MỘT THOÁNG PHNOM PENH (Bài 2)

Ngày đăng: 23/09/2020 07:47:41 Chiều/ ý kiến phản hồi (0)

Khoảng 11giờ trưa xe của đoàn chúng tôi đã đến thủ đô Phnom Penh của nước bạn. Dọc đường đi chúng tôi còn được nghe cô hướng dẫn kể thêm về một số sinh hoạt của xã hội Cam. Chẳng hạn như ở đây mọi thứ đều được mua bằng tiền. Bằng cấp và chức vụ thì tùy theo  lớn nhỏ phải trả nhiều giá khác nhau .Thí dụ như chức ‘đại gia’’ phải trả bao nhiêu (mấy trăm ngàn đô) bằng bác sĩ bao nhiêu, bằng tỉnh trưởng bao nhiêu …Hỏi vậy chứ với những chức danh và bằng cấp dỏm như thế thì người ta sẽ được gì .Trả lời, người mua sẽ tìm cách để lấy tiền lại. Riêng những chức vụ có liên quan tới chính quyền thì sẽ có thời gian hạn định nếu làm  không xong sẽ bị mất! Trong đoàn nghe xong thì mọi người nhao nhao lên như vậy thì chẳng  công bằng cũng chẳng có người tài thật sự ! Riêng tôi chợt rùng mình khi nghĩ tới một ông BS mà không hề biết một tí gì về y học thì chẳng qua  chỉ là đại diện cho thần chết ! Kinh hoàng!

Dường như để trấn an du khách, cô ấy nói thêm một cái bằng cấp nữa là bằng “ tu sĩ” .Đây là  cái bằng thiệt mà không ai có thể mua bằng tiền được !Tất cả người thanh niên Cam đều phải vô chùa tu khổ cực trước khi ra ngoài đời…cưới vợ ! Và cô ấy bảo sỡ dĩ mà đời sống ở Cam  không bạo động và người dân vẫn sống một cuộc sống yên ổn là vì người dân có được cái bằng cấp lương tâm.

Từ ngoại ô vào thành phố xe chạy qua một cây cầu có tên là cầu Saigon .Nghe giới thiệu tên cầu mọi người trên xe đều ngạc nhiên  hướng về phía cầu và …thất vọng khi thấy một cây cầu nhỏ tầm thường mang tên thành phố lớn của VN trên đất bạn!
Thủ đô của Cao Miên có dân số khoảng một triệu người , nằm bên hữu ngạn của dòng sông  Tonle Sap. Nơi naỳ có bốn nhành sông Mekong gặp nhau là sông Tonle Sap chaỷ ngược lên Biển hồ . SôngTonle Bassac chảy về Châu đốc, Hậu giang,và sông Mekong hạ nguồn chaỷ về Tiền giang. Do đó, trước đây gọi nơi này là  “ thành phố bốn mặt “(Krong Chaktomuk). Chuyện kể là xưa kia có một bà già tên là Penh một hôm nhặt được một khúc gỗ trên sông chẻ ra bên  trong thấy có một tượng Phật bốn mặt nên đem về chùa để thờ. Chùa này ở trên đồi và có tên

là Wat Phnom Daun Penh tức chùa bà Penh. Sau này lấy tên chùa làm tên cho thành phố Phnom Penh trở thành kinh đô của vương quốc. Khi người Thái tấn công Angkor vào năm 1431  vua Ponhet Yat bỏ Angkor chạy về đây. Sau này vì Phnom Penh có địa thế thuận lợi, giao thông thuận tiện nên trở thành kinh đô và Angkor bị bỏ phế trong rừng.
Khi đoàn du lịch vào tới thủ đô nước bạn thì trời cũng đã trưa ,ai nấy rất đói bụng (vì buổi sáng chỉ ăn điểm tâm ở Trảng Bàng một tô bánh canh cầm hơi!) và mệt mỏi nhưng lại  gặp thêm  một chuyện bực mình tiếp nữa là cô hướng dẫn du lịch bảo rằng xe còn phải chạy lòng vòng thành phố hơn hai tiếng đồng hồ nữa mới vào thăm được Hoàng cung . Ai nấy đều phản đối vì muốn về khách sạn nghỉ ngơi và thay đồ đẹp để vào Hoàng cung nhưng cô ấy bảo rằng  tới 4 giờ chiều mới được vào khách sạn, nghĩa là chương trình phải đi thăm Hoàng cung trước  cho kịp giờ ! Để lấp khoảng thời gian trống này cô ấy đề nghị đi thăm “ cánh đồng chết’’ cách đó  khoang 12 cây số  là một địa điểm giam cầm và giết chết người dân Campuchia thời Pol Pot  và  thăm bảo tàng trưng  bày tội ác diệt chủng của PolPot ở trong thành phố. Đây là điểm ngoài chương trình phải đóng tiền thêm(khoảng 12 đô la vào bảo tang) Qua phim ảnh và các tài liệu nhiều người đã từng nghe thấy về những cuộc hành quyết giết người diệt chủng ghê rợn vô cùng tàn ác của Pol Pot mà không ai nghĩ rằng là  chuyện thật đã xãy ra ở thế giới loài người nên ai cũng sợ không muốn tới một nơi đầy ám ảnh kinh hoàng như vậy .Sau một hồi lâu chiêu dụ,  trong đoàn có một ít người (khoảng hơn  10 người) chịu bỏ tiền mua vé vào thăm viện bảo tàng trưng bày tội ác diệt chủng .Phần khách còn lại (trong đó có tôi) thì được bác tài lái xe chạy lòng vòng thành phố cho.hết giờ (hic thật là đã lên xe thì giao …người cho tài xế định đoạt không muốn đi cũng không được !)

Bác tài chở chúng tôi đến công viên cỏ ở cổng trước Hoàng cung ,nơi này có rất nhiều bồ câu , tôi chụp vội vài tấm ảnh vì tài xế nói buổi chiều chúng tôi sẽ không đến nơi đây mà vào viếng  cung điện bằng cổng phía sau.
Thủ đô Nam Vang không lớn , nhà cửa phố xá giống như Chợ lớn với những cửa tiệm nhiều  bảng quảng cáo .Xe chạy qua một vòng xoay lớn, ở giữa có một tượng cây súng bị thắt nòng,  tượng này ngụ ý là bây giờ nước Campuchia đã thật sự hòa bình không xài sung đạn nữa .

Sau đó chạy qua .đại lộ chính Monivong là một con đường lớn (4 làn xe) và lần hồi rẻ vào nhiều  khu phố nhỏ .Ấn tượng của tôi về thành phố này là…rác! Rác ở trong các khu buôn bán, ở khắp ngoài đường ,đựng trong những bịch ni long chất đầy kế bên những bàn ăn uống! (hic).

Đường xá ở Phnom Penh tương đối ít xe, xe con nhiều hơn xe hai bánh, nghe nói xe hơi cũ ở bên này giá rẻ nên có nhiều người mua dùng và dọc đường đi tôi cũng thấy nhiều chỗ bán  xe hơi (cũ).
Sau một vòng dạo quanh thành phố , bác tài trở lại Viện bảo tàng trưng bày tội ác Pol Pot để đón đoàn người kia .Chúng tôi được đưa đi ăn cơm ở một nhà hàng VN có tên là Saigon City  Restaurant do người Việt làm chủ . Bữa ăn đầu tiên trên đất Cam phải nói là thật ngon với món canh chua cá lóc , cá kho tộ và có trên 8 món ăn rất vừa miệng.  Có lẽ vì quá đói nên ai nấy đều ăn uống ngon lành .Nhà hàng rộng và sạch sẽ có nhân viên phục vụ là người Việt  .Khi tôi ra phía ngoài thì điều ngạc nhiên là bắt gặp khách Việt đang mua vé số VN ở Nam Vang do các bà và trẻ em VN mang vào bán! Để chờ tới giờ vào thăm hoàng cung thì đoàn khách có rộng thì giờ ở nhà hàng để tránh nắng! Cô hướng dẫn viên  nói chương trình sáng mai còn  vào thành phố và đi mua sắm ở chợ Mới Phnom Penh.

                                                                  Một nhà hàng VN ở Nam Vang

HOÀNG CUNG

Cung điện của Hoàng gia Cambodge được xây dựng năm 1866 là một quần thể kiến trúc rất  đẹp. Hôm trước cả đoàn ai cũng náo nức vào thăm Hoàng cung nhưng hôm nay vì quá mệt bởi suốt cả ngày ngồi xe di chuyển và …ở ngoài đường , khách không được về khách sạn để “thay đổi xiêm y” mà cứ mang bộ đồ” lấm bụi giang hồ” thế này nên ai nấy cũng cằn nhằn .

Nhiều khách trong đoàn mặc quần sóoc ngắn hoặc mặc váy ngắn lúc đi đường cảm thấy ngại  ngùng khi biết qui luật ăn mặc khi vào đây phải chỉnh tề .Vốn tánh khôi hài cô hướng dẫn bảo các bạn nữ nếu váy ngắn trên đầu gối thì cứ việc kéo xuống vì luật không nói là cấm để hở phần trên.

Sau khi được phát vé vào cổng chúng tôi lần lượt vào thăm viếng cung điện . Nơi đây có rất nhiều kiến trúc lớn nhỏ khác nhau  tựu trung đều rất huy hoàng rực rỡ nhưng nhiều nhứt là màu vàng và màu trắng .Theo lời cô hướng dẫn, màu vàng là màu của Phật giáo và màu trắng  của Ấn độ giáo .Vườn hoa cũng trồng nhiều loại có hoa màu vàng và được chăm sóc rất kỷ lưỡng.  Vì ở phía bắc hoàng gia Cambodge vẫn còn cư ngụ nên đoàn chỉ được thăm viếng ở khu vực phía nam .Đây củng là khu vực rất rộng lớn bao gồm những kiến trúc chính là:

H.                                                              Một góc Hoàng Cung

H                                                                    .Điện chánh nhìn từ phía sau

H.                                                                              Điện chánh

1_Điện Chánh:là nơi thiết triều làm lễ đăng quang và các lễ lộc  của Hoàng gia. Điện có kiến  trúc giống Thái Lan,có ba tháp ,tháp cao nhứt có tượng thần Bhrama bốn mặt. Các cột của điện đều được trang trí bằng những con thú huyền thoại (kinnoris và Garudas).Hai bên cầu thang đi lên đều có tạc hình rắn Naga nhiều đầu. Trần nhà được vẽ bằng nhửng câu chuyện lịch sử trong sử thi Ramayana rất nghệ thuật .Bên trong điện  có một ngai vàng được phủ bằng vàng lá, hai bên ngai vàng có tạc của hai nhà vua trong lịch sử mà theo cô hướng dẫn  bảo là tượng của Vua Bên Nội và Vua Bên Ngoại
2_Nhà trưng bày các loại trang phục của hoàng gia và nhiều hiện vật trong cung
3_Nhà đãi tiệc và ca múa
4_Văn phòng của hoàng gia
5_ nhà chứa các loại nhạc cụ và các vật dụng dùng cho lễ đăng quang
6_ Đền duyệt binh để hoang gia xem lễ…
Đặt biệt trong khung viên hoàng cung còn có một kiến trúc mang nét Tây phương đó là Cung Napoleon III.  Đây là ngôi nhà do vua Napoleon III tặng cho hoàng hậu Eugenie để nghỉ ngơi trong thời gian khai trương kênh đào Suez. Sau đó bà cho tháo dỡ và tặng lại cho nhà vua. Ngôi nhà này được xây dựng từ năm 1866 nên có phần cũ kỹ, nhiều lần được  trùng tu lại .


                                                      Cung điện với hai màu chủ yếu là vàng và trắng

CHÙA VÀNG  CHÙA BẠC

Trong thời gian thăm hoàng cung thì tôi bị choáng vì say nắng .Trời nắng chang chang mà  chỉ đội có một cái mủ kết nhỏ nên vì không chịu nổi sức nắng gắt gao của xứ Chùa Tháp tôi  bị choáng váng và tối tăm mày mặt .Thế là để mặc cho đoàn tiếp tục đi tham quan tôi phải tìm  một nơi thoáng mát và mua một lon coca để uống cho tỉnh lại (nước ngọt bán ở đây là loại nhập trực tiếp từ mỹ giá 6 ngàn ria tính ra rẻ hơn giá bán lẽ ở Mỹ!).Tôi dùng cái lon nước được ướp lạnh mà lăn lên mặt  và cổ cho đỡ nóng. Không hiểu là những người khác chịu nắng giỏi cách nào nhưng nếu ai không chịu nắng giỏi như tôi thì nên mang theo nón ,dù hoặc khăn ướt để đề phòng bị choáng như tôi!


T                                                              Tượng Phật bằng vàng và ngọc thạch

Khi tôi tỉnh lại thì đoàn đã đi mất , may mắn gặp một hướng dẫn viên khác chỉ đường qua Chùa Vàng Chùa Bạc .Nghe tên thì tưởng là hai chùa nhưng thật ra chỉ là một chùa Tên chùa Bạc vì nền được lát bằng mấy ngản viên gạch bằng bạc ,mỗi viên nặng cả kilo.Trong chùa có một tượng Phật bằng vàng nặng 90 kýlô và có gắn gần một ngàn viên kim cương, viên lớn nhứt nặng 25 cara.Bên trên còn có tượng Phật làm bằng ngọc xanh ,ngoài ra còn rất nhiều  tượng khác mà tượng nào cũng rất quí giá .Thế mới thấy sự giàu có của nước bạn mặc dù  nghe nói vào thời Pol Pot các hiện vật quí giá ở đây cũng bị mất rất nhiều.
Ngoài sân chùa có tượng vua Norodom cởi ngựa. Hai bên có hai tháp để tro cốt của Vua  Norodom và Ang Duong .Sân chùa trồng hoa rất đẹp và phía sau có nhiều tháp nhỏ khác để tro cốt của hoàng tộc.

                                                  Tượng Đức Vua Norodom đang cưỡi ngựa.   

Phía bên ngoài của Chùa Vàng Chùa Bạc nơi có tượng vua và hai ngọn tháp .Sau hơn hai giờ tham quan Hoàng cung chúng tôi ra xe  về khách sạn . Ai nấy đều  mệt nhoài tuy là đã được đi thăm viếng một danh thắng của Campuchia nhưng mọi người đều không vui vì tiếc rẻ là ăn mặc thường quá nên không chụp được nhiều hình đẹp! Cô hướng dẫn và phụ xế an ủi là viếng được hoàng cung là điều may mắn vì không phải lúc nào  Hoàng cung cũng mở cửa cho khách vào tham quan, có nhiều đoàn từ các nước đến đây mà không vào được vì nhiều khi đức Vua có hội nghị , tiếp tân … Có người hỏi  vây chứ Vua làm việc thì phải có lịch trình và thông báo trước chứ.  Trả lời, nhiều khi vua có chuyện đột xuất !

Tiếng ai đó pha trò ừ nhiều khi ổng hẹn với bồ thì sao (hiiii) vì nhà Vua Campuchia đã tuổi lục tuần rồi mà chưa có vợ và ông cũng là một vũ sư có tài ….

(Còn Nữa)

SƯƠNG LAM

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác