là một kiểu “Du lịch hàm thụ” rất hữu ích cho mọi người.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác