Chút ý cõi ta bà

Ngày đăng: 5/04/2016 10:26:01 Chiều/ ý kiến phản hồi (4)

Phật thuyết chúng sanh có 84.000 trần lao, thì cũng có 84.000 pháp môn để thâm nhập vào tâm Phật từ tâm mỗi chúng sanh, nhưng vào bằng cách nào, GIỚI- ĐỊNH – HUỆ, còn tôi chẵng có chút nào trong tam tịnh tu tôi khoái lang thang trong tâm thức, chẳng ở nơi nào, nên cũng chẳng nơi nào chứa. Tôi nhớ lại đâu khoảng tháng 5 nam 75 tôi xin quy-y sau 3 năm lý luận cùng vị sư cũng không già lắm, nhưng tư tưởng thì tuyệt, rất tinh nghiêm trong giới luật. Một buổi sáng nọ tôi vào Tịnh Xá xin quy-y

Bạch sư nay con nghĩ chính rồi xin sư quy-y cho con, vị thầy vẫn ngồi xếp bằng thanh thản đưa bàn tay hướng về chánh điện

-Trò vào lễ Phật rồi xin giữ một giới

Tôi vâng lời xá thầy, đứng lên đi về hướng chánh điện, vừa đi vừa nghĩ không biết trong ngủ giới mình xin thọ giới nào đây, thầm nghĩ mình hay uống rượu quá, thôi thì xin giới tửu vậy. Lễ Phật xong tôi trở xuống gặp thầy, rồi thầy cho một pháp danh, tôi nhận, xá lễ sư tôi về nhà, bụng thơ thới từ nay mình với giới này đã nhận thì giữ cho tròn

Trên đường sắp đến nhà, thằng Mão nhỏ tuổi hơn tôi nhiều đang đứng trước thềm ngoắc tôi lia lịa vừa réo  – Anh Hiếu, vô đây có tụi nó chờ anh nè, bước vào nhà nó thấy quần hùng ba ông đang nhấm nháp, mùi rượu đầy nhà

  • Anh Hiếu vào đây, ngồi xuống chơi cùng tụi em chút

           Theo thói quen, tôi cũng vào vài ly, chợt nhớ ra, minh mới từ thầy ra, lở rồi, tôi nói thiệt, tao mới xin giữ giới uống rượu đây, thôi tao về

Phật chứng anh lúc đó rồi, ra đây thì anh nhậu có chút xíu ổng đâu có thấy mà anh lo

Kể từ đó đến giờ tôi gần như ngày nào cũng phạm cả, giờ không còn trẻ nữa nên đôi bữa nữa tháng mới phải phạm, thì cũng tốt lắm rồi, đối với tôi thuở đó,,,

Mãi về sau tôi rõ ra. Giới chính là giới hạn, càng nhiều giới hạn càng tốt vậy thôi…

Trong Phật đạo có ba đường để hành giả chọn- PHẬT PHÁP TÔNG- PHẬT TƯỚNG TÔNG- và PHẬT TÂM TÔNG, tôi chọn TÂM  TÔNG làm muỉ nhọn mà mình cần thiết chuyên vào, cũng đã gần 40 năm….hỏi thấy gì không, thưa thật lúc trước thấy bộn bề, nay thì hơi yên không còn vọng tưởng nhiều nên cũng chẳng thấy gì nhiều…

Theo dòng lịch sử, đạo Phật truyền vào nước ta từ nguyên gốc Ấn do ngài Mahajivaka vào trung hoa rồi truyền sang nước ta khoảng năm 188 trước công nguyên, về sau một thiền sư đắc đạo với Tứ tổ Tăng Xán là ngưới ấn, thiền sư Vinitaruci ( Tì ni đa lưu chi ), là dòng Thiền bắc tông đầu tiên ở nước ta. Tuy nhiên mới đây có tài liệu của một trung tâm tu học Phật giáo Tuy Lâu thuộc địa phận Bắc Ninh, rất lâu đời, vào năm 200 sau tây lịch, đại sư Khương Tăng Hội đã học và thọ giới tại nơi này, có thể tạm xem là sơ tổ của Phật giáo Thiền nam tông Việt Nam.

Chúng ta có thể tạm kết luận, Phật giáo đến Việt Nam vào năm 188 trước công nguyên do một đai sư từ Ấn trực tiếp sang, hơn 300 năm sau, đại sư Khương Tăng Hội, người Ấn là sơ tổ thiền thuộc nhánh nam tông, rồi hơn 600 năm kế tiếp Tì ni đa lưu Chi cũng gốc Ấn sơ tổ thiền nhánh bắc tông. Cơ duyên thiền của nước ta có đủ 2 nguồn, bắc tông và nam tông với hai đại sư đều người Ấn

Không rõ sự hưng thịnh, hay suy tàn của đạo Phật theo dòng thời gian từ trước đến nay, song tôi cũng nhận ra điều này- Không phải cứ chùa cao viện lớn tuần tự mọc lên là Phật giáo thịnh, cũng không phải chùa viện rêu phong không có đồ chúng vang rân là phật giáo suy- Suy thịnh tự tâm Phật trong mỗi cá nhân sai biệt căn tánh, nhưng rõ tánh Phật thì đã về nhà rồi vậy

Trong thế kỷ 20 có hai vị, một là người Đức – Ông Lama Govinda. Hai là người Pháp – Bà Alexandria David-neelin

Đã thực tu và thực chứng, và trở về Đức truyền bá Mật tông Tây Tạng, ở Pháp cũng có trường dạy về pháp tu thực hành, phần giáo lý rất gấn phái thiền hiện tại, kể cả những tụng văn

Lama Govinda

     

Alexandria David-neelin

Cũng trong thế kỷ 20 này, Ấn Độ phát sinh vị Krishnamurti chi du thuyết và đuổi đệ tử tình nguyện theo chân thầy như đuổi tà, ông này, theo tinh thần Phật học thuyết toàn bộ TÁNH KHÔNG như một căn bản giáo thuyết mà không có giáo điều, người châu âu nghe và hâm mộ rất đông mà không có đệ tử nào, đến là ổng đuổi, biết được là nhờ người nghe ghi lại, toàn người tây phương cả

Nhật có giáo sư Daisetz teitaro Suzuki chuyên nghiên cứu thiền và nổi tiếng với bộ THIỀN-LUẬN, người xem bình phẩm, bộ sách đã dắt dẫn người ta đến tận cửa, mở được hay không do các vị tạm xem như hành giả vậy

Thân chúc quí vị cùng các bạn an bình trong cuộc sống,

         Đạt lai lạt ma cùng mẫu thân

 SUZUKI

 KRISHNAMURTI

 Trương  Phú

 

Có 4 bình luận về Chút ý cõi ta bà

  1. Uyên Thụy Vũ( Tuyết Hoa ) nói:

    Anh Trương Phú kính

    Đọc bài của anh em hiểu thêm về nguồn gốc của Phật Giáo Việt Nam  , cám ơn anh nhiều nhé

  2. Trương phú nói:

    Cám ơn cô đã xem và phản hồi. Chúc vui.

  3. Nguyen Tuyet nói:

    Anh Trương Phú mến ,

    Nguyễn Tuyết đọc bài  anh viết hay và vui ghê ! Em ở gần nhà chùa từ nhỏ mà  SNOW  chỉ có ăn theo thôi… vì ăn chay hay ăn mặn cũng ngon mà . Phong cảnh trong chùa cũng vui vẻ , thanh thản , bình yên thoải mái dễ sợ … SNOW thích nhứt là chỗ anh ghi xin giới tửu ! Hihi ! Hehe ! tếu lâm quá hà . Chời ơi  ! mới có năm 75 còn trẻ chán… mà anh muốn xin  tu rồi…Lúc đó mà có  NT thì NT kéo anh ra …hết tu luôn…vì chỉ cần tu tâm… tu tại gia thôi… đâu cần tu thiệt vô chùa làm chi…Ngoài giờ tu thì cũng tòng teng đi chơi ngoạn cảnh với  bạn bè & SNOW chút chút mới vui  chớ . Tu an vui mới là  tu anh hở !!?? Chúc anh luôn vui , khỏe , bình an và ngon giấc. NTSNOW.

    • Trương phú nói:

      Mới vừa xin giới tửu, ra khỏi tịnh xá đã phạm liền tức thì, cô Nguyễn Tuyết nghĩ xem tui tu có nổi không chớ, tui có tật ăn ngồm ngoàm, nói cười sang sảng, gặp rượu thì đã nhìn đắm đuối rồi, lại được cô khuyên làm sao vào chùa, mà chẳng chùa nào dám chứa, thấy mặt tui lãng vãng là mau mau đóng cửa chùa cái ầm rồi. Cám ơn cô chia sẻ. Tui tu hỏng nổi gồi.

Trả lời Uyên Thụy Vũ( Tuyết Hoa ) Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác