NÓI VỀ TRANH TRỪU TƯỢNG CỦA LÊ TRIỀU ĐIỂN

Ngày đăng: 15/05/2021 05:51:15 Chiều/ ý kiến phản hồi (0)

Ý nghĩa của những con số tròn vo 50 70 80 nói lên sự viên mãn của tình yêu và sự nghiệp nghệ thuật của đôi vợ chồng có 102 ( có một không hai ) Lê Triều Điển- Hồng Lĩnh đã là đẳng cấp. Ở đây tui không nói về tình yêu nghệ thuật của ông bà như định mệnh cho hai cuộc đời gắn bó đã năm mươi mùa lá đổ , tui không xen vào nổi thăng trầm từ buổi hồng hoang lập nghiệp của cặp uyên ương . Tui cũng không dám phê phán những bức tranh trị giá chục ngàn đô tầm cở quốc tế như những chuyên gia làm công việc phê bình để bán nhiều tranh cho một cuộc đấu giá những tác phẩm thượng thừa . Ở đây , tui đứng một góc chủ quan mà cảm nhận, mà cảm xúc rồi tự khen là mình có …. hiểu tác phẩm ở chừng mực nào đó một cách “vô tâm”. Cái nhìn của tui rất tư riêng từ một người ngoại đạo khi tui có cơ hội thưởng thức tranh triển lãm của ông Lê Triều Điển , một họa sĩ tài danh đã vươn tầm trên trường quốc tế   

Ở tuổi 80 như chủ đề tự bạch mà nét vẽ rắn rỏi dứt khoát trong bố cục chặt chẽ của ông làm người xem tranh nghĩ tới một Lê Triều Điển vẫn còn xuân là chắc ! Mạnh mẽ ở cách ông vung cọ , múa màu trong thế giới chỉ có mình ông thấu tỏ . Tranh của ông là nổi khát khao quay về nguyên thủy , luôn gắn bó với cội nguồn và tiến lên một bậc để sắp xếp nó hiện đại hơn , bắt mắt hơn , ưa nhìn hơn. Nó là sự kết hợp của những trào lưu nghệ thuật từ văn hóa Óc Eo xứ mình cho tới nghệ thuật cổ của người thổ dân Úc Châu ( aboriginal dot paitings ) . Trong cách dùng những dots thể hiện thần thái tranh rất gần gủi với họa tiết Trống Đồng thuần túy Việt Nam. Tranh của ông càng có hơi hướng đương đại nhờ vào sự hổ trợ của một dòng nghệ thuật của sự xắp xếp dường như lộn xộn nhưng rất trật tự hữu ý và có cả sự thách thức sự tưởng tượng cho người xem : đó là trào lưu của nghệ thuật sáng tác đương đại. Tui từng nhìn những hình ảnh qua biểu tượng trong tranh trừu tượng đó rồi tự mình tưởng tượng , rồi tự mình vỡ òa hạnh phúc hay oằn oại suy tư về cách nghĩ của mình khi giải mã những biểu tượng đó theo cách của riêng tui.

Truy nguyên cội nguồn trong hầu hết tác phẩm triển lãm của ông đợt nầy đều có liên quan đến những dòng nghệ thuật lớn từ nước mình cho tới Úc Châu cho tới ảnh hưởng của Picasso vì ông cũng là một tín đồ say mê nghệ thuật tìm về nguyên thủy như Picasso . Văn hóa nghệ thuật là sự kế thừa có chọn lựa , cách chọn lựa của ông không ngoại lệ nhưng rất độc lập, không lạ thường nhưng đôi lúc biểu tượng ông dùng diễn tả cảm xúc, khát vọng trong tranh cũng rất dị thường .

Ai cũng có cái gọi là  “tâm cảm” khi thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật của một bậc tài hoa , và không thể bằng lý luận mà phân tích một tác phẩm hội họa để mỗi người có cái nhìn thống nhất , chuẩn mực hay rõ ràng như đáp án một bài toán. Và khi cái tầng số cảm xúc không giống tầng số cảm xúc của người khác đang xem tranh , cảm tranh hay đọc tranh hay chỉ là .. chụp hình để giữ lại một phiên bản đẹp của một bức tranh , thì những gì tui nói cũng biến tui thành thằng Cuội ngay thôi. Và với dòng tranh của Lê Triều Điển triển lãm mấy ngày nay, suy nghĩ của tui cũng là suy nghĩ và phát biểu của thằng Cuội không hơn.

Dù gì thằng -Cuội -tui cũng có một vài tâm cảm của mình trong quá trình ngắn tui xem tranh của ộng với một quá trình đủ dài công dầy công sức …hoài thai , đã vung màu cho những bức tranh trừu tượng …bất khả tư nghì .

…Tui thấy ông đã tìm ra hạnh phúc của mình trên cuộc hành trình , cái hạnh phúc đang đi , không cần biết chừng nào tới đích hay không cần tới đích.

….Tui thấy ông đang chơi trò chơi của một trí tuệ phi thường cho những tác phẩm đầy ẩn số của hành trình về nguồn , lôi cho ra cái gì là nguyên thủy , tìm cho đến tận tường cái gọi là di chỉ của văn hóa Trống Đồng , của nắm đất sét Cổ Chiên từng trưởng dưỡng thân tâm.

….Tui thấy ông như một tinh cầu lạc ra ngoài quỉ đạo của hệ mặt trời , ông bị một sức hút khác lôi về thế giới siêu nhiên , siêu thực hay phi hiện thực ? hay chính ông chính là sức hút hiếm , tạo cho tinh cầu trái đất sự …bất thường của một thế giới hư ảo , huyển hoặc mà hấp dẫn đến lạ thường qua gam màu nóng lạnh của ông ?

….Tui thấy ông dùng cái cũ của nguyên thủy với đôi bàn tay sáng tạo mà khi ông đụng vào cái nguyên thủy bổng hóa mới tinh tinh .Rồi ông truyền cái mới đó đến cho người xem thưởng thức, người ta chắc cũng ngạc nhiên thích thú no tròn con mắt như trẻ con lần đầu đi du lịch , lần đầu đứng trước biển cả bao la, với tui là như vậy đó.

Tui không cần tìm ‘ chiều sâu tư tưởng ‘ khi thưởng thức một bức tranh trừu tượng , chuyện nầy là tài sản riêng của người họa sĩ , ý tưởng có kỳ đời của họ làm nên tác phẩm từ máu từ tim mà không cần ai bình phẩm khen chê vì một tác phẩm nghệ thuật không giống như một sản phẩm tiêu dùng .Nhưng đơn giản với tui, một bức tranh trừu tượng là một bài khiêu vũ tuyệt vời với cung bậc đỉnh cao từ đôi bàn tay điêu luyện múa cọ với sắc màu để được phiêu lưu với cảm xúc đang trào dâng vào thời điểm nào đó của một thần kinh đang bị bỏ bùa , của một đồng cốt đang lên trong thế giới phi hiện thực. Kiệt tác của họ là kết quả của sự lên đồng mà mỗi họa sĩ đề trải qua thời khác đó, không loại trừ Picasso vĩ đại ?

Xem tranh của ông tui bổng mơ đến một cơ duyên …bất khả thi khi bàn tay tui cũng vung vẫy sắc màu như ông cho nó tung tóe lên rồi rơi xuống mà ra những ngẫu hình , tui sẽ phát hiện ra con đường nghệ thuật của riêng mình ! Nhưng chỉ e đó là một dạng biểu hiện của sự …lệch lạc thần kinh chớ không phải biểu hiện của một tâm hồn nghệ sĩ mà tui không sở hữu dù cho tui vẫn biết sự hấp dẫn luôn tùy thuộc vào khả năng giải mã của một thách thức từ cảm quan nghệ thuật có thật hay vay mượn , hay đang nhờ đôi chân người khác mà đi .

Theo kinh nghiệm mỏng lét của tui sau khi thưởng thức tranh trừu tượng mà muốn nói về cái mình cảm , mình thấy trong tranh là tùy vào tâm cảm của mỗi người . Khi tầng số cảm xúc không giống nhau , không bằng nhau thì lời cảm nhận của người thưởng thức chỉ là lời nói dối của thằng Cuội không hơn . Mà trước một thực thể thì tâm cảm và sự tưởng tượng của mỗi người mỗi khác. Về mặt nầy, nào giờ tui chỉ ‘chấm điểm ‘ Ba tui ở hàng cao thủ về khả năng tưởng tượng . Chuyện là vầy : vào năm nào đó, tui không nhớ ; khi tui bao lớn, nhân dịp nào đó, tui cũng đã quên ; Ba tui loay hoay với bình mực tàu bị lật ngang và đổ nhoài trên giấy trắng. Thay vì ông sai tui dọn dẹp hay tự mình dọn sạch thì ông cứ ngồi đó cầm tờ giấy đã thành đen thui vừa chăm chú coi vừa cười ha hả . Tui ngạc nhiên đến bên hỏi Ba cười gì trên tờ giấy đen thui ? Ông bảo ông đang xem tranh trừu tượng và thấy rất vui . Tui nói tờ giấy bị mực đổ đen thùi, có gì cho Ba coi mà ba thích . Ba tui bảo, Xem tranh trừu tượng là tùy mình tưởng tượng thì nó thành dỡ hay hay , con không thấy gì trong tờ giấy đen thui nhưng Ba lại thấy một bức tranh sống động có cả âm thanh về một cuộc hổn chiến của mấy thằng da đen đang đánh nhau quyết liệt trong …bóng tối ! Haha ! ” Ba tui đó , là ba của Thằng Cuội tui. Bởi vậy, cho nên khi tui nói Hiểu tranh ông Lê Triều Điển, hổng biết có ai tin ?

NGUYỄN NGỌC HẠNH

H3

h4

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác