NÂNG CHÉN MỜI TRĂNG

Ngày đăng: 10/09/2022 09:08:20 Chiều/ ý kiến phản hồi (0)

Ánh sáng thơ mộng và huyền diệu của mặt trăng luôn lấp lánh trong văn học nghệ thuật. Đã có nhiều bức họa bất tử, những vần thơ trác tuyệt về trăng. Không phải ngẫu nhiên, tiền nhân đã viết “Trăng là vú mộng của muôn đời thi sĩ”. Câu nói ấy quả thật linh ứng với những ai đã trót ôm mộng văn chương. Có lẽ bởi thế nên, chị Hằng đã quyến rũ bao khách văn chương để trong thơ ca cổ kim đông tây luôn rười rượi ánh trăng như thế. Từ những nhà thơ nổi tiếng nhất của Trung Quốc như Lí Bạch, Đỗ Phủ, Vương Duy, Trương Bật…đến những cây đại thụ của thi ca Nhật Bản như Myoe, Basho… không ai lại không xao xuyến trước vẻ đẹp của nàng trăng. Trăng và thơ đi liền với nhau trong thi tứ như nhiều nhà thơ cảm xúc: “Đa tình chỉ hữu xuân đính nguyệt/ Do vị ly nhân chiếu lạc hoa” (Trương Tiết) (Sân xuân trăng cũng đa tình/Vì người ly biệt rọi cành hoa rơi).

Tác giả nâng chén trong đêm trung thu

    Trăng còn ý nghĩa hơn cả tri âm, một mối lương duyên bền chặt với con người. Trăng hòa đồng cùng cuộc sống của nhân sinh, Trăng vật vã theo nhịp tát nước của nông phu ngoài đồng ruộng, Trăng nô nức theo chân bọn trẻ lên mười mắt sáng môi trong, miệng ngân nga khúc đồng dao mỗi dịp Tết Trung thu tràn về, trăng hào hùng theo hồn thiên sông nước, trăng lãng du theo tiếng nhạc lời ca, trăng tỉnh thức vén màn đêm u tối, trăng trầm tư cùng với kiếp con người… Thật là lý tưởng và hạnh phúc nếu được ngồi ngắm trăng sáng tỏ, bên tách trà nồng ấm vị, thưởng ngoạn những đồ xưa, thả hồn vào thiên nhiên ban tặng, nhớ lại những giây phút đẹp của cuộc đời, lắng đọng với những câu chuyện nhân sinh, mang tính thong dong tự tại giữa cuộc đời quả thật là thi vị biết bao!

 

Kỷ niệm Trung Thu – 2022

NGUYỄN HIẾU TÍN

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác