NHỮNG BẾN ĐÒ NGANG

Ngày đăng: 25/09/2021 07:02:20 Chiều/ ý kiến phản hồi (0)

Con đò xưa đang lần bến cũ/ Mái chèo khuya rời rạc sông dài/Ngơ ngác bụi tre rầu chúi ngọn/ Ôm dòng trăng trắng bạc phờ ai/ Đã bao năm rồi…

Một ngày xa thật xa của mùa thu 1949, chiến khu Dương Hòa lúc ấỵ là một vùng quê nho nhỏ, nằm dọc theo dòng sông uốn khúc. Dòng sông này bắc nguồn từ sông Hai Nhánh, đổ về thác Chong quằn quèo, rồi leo qua thác Hồ, sau đó êm đềm chảy qua xóm Hạ “làng

Từ đó, con nước hiền hòa chảy êm đềm uốn khúc qua đồng La An phì nhiêu, sau đó lững lờ nép theo ghềnh đá cầu Trầu, men theo sườn núi đá lồi ra thóp vào, để rồi an nhiên tự tại xuôi chảy về trước bãi bồi màu mỡ, hoa cỏ bạt ngàn, màu hoa vàng của cây bông “chó đẻ” quanh năm một màu vàng rực. Con sông chảỵngaỵ trước bãi bồi Đình Môn, đường dẫn vào lăng tẩm của Hoàng đế Gia Long, sau đó êm xuôi về Kinh

Tôi sinh ra tại làng Dương Hòa của một thời kháng chiến chống Pháp nổi tiếng. Tuổi thơ của một vùng kháng chiến trăm đắng ngàn cay. Ngày đi chăn trâu, đêm về học bình dân học vụ hoặc sinh hoạt trong đội Thiếu nhi Dương Hòa. Làng Dương Hòa lúc ấỵ có đội văn nghệ rất nổi tiếng do anh Hạ làm người đầu đàn. Anh Hạ là người có kiến thức tổng hợp vào loại giỏi, anh soạn kịch, viết lời bình thơ, cả đạo diễn các màn ca múa… Nổi đình nổi đám nhất là anh đã viết kịch bản và dàn dựng vở kịch “Bạch Mao Nữ”. Những đêm diễn vở kịch đó ở sân vận động; đồng bào đi xem đầỵ cả sân không còn một chỗ trống. Tôi nhớ, mình có một vai

Tôi sinh hoạt năng nổ trong đội văn nghệ thiếu nhi ấy. Chuyên tập múa, tập hát nhiều hơn là tập kịch. Đoàn văn nghệ của chúng tôi đi biểu diễn ở Cầu ngói Thanh Toàn, lăng Xà Bầu và các làng xã thuộc huyện Hương Thủy…

Tuổi thơ tôi quá cực vì nhà quá nghèo nhưng bù lại tôi được đi làm văn nghệ cũng thấy ấm lòng. Hằng ngày, công việc của tôi là đi chăn trâu mướn, phụ với ba làm ruộng, lên núi mót củi… Vì vậy ruộng đồng, đồi núi, con sông, lũy tre, bờ đê… như là bạn với mình. Suốt cả ngày ở ngoài đồng, thả cho trâu ăn cỏ xong là bọn chúng tôi đi táy cả, bẫy chim, nướng cá… Trên rừng thì tha hồ ăn trái cây rừng. Nào sim, móc, hột muổng, na, bứa, chuối rừng, mít nài… Vô số chủng loại trái rừng, tha hồ ăn, nhiều hôm ăn nhiều no quá nuốt cơm không vô. Nói nuốt cơm cho oai chứ thật ra một phần cơm được trộn với bốn phần sắn, khoai… May là ở rừng có nhiều loại trái cây, rồi lại có cá, có chim nhiều nên cũng đỡ khổ!

Nhớ lại những tháng năm dài đói khổ ấy trong lòng tôi không hề cảm thấy buồn hay tủi thân vì nhà mình nghèo. Ngược lại, hoàn cảnh khó khăn ấy đã giúp tôi hình thành được tính cách năng động và linh hoạt, cái gì tôi cũng bắt chước và làm được, lại biết thêm thắt vào cho hợp với mình hơn. Chính ba tôi cũng ngạc nhiên về tính ham học hỏi và khá thông minh, sáng tạo của tôi. Nhất là phần văn nghệ, lúc nào tôi cũng nổi trội hơn các anh em khác. Hát hò hay nhảy múa tôi tập rất nhanh và thuần thục đến ai cũng ngợi khen.

Những bài hát và những điệu nhảy từ thuở ấy tôi còn nhớ mãi đến tận bây giờ. Ví dụ như các điệu nhảy, múa: Cánh chim bồ câu trắng, Đâỵ gió đây trong rừng… Các bài hát nằm lòng như: Niềm tin, Việt Miên Lào… Tôi thuộc lòng rất nhiều bài hát từ

Nhớ lúc nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu còn sống, ông làm giám khảo khi tôi đi thi hát nhạc truyền thống, ông hỏi tôi tên nhạc sĩ đã sáng tác bài hát ấy, tôi thành thật trả lời “mấy anh bộ đội tập cho hổi nhỏ, có biết tên nhạc sĩ đâu”! Những bài hát thuở ấy, từ giai điệu đến ca từ rất ư là lãng mạn, không đậm màu sắc chính trị, nên dễ đi vào lòng người nghe âm giai của ca dao, dân ca mang tính truyền thống dân tộc

Tâm hồn tôi rất nhạy cảm, như đã nói, tôi có duyên với bến nước, con sông, núi đổi, khe suối, bưng biền… Những hình ảng đó đã ăn sâu vào tiềm thức tôi!

Tôi hay thả hồn về phía núi xa mờ mỗi lúc chiều buông, nhìn những cánh chim bay về phía núi buổi hoàng hôn tắt nắng; tự nhiên thấy lòng mình buồn buồn một nỗi buổn sâu thẳm… Không biết buồn vì nguyên cớ gì… Tôi thích và dần thành thói quen nhìn sông và núi những lúc trời hoàng hôn từ bến đò và gốc

Bến đò và cây đa ăn vào tiềm thức tôi từ khi tôi còn nhỏ dại. Không hiểu sao tôi cứ hay lân la ở bến đò. Ngồi lặng ngắm bến đò ngang, mỗi khi có con đò chiều tách bến là tự dưng lòng tôi lại dấy lên một nỗi buồn man mác. Không hiểu vì sao tôi buồn, ai đòi giải thích thì tôi chịu thua! Chỉ biết rằng mỗi lần nhìn con đò tách bến là tôi buồn, có khi ứa cả nước mắt. Chiều nào tôi cũng ra bến đò ngồi nhìn hoàng hôn hấp hối rồi từ từ lặn hẳn phía sau núi… Tôi ngổi lặng nhìn những con đò lẻ loi tách bến, trôi ra giữa dòng và dần xa tới khi chỉ

Hình sông và dáng núi làng quê luôn theo tôi đến mãi tận bây giờ, chưa từng nhạt phai. Nó như hai người bạn đường an ủi tôi lúc khốn khó, khi cơ hàn, lúc sa cơ lỡ vận, khi bụi giang hồ bám đầỵ những bước chân tha

Nhìn sông là tự nhiên thấy lòng mình ấm lại, luôn như vậy! Trên bước đường xa quê lưu lạc mưu sinh giữa chợ đời suốt 55 năm (1964 – 2019); lòng tôi lúc nào cũng nhớ về bến đò ngang làng Dương Hòa và dãy núi Rệ cao hùng vĩ quanh năm sương khói phủ trắng trời. Trong tiềm thức tôi lúc nào cũng nhớ về các bến đò mà ngày xưa mình đã có một thời nhiều kỷ niệm ở nơi đó. Bến đò ngang Thác Hộ, bến đò ngang làng Dương Hòa, bến đò ngang làng Dương Phẩm, bến đò ngang làng Đình Môn, bến đò ngang làng Cư Chánh, bến đò ngang chợ Tuần, bến đò ngang Trẹm, bến đò

Những bến đò xa xưa đã đi vào tâm hồn, đi vào nỗi nhớ khôn nguôi. Những địa danh đó đã một thời đưa đón biết bao người ra đi không trở lại, là chứng nhân của bao triều đại thịnh xuy, lịch sử thăng trầm theo vận nước. Ôi! Những bến đò xa xưa có tên gọi ghe

thương thương nhớ nhớ, bây giờ còn đâu? Ước chi thời gian trở lại để những bến đò ngang của một thời lộng gió, có người con gái chèo đò nặng tình nặng nghĩa đưa khách qua sông biền biệt không ngày về, để người ở lại mõi mòn đợi chờ lỡ mất tuổi thanh xuân…

Ôi các bến đò ỵêu quý máu ruột của tôi ơi! Tôi thương các người lắm! Tôi thương các người như thương bản thân tôi… Tôi xem các người là linh hổn để sưởi ấm tôi trong những đêm dài sa cơ lỡ vận. Đời tôi là một dòng sông đã bao năm dài xa cách con đò ngang, giờ úa màu như một chiếc lá xa cành. Chiếc lá cuối mùa rơi rụng âm thẩm bên bến sông xưa mòn mỏi

Lòng thổn thức, con đò hỏi con nước sao cứ miệt mài xác xơ trên ngọn sóng, thời gian vô tình và hững hờ đến thế sao?! Tháng năm ròng rã dài lê thê, con nước hỏi dòng sông trôi về đâu?… Sao chưa chịu quay về bến cũ?… Con đò soi bóng mình cô đơn trên dòng sông vắng lặng. Thời gian trôi đi; bóng trăng buồn khuất sau núi, u uẩn chìm sâu trên bến sông buồn quạnh quẽ.

Làm sao đo được thời gian khi tháng ngày cứ vô tình trôi theo dòng chảy của định luật! Và dấu chân ngày cũ cứ trượt dài xa bến bờ huyễn mộng nguyên sơ…ơi con đò xưa đang lần bến cũ… Con đò mong manh như chiếc lá, như sợi tơ trời giăng giăng trên dòng trường lưu huyền hoặc, mấy thuở tương phùng,

Bến đò xưa! Bến đò của năm tháng ký ức đời tôi thuở còn thơ dại. Bến đò làng Dương Hòa ngày ấỵ còn đâu nữa! Một chạng vạng, một chiều tàn… Bên tê sông vẳng tiếng ai gọi đò heo hút… Bên ni sông nhịp bước ai về trong một đêm sâu giá rét… Chiếc lá rơi nhè nhẹ…

Hoàng hôn ngã bóng trời chìm Chèo khua bóng nước nhịp tim con đò Dương Hòa in dấu ngày thơ Cây đa bến cũ xa mờ dòng trôi…

Đã hơn 60 năm rồi… Vận nước đổi thay, dòng đời tao loạn… Giọng hò xưa cứ mơ hồ gọi đò bay lơ lững trên dòng chảy hoài niệm buồn thương…

Gà đã gáy bên sông, tiếng chèo khua nước… Bước chân ai âm thầm đi về trong mưa bụi Giêng hai, gió lạnh căm căm. Người ra đi năm xưa nay đã trở về. Trở về tìm lại dòng sông cũ; bến đò xưa… Người ra đi năm xưa lao đao một đời lận đận. Con nước nhớ nguồn từ thuở xa xưa in dấu chân người…

Ôi một thời trẻ dại! Ôi một thời đạn bom! Ôi một thời loạn lạc!… Ôi những tháng năm còn hằn dấu tích của năm tháng xa xưa…

Xin thắp một nén nhang cho người xưa cảnh cũ. Nén nhang lòng để tưởng nhớ một thời… Người nổi trôi theo bến vắng đò ngang, dòng sông lặng chảy theo dòng đời buồn tênh đưa đẩy…

Huế, Vỹ Dạ 23/9/2021

BẢO CƯỜNG

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác