Học trò trồng rau.
Có một lần anh Cả Lần nói, ai cũng có nghề tay phải, nghề tay trái. Nay xin có đôi lời về nghề tay trái, ơi là trái của tôi. Tiện đó, mong các bậc “lão nông tri điền”, như anh Một Lúa, chị Khánh Vân, đừng cười nhé, tuy biết là khó làm được. Võ Châu Phương, em có lẽ sẽ thấy lại một ít đỉnh của mình khí hướng dẫn lớp đi trồng cao lương khi xưa chăng?
Nghề tay hơi…phải của tôi là dạy toán (như các bạn đã biết), còn nghề tay trái ơi là trái, trái khoáy, là dạy làm vườn. Cách đây hai năm, do tin đồn thất thiệt, xếp trường tôi tưởng tui có khiếu canh nông (uý trời!), gởi tôi đi dự khoá học ngắn ngày “Master of Gardening”, tạm dịch là “Sư Phụ của Trồng Trọt”. Xếp tôi ôm mối hy vọng lớn: sau khi học xong, tôi sẽ hướng dẫn học trò trồng rau, cung cấp cho bếp của trường.
Và đây… lớp của tôi: hãy liên tưởng tới lớp học của Cao Bá Quát sẽ có một hình ảnh chính xác. Hai cô (tôi và một cô giáo khác) và hai mươi tám học trò, nửa người, nửa ngợm, nửa đười ươi. Lớp thường khi bắt đầu như thế nầy…
Trò A, mặc một chiếc váy, không thể nào ngắn hơn được nữa, mà khi ngồi xuống nhổ cỏ, chuyện gì xãy ra sẽ xãy ra. Phải mời em đi thay quần dài cấp tốc
Em B, mang một đôi giày trắng bóc, y thể đi đánh tennis. Xin mời em làm ơn thay ngay đôi giày khác.
Em C , nói má không cho dọc đất cát, dơ lắm. Ở nhà em chưa bao giờ đụng tới móng tay. Cơm hầu nước rót. Thế nầy thì bó tay!
Sau khi xử lý xong các trường hợp “tế nhị” nầy, mất toi hết nửa giờ. Chỉ còn lại nửa giờ để trồng rau! Lại chuyện khác…
Em D nói, không có bao tay là không thèm làm đâu. Giơ hai bàn tay móng sơn xanh tím đỏ vàng ngay trước mặt cô giáo…
Em E, khi được bảo là chỉ nhổ cỏ thôi, bứng cả gốc bụi dâu, bê tới hỏi có phải là cỏ hay không?…
Em F, vác cả cây cuốc rượt em J, hét to, mắc mớ gì mầy kênh tao?
Tóm lại, hai mươi tám học trò, chỉ có năm em làm việc, còn lại hai mươi ba em kia , tuỳ…duyên. Hai cô giáo thì sao? Thì bận rộn suốt, do phải “canh chừng” hai mươi ba em nầy. Chỉ ngày nào đẹp trời, do một trong số hai mươi ba vắng mặt, bịnh hay chơi thể thao, hai cô giáo chúng tôi mới có dịp tiếp tay với năm học sinh chủ lực nầy.
Rồi ngày tháng qua mau, lớp trồng trọt cũng tới hồi kết thúc. Chúng tôi trồng được năm liếp hoa màu: sà lách, hành lá, đậu que, củ dền, mướp, chen lẫn với những cụm vạn thọ, thuý cúc. Vấn đề nan giải là bãi trường, không người tưới rau. Trước khi tôi về Việt Nam, có hai em tình nguyện tới chăm sóc giùm. Có lẽ, tuổi trẻ hay quên, nói xong chúng quên sạch. Các bạn có thể hình dung năm liếp rau khắc khoải sinh tồn ra sao…
Thu hoạch xong mùa màng “thiểu thu”, tôi phải vận dụng hết nghề tay phải của tôi, giải một bài toán nan giải…với mùa màng “thiểu” thu như thế, làm sao chia đều mớ củ cải nhỏ như tăm xỉa răng, bó hành lá cở cọng chỉ, cho nhân số năm trăm học sinh của trưởng?
Tuần qua, xếp hỏi tôi, không với khí thái tràn trề hy vọng như lần trước, mà rất ngập ngừng, “Cô có định tiếp tục dạy lớp trồng rau nữa không, có ba mươi em?” Tôi suy nghĩ một lúc, rồi e dè trả lời, “Tôi chỉ cần khoảng năm hay sáu em thôi.” Xếp thở dài, “Rồi ai coi chừng mấy em còn lại?”.
bài và ảnh Phương Nga
-Năm liếp rau, thành quả của lớp!
H2
H3
H3 -Một bụi thuý cúc
Củ cà rốt nhỏ hơn hành lá
-L
-Luống hoa nầy coi xôm tụ nhất!
Chị Phương Nga, chắc anh Một Lúa nhìn kết quả thu hoạch , anh hết hồn .
So với trồng cao lương năm xưa, vẫn còn khá hơn, thầy cô và học sinh có cả ngàn người trồng trên vùng đất rộng lớn; nhưng cuối cùng không được gì hết lại chết hết một học sinh mới đau .
Không những đau mà còn bị ám ảnh suốt cả đời phải không em?
Nguyễn Tuyết tưởng tượng thành quả 2 củ cà rốt và củ hành giống như 3củ sâm quí hiếm nhất thế giới . Ở chỗ NT ở , loại củ cà rốt nhỏ lăng quăng như thế này , tụi Mỹ nó trồng ra loại cực nhỏ như vầy và nó bán rất là mắc gấp mấy lần củ tươi tốt, to tròn , NT hỏng hiểu sao !!?? chắc có thể là “Organic” đó mà ! NTSNOW.
Chị NT ơi, có lẽ mấy tên Mỹ nầy điên? Thật ra em có đọc bài so sánh rau quả loại thường với organic. Chưa hẳn là organic có nhiều dinh dưỡng hơn loại thuờng, mặc dù giá cả mắc hơn. Khác hẳn ở bên mình, hồi em về, ai cũng khuyến cáo là đừng nên ăn rau sống vì có xịt thuốc cho mau lớn của Trung Quốc. Vụ nầy phải hỏi chuyên gia Đinh Kim Phúc cho ra sự thật. Làm báo hại, ăn bánh xèo không cuốn sà lách, rau thơm, ăn phở không bỏ quế, ngò gai. Mất hết nửa sự sống!
Nguyễn Tuyết và Phương Nga,
Baby carrot có dáng ốm nhỏ trời sanh, thịt ngọt và mềm hơn loại lớn bình thường. Sở dỉ bán mắc là vì nông dân như mình thu hoạch loại nầy năng suất thấp.
Hàng organic là rau quả cây trái không sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón, kích thích bằng hóa chất. Hiện nay có nhiều loại thuốc trừ sâu cũng làm từ thực vật chiết suất từ tỏi hành ớt, hạt bình bát v…v., loại nầy mắc tiền và kém hiệu quả hơn hàng hóa học. Bởi thu hoạch sản phẩm thấp, giá thành cao nên bán mắc chớ không do dinh dưỡng.
Công nhận PN nhẫn nại chờ 4-5 tháng nay để chộp hình giới thiệu sản phẩm của trường.
Một Lúa
Trồng được như vậy là tốt hơn bên Arizona rồi, bên này ương hột đã lên mầm rồi, nhưng bị chết nóng trước khi lú ra khỏi mặt đất, cũng may PHP không thấy điều này.
NT cám ơn anh Một Lúa nha , hằng tuần nơi NT sống , vào ngày thứ 6 có chợ trời rau củ và cá lội trên sông nước đem ra bán , NT cũng thường tới đó ngắm , nhìn và mua chút chút là đầy cái xe đẩy cuả mấy bà đi chợ, NT thấy mấy củ cải màu cam và đôi khi có củ màu vàng nưã , nó lăng quăng , tí nị ,mà nó mắc , NT tự hỏi ” quáí !?? ” . Nay nhìn thấy sư phọ Phương Nga và 5 đệ tử ruột trồng ra củ giống y chang tụi Mỹ nó trồng và nó bán mắc , NT tính nói với PN là cái củ lăng quăng cuả PN trồng ra thành quả giống như củ sâm quí hiếm ngàn năm cuả mấy nhà trồng trọt Mỹ quá hà.NT còn đang thắc mắc về cái củ cải trắng ở Mỹ có 2 loại , 1 là màu trắng thông thường , còn 1 loại thứ 2 là củ cải màu xanh , cái ruột cắt ra cũng màu xanh , ở nơi NT sống , nó bán gấp 2 hoặc gấp 3 giá cuả củ cải trắng , NT thường dùng củ xanh này để nấu canh dưỡng sinh đó ! nhưng hỏng biết tại sao nó có màu xanh. Nhớ lúc mới qua Mỹ , NT đi chợ mua hột củ cải về gieo trồng , vài tháng sau , NT đào lên thấy cái củ cải màu xanh lè , giống như con rắn , NT hoảng sợ quăng bỏ vô thùng rác , NT hỏng dám ăn ! hi hi.