CUỐI NĂM GẶP LẠI VIÊN NGỘ

Ngày đăng: 21/01/2023 09:33:08 Sáng/ ý kiến phản hồi (0)

Mấy ngày gần tết, đi ngang qua các phố ông đồ tôi đều tìm kiếm Viên Ngộ, nhà thư pháp họa mà tôi quen biết hơn 15 năm trước. Nhớ xuân năm 2016, tôi còn gặp anh ở trước Cung văn hóa Lao Động, Nguyễn Thị Minh Khai, mấy năm dịch bệnh không đi chợ tết, có nói chuyện với anh qua điện thoại nhưng không tiện đến nhà vì hơi xa mà cả anh và tôi ai cũng thuộc tip người cao tuổi ! Không thấy ở phố ông đồ, tôi gọi điện cho anh thì được biết anh đã về sống và làm việc ở đường số 2 chi nhánh đường Ni Sư Huỳnh Liên, quận Tân Bình nên lên thăm.  Vẫn phong độ như ngày nào, nhìn hình anh năm 2016 và 2023 vẫn không khác nhau, nếu nói trẻ hơn thì là nói nịnh.

Chỗ triển lãm là nhà thờ họ Hồ , chi họ Hồ Viết, phía trước có sân rộng, có quán cà phê để anh có thể gặp gỡ bạn bè tán gẩu. Chung quanh đó là những bức thư pháp họa mà anh sáng tác hàng ngày. Giới thiệu về tài nghệ của Viên Ngộ , báo chí đăng tải nhiều từ năm 2008 đến nay. Tuy nhiên , không phải ai cũng được đọc và biết. Thư pháp của Viên Ngộ không giống bất kỳ ông đồ hiện tại nào trên phố, nó không có nét mực Tàu như thư pháp chữ Hán mà là nét chữ Việt  màu bạc, màu đồng trên nền đỏ xanh có biến hình giải nghĩa trong đó. Cụ thể như chữ Ơn Thầy mà các học sinh mua để biếu thầy, nhìn kỷ thấy hình người lái đò chèo xuồng qua sông; bức “Mặt trời chân lý” có hình núi cao, biển rộng và mặt trời.

Viên Ngộ và LM ở phố ông đồ năm 2016

Với lối viết thư pháp độc đáo như vậy, tôi hỏi anh gọi nó là gì ? Anh bảo đó là thư pháp họa. Trong đó có dùng chữ vẽ thành hình. Thư pháp họa là do anh sáng chế, dùng ý tưởng vẽ thành hình về nhân vật hay sự vật theo  nghĩa nào đó, phần lớn là gửi đến người xem 1 thông điệp hướng đến chân thiện mỹ.
Viên Ngộ cho rằng  thư pháp họa là bức tranh vẽ bằng chữ Việt mang tính nhân văn, có ẫn dụ, đặc biệt lối viết này không vẽ vời, thêm bớt mà phải trung thành tuyệt đối con chữ và cách viết của mình.

Nhìn các tranh hiện có treo trên tường, để trong kho là những  sáng tác anh viết theo cảm hứng, anh còn vẽ thư pháp họa theo yêu cầu của khách. Khách của anh có nhiều thành phần, có người yêu cầu anh viết những câu châm ngôn, có người nhờ anh vẽ tên hoặc họ của mình thành một bức thư pháp tượng trưng để làm tranh trang trí trong nhà, treo ở cửa ra vào  để nhắc nhở hàng ngày sống sao cho phải lễ, các doanh nhân cũng thích anh viết cho bảng hiệu của mình.

Anh nói, khi viết tên một nhân vật dù có nổi tiếng hay không cũng phải có thời gian tìm hiểu con người đó, tánh nết của họ thông qua các cuộc trò chuyện để anh có cảm xúc đưa vào trong thư pháp. Như vậy mới tạo được bức thư pháp họa vừa đẹp vừa có hồn.

Tôi hỏi anh năm nay sao không ra phố ông đồ, anh nói tuổi lớn , sức khỏe không được như các năm trước, thức khuya dậy sớm, ngủ ngoài sương. Năm nay anh gần 80, gốc người Quảng Ngãi, viết thư pháp họa hơn 20 năm và nhờ có sắc thái riêng , độc lạ nên sớm nổi tiếng. Tuy nhiên, anh ngại xuất hiện nhiều ở bên ngoài, nên ít được công chúng biết đến lượng tiêu thụ không nhiều. Tôi nghĩ, chỗ ở hiện nay trung tâm quận Bình Tân cũng là địa lợi để thư pháp họa phát triển được, nếu như anh đừng thay đổi nơi ở nữa.

Năm mới chúc anh mạnh khỏe, phát tài và được cống hiến cho công chúng nhiều bức tranh độc lạ.

LƯƠNG MINH

Chiều 29 tết quý mão

Ơn Thầy (Thầy là con đò nhỏ/ Đưa em qua bến bờ

Em không là lữ khách/ Sang sông trông thờ ơ

Tâm- Tài Tầm

h5

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác