Nước Xuôi Vàm Xáng (Phần 1)

Ngày đăng: 7/08/2014 09:19:47 Sáng/ ý kiến phản hồi (8)

“You give us twenty-two minutes, we’ll give you the world”

Giọng nói như có ma lực của nữ xướng ngôn phát từ hệ thống loa bên trong chiếc Ford Mustang hai cửa, cà tàng cũ mèm của Hùng. Tuy tiếng Anh còn ba chớp ba nháng, nhưng Hùng đủ hiểu để khen câu đài hiệu kiêu hãnh và rất đúng thực tế của KYW. Một đài radio sóng ngắn, chuyên tường thuật tin tức và thời tiết, phát sóng suốt ngày đêm bao trùm ba tiểu bang liền lưng, New Jersey, Pennsylvania và Delaware. Chiều tháng Chín hôm đó dịu mát, nhiều xe đã quay kiếng xuống để hưởng không khí trong lành sau một ngày làm việc. Trên dưới hai phần ba quân số hãng điện tử nầy là người gốc Việt. Cả trăm xe chờ nhau để lần lượt ra khỏi bãi đậu là thiên hạ đã nghe những âm thanh nhạc nhào cũ mới, trầm buồn và rộn rả chen nhau. Thành Phố Buồn bên xe nầy át giọng Ly Rượu Mừng bên đó. Và có lẽ sợ bà con chán, có tay còn chơi loại hàng cổ khó đụng là Tâm Sự Loài Chim Biển, lời ca áo vũ cơ hàn não nuột lâm ly.

0 td 3Hùng thử quan sát thái độ mấy người Mỹ cùng ngừng xe sát bên cạnh đoàn ca nhạc và cải lương tại ngã tư đầu tiên trên con đường thoát ra trước cửa hãng. Nhưng hầu như tâm lý mọi người ngồi sau tay lái là chỉ lo nhìn phía trước, tranh thủ nghỉ xả hơi năm mười giây khi đèn đỏ, lòng mong mỏi sớm đến nơi mình muốn. Dù Việt hay Mỹ, không một ai chú ý giọng ca ngọt ngào đang xuống câu vọng cổ từ chiếc xe bên cạnh.

0 td 1                                H2:  Ford Mustang

Mùa hè 2007, Hùng được người anh bảo lảnh đoàn tụ đến Mỹ. Mấy tháng đầu tiên chờ các loại giấy tờ cá nhân hợp lệ, chưa có việc gì để làm. cả ngày anh ngồi miệt mài trước TV lớn gần bằng cái mặt bàn ăn. Gần đến 4 giờ chiều, giờ mà ông anh sắp tan sở và ghé nhà trẻ rước hai đứa con nhỏ về nhà, không khí trong nhà có chút sinh động khi Hùng vào bếp, thành thạo chuẩn bị cho bữa cơm chiều. Anh ta khéo tay trong việc bếp núc nhờ mấy năm ở trọ đi làm từ lúc chưa qua đây.
Giửa tháng 9 năm Hùng mới đến, trường Trung học gần nhà anh chị của Hùng có mở những lớp đêm ESL miễn phí. Họ dạy Anh ngữ cho người sử dụng tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ. Đêm đầu tiên đi học, Hùng rất ngạc nhiên tưởng mình vô nhầm lớp. Đến khi Hùng nhận thấy có một một bà Hồi giáo trong chiếc áo thụng đen choàng kín chỉ chừa đôi mắt, bà ngồi trong nhóm người tóc hoe dềnh dàng hơn Hùng, dù anh cũng rất cao ráo. Hùng bước tới chiếc ghế dính liền bàn, chỗ ngồi và lưng dựa bằng nhựa cứng, chiếc bàn bằng ván ép bọc mica trước mặt vừa đủ để tỳ tay trên đó viết bài.
Lớp học của Hùng gần hai chục mạng, phân nửa sĩ số đến từ Nam Mỹ, nơi mà hầu hết dân tộc nhiều nước láng giềng cùng nói tiếng Tây Ban Nha. Người mình ở đây chỉ gọi họ đơn giản chung chung là dân Mễ, chớ không tìm hiểu rạch ròi gọi cho đúng quốc tịch của người ta. Trong lớp có vài ông bà da trắng tóc hoe, họ giới thiệu đến từ Đông Âu, những quốc gia Hùng chưa bao giờ biết, mà mới nghe một lần cũng không tài nào nhớ nổi. Lớp học có một cô mặt mủi Á châu, ngồi cô độc thu mình trên chiếc ghế kéo sát góc phòng. Tuần lễ đầu tiên, thầy giáo chưa biết hết tên nên kêu từng người bước lên nhận về bài kiểm. Hùng nhận lầm bài của cô Hằng, người mà hổm nay anh ta đinh ninh không là dân Lào, thì cũng là người Trung quốc. Lúc đó ông thầy sửa lại cách phát âm hai cái tên Việt Nam khác giới tính nầy. Ông thầy cố gắng lặp lại mấy lần mà cả hai cũng vẫn là <hằng>, cuối cùng Hùng có thêm cái tên mister “Hằng” buồn cười của ổng.
Cô Hằng quê ở Phong Điền, Hậu Giang. Cô được chồng về cưới và bảo lảnh qua đây hồi sau tết Ta năm 2007. Thời gian mới qua thì lỡ cở giữa chừng khóa học năm trước, Hằng phải chờ 6 tháng để ghi danh học lớp Anh ngữ ban đêm miễn phí. Lớp học nầy chỉ có hai người Việt mà gốc gác quê cũ lại ở gần nhau. Gia đình ba má Hùng ở phường An Cư thành phố Cần Thơ. Tuy chưa bao giờ Hùng đến Phong Điền, nhưng anh ta biết chỗ đó là quê hương sông nước ruộng vườn, cây trái tốt tươi nổi tiếng. Địa danh đó không xa Cần Thơ mấy, từ chợ Cái Răng đi vô sâu môt đoạn dọc theo con sông Vàm Xáng khoảng hơn 10 cây số. Nghe Hằng là người địa phương diễn tả chi tiết chân thật quê hương của cô, Hùng cũng tức thầm, ở kế một bên mà anh chưa từng thăm thú vựa trái cây trù phú và con người dễ thương nơi đó.
Không biết do ảnh hưởng tình quê lân cận hay do sắc đẹp thùy mị của cô Hằng, tự nhiên Hùng có cảm tình với địa danh Phong Điền. Nơi mà bao năm ở Cần Thơ, anh được nghe nhiều người nói đến các loại trái cây đặc sản, đại diện cho miền tây Nam bộ. Địa phương được gắn liền theo tên nông sản như là một đặc trưng đã được bà con tự hào cầu chứng. Hùng ao ước khi có dịp về thăm cha mẹ, anh sẽ tìm đến Phong Điền một lần cho biết.

0 td 2

                         H3

“Cái Răng, Ba Láng

Vàm Xáng, Phong Điền

Duyên nầy mới thật là duyên

Chúc cho gái thảo, trai hiền gặp nhau”
(Câu hát ru em miền tây Nam bộ- Nguồn net)

Khóa học năm sau, Hùng và cô Hằng vẫn học chung một lớp. Năm nầy hai người có vẻ thân mật, bàn học kề bên nhau và họ nói chuyện cũng nhiều hơn. Thật ra anh chàng Hùng muốn ngồi kế cận cô Hằng để nhờ chỉ bài. Vì vốn liếng Anh văn tốt nghiệp lớp 12 của Hùng biến đi đâu mất sau 4 năm anh tiếp xúc hóa chất dùng để thuộc da hãng giày của mấy ông chủ Đại Hàn ở Trà Nóc. Phần cô Hằng thì may mắn hơn nhiều, cô được luyện thêm Anh ngữ trước khi vào đại học. Đang theo đại học Cần Thơ năm thứ hai thì chồng bên đây về rước. Vừa rời ghế nhà trường thì cô ngồi lên ghế máy bay. Mục đích cô học lớp nầy cho quen giọng người Mỷ, chớ từ ngữ và văn phạm Anh ngữ thì cô đã rành rẽ từ lâu.
Chỉ còn vài tuần là họ xong khóa lớp hai, anh chàng Hùng học hành tiến bộ thấy rõ. Ngày thường thì anh ta đã vui vẻ, càng thu lượm nhiều chữ nghĩa Hùng càng yêu đời. Anh ruột của Hùng nhìn thằng em siêng năng cũng mừng. Thấy nó tan sở đến nhà đúng 4 giờ rưỡi, thằng em tắm rửa xong thì ăn vội cái bánh ngọt hay nuốt ly mì. Hùng ngồi ôn bài một chút hoặc là xuống bếp chuẩn bị thức ăn, để bà chị dâu lát nữa về nhà có sẵn mà nấu nướng. Xong việc nhà rồi mới chạy đến lớp đêm. Suốt gần hai năm, anh chưa thấy đứa em bỏ lớp buổi nào.
Anh trai của Hùng mừng nhất là thằng em mình cứ khen mãi cô bạn học vừa là đồng hương nào đó. Một buổi tối hai vợ chồng người anh chờ Hùng tan học về ăn cơm chung. Thường là anh chị nầy ăn tối trước để nghĩ ngơi. Lâu lâu họ cũng quây quần bên mâm cơm để giữ ấm tình cảm gia đình, như đêm nay.
Thường là mọi khi, lúc bước vào cửa thì Hùng cởi đôi giày để vào chiếc tủ, miệng cười vui vẻ chào mọi người mà anh bắt gặp, kể cả đứa cháu mới biết ê a bập bẹ. Tối nay hình như thế giới gần ngày tận thế, chàng ta để nguyên giày, quăng cả người lên ghế sofa, trước sự kinh ngạc của người anh ruột và chị dâu đang ngồi bên bàn ăn gần đó.
– Em có chuyện gì, có thể cho chị và anh của em biết không.
Hùng kính trọng bà chị dâu nầy từ những năm tháng anh chưa qua đây. Lúc nầy Hùng chợt thấy mình vô lý, anh ta cởi giày ra, miệng lắp bắp:
– Em xin lỗi anh chị, lớp học tối nay làm em mệt quá, anh chị chờ em rửa tay là em ra ăn liền.
Thức ăn tối nay thịnh soạn mà Hùng nuốt như củi mục, Hùng khen bà chị dâu nấu ăn và cám ơn luôn miệng. Cái vui vẻ giả tạo không thể che kín nỗi buồn đang trĩu nặng. Xong bữa cơm, hai anh em ra đứng trước sân. Đêm tháng năm bầu trời lấp lánh ánh sao, không khí còn sót lại chút mát mẻ của buổi tối tàn xuân.
– Chồng của bạn em mở tiệm Nail ở Ohio, cổ sẽ di chuyển về chỗ đó trong tuần tới.
Anh của Hùng nghe câu trả lời ẩn chứa buồn bả của đứa em, bỗng giật mình kinh hãi. Anh ráng hỏi một câu với hy vọng là không đúng người mà anh đang nghi trong bụng.
– Có phải em nói cô bạn học lớp ESL, quê ở Phong Điền.
Thấy Hùng làm thinh, người anh sững sờ một lát.
– Em biết nói cô ấy có chồng. Cổ có quyền đi đâu thì đi, mắc mớ gì mà em buồn khổ. Em phải cố gắng giữ mình, tuyệt đối không được phá vỡ hạnh phúc của người ta.
Hùng vẫn trong im lặng, quay ngang ôm chặt đôi vai  anh mình. Hơi ấm huyết mạch thâm tình lan tỏa cho nhau, thay cho bao nhiêu lời muốn nói.

0 td 5                          H 4

Đêm hôm sau đến lớp, Hùng thấy chiếc ghế bên cạnh không có người ngồi. Trên mặt bàn của anh có dán tờ giấy màu vuông nhỏ  <đêm nay lúc anh về đến nhà, mở xem email, Hằng>. Hùng không còn khích động như buổi học đêm rồi, anh bình tâm ngồi học đến cuối giờ. Hùng mở cửa vào nhà, thấy anh mình ngồi yên lặng trong mờ tối trên ghế sofa, hình như đang lo lắng đón chờ thái độ thằng em. Hùng tần ngần một hồi rồi đưa ra mẫu giấy nhắn tin, hai anh em quyết định mở máy.

Anh Hùng,
Làm sao mà Hằng không hiểu tình cảm của anh lâu nay. Biết anh là người tốt, là người bạn quý chân thành nên Hằng mới dám theo đuổi lớp học cho đến hôm nay. Được học chung và quen bìết với anh chắc là duyên trời dung rũi. Và việc anh Tấn, chồng của Hằng tìm được chỗ làm ăn xa lúc nầy cũng là ý trời phân định rõ ràng. Hằng chợt nảy ra ý định như vầy, anh có muốn hay không cũng đừng trách Hằng lắm chuyện. Hằng có đứa em gái út, nhỏ hơn Hằng hai tuổi, nó có bằng tú tài và hiện là công nhân xưởng may ở Cần Thơ. Hằng muốn giới thiệu hai người quen biết, nếu anh và nó hạp ý thương nhau thì tiến tới hôn nhân. Anh suy nghĩ kỹ rồi email cho Hằng biết, Hằng sẽ cho anh biết chi tiết nhiều hơn.
Chào anh, hy vọng gặp lại anh, mỗi người chúng ta sẽ trong vai trò mới.
Thanh Hằng

(Hết Phần 1)
Một Lúa

( H1,H2,H3,H4 và 4 câu thơ: nguồn net)

 

 

Có 8 bình luận về Nước Xuôi Vàm Xáng (Phần 1)

  1. Nguyen Thi Hanh nói:

    Phong Điền là quê ngoại thương yêu của nhà tôi ( cũng là một nhà thơ trong Thi văn đoàn Khuôn mặt học trò – Sóc Trăng – những năm 1964 – 1972 ? ) . Anh cũng tên Hùng – . Xin trích vài đoạn trong bài thơ Phong Điền của nhà tôi để minh họa thêm vài nét về bài Nước xuôi Vàm Xáng của tác giả Một Lúa :

    Phong Điền có mấy con kinh nhỏ

    Xuôi ngược trong lòng anh ấu thơ

    Đò dọc Trà Niền ngưng bến đổ

    Từ anh xa xứ sở quê mùa…

     

    … Kinh Xáng Xà No chung thủy không ?

    Mà sao con nước rẽ đôi dòng

    Em chèo tam bản xuôi ra tỉnh

    Áo mới vừa may lấm nước sông …

  2. Hoành Châu nói:

    Anh  Một Lúa ơi ,   Cái Răng, Phong Điền , Phường An cư… là những địa danh quá đỗi thân thuộc với  Hoành Châu  những tháng ngày  là sinh viên  Đại học ở Cần Thơ (  nhớ mãi  mối tình đẹp  mà Hoành Châu còn lưu dấu ở đó ) . Bài viết của anh hay và  sống động lắm  ,mong đọc tiếp đoạn kết của anh ..

    • Phú Thạnh nói:

      “…nhớ mãi mối tình đẹp mà Hoành Châu còn lưu dấu ở đó…” Ôi hấp dẫn quá! HC kể nhỏ nhỏ cho bạn bè nghe chút đi…sốt ruột quá rồi.!!! Đang đợi đấy…

  3. Một Lúa nói:

    Chào Hoành Châu, Nguyễn Thị Hạnh và anh Hùng,

    Hân hạnh cho bài viết của mình khơi mạch tình cảm các nhà thơ thân hữu.

    Cám ơn các bạn đọc bài và viết bình luận.

    Một Lúa

     

  4. Ba Phuc Ng nói:

    Anh Một Lúa than.Tôi đã bi thu hút ngay từ đầu bởi cái tựa Vàm Xáng của anh. Trong giấy khai sanh tôi  có giồng chữ  xã Nhơn nghĩa,quận Châu thành,tinh Phong Dinh.Đó la nơi chôn nhao cắt rún , nhưng lại ko phải là quê cha đất tổ của tôi .Ba tôi,sau những năm thang ray đây mai đó theo đoàn quân Vệ quốc đoàn chống Pháp đã dừng chân ở cai nơi mà giồng nước  cua Rạch Bào Lớn ko còn nơi để chảy .Tôi còn nhớ như in những lần má tôi phải chèo chiếc xuồng tam bản suốt cả đêm chở chi em tôi về thăm quê nội,ngoại ở Tân quới(Binh minh) rồi đến Phong hoà(Đồng thap) sau khi đã ngược giồng Dàm xáng,,Cai răng,chợ Cantho vã xuoi vàm Trà mơn(Chợ Bà).

    Trở  lai câu chuyện Hung-Hang,những tinh cảm lăn tăn ko kém phần lâm ly của những  con người trẻ đang chập chững hoà nhập vào xả hội mới.Đồng bệnh tương lân,đồng khi tương cầu,ho cảm thấy dễ gần gủi, thông cảm,nhưng ở họ  khó mà tim đuoc một tinh yêu chân thật ( true love) hôm nhân  ít nhiều ẩn hiện  những dấu cộng trừ nhân chia va đoi khi đi đến anh bi đát để chinh nguoi trong cuộc phai thốt lên:anh đã lầm khi đưa em sang đây,để từng đêm nghe tiếng thở dài!!!chuc anh Một Lúa viết hăng viết khỏe ….Nbp

    • Một Lúa nói:

      Chào anh Ng. Bá Phúc,

      Má tui cũng từng “chạy giặc ôm con qua những cảnh hờn vong”. Nhưng lúc đó tui còn quá nhỏ, nên không có những nhận thức ngoại cảnh lúc chạy giặc rõ nét như anh.

      Anh Bá Phúc có nhắc: “Anh đã lầm đưa em sang đây. Để đêm trường nghe tiếng thở dài”. Đó là những tiếng thở dài hối hận trong bài hát “Lầm”, và cũng là một phần trong cuộc sống tình cảm thật sự của nhạc sĩ tài hoa Lam Phương.

      Mời anh Bá Phúc đọc phần 2 bài Vàm Xáng nhé.

      Chúc anh vui khỏe.

      Một Lúa

       

  5. Phi Rom nói:

    Đọc một lèo bài ” Nước xuôi Vàm Xáng” của Một Lúa  gợi mình nhớ lại  thời gian trên 4 năm sống ở Cần thơ, nhìn bản đồ sộng nước CT, thấy chữ Xuân Khánh, nhớ lại nơi này, ngày nào cũng đi qua cầu Tham Tướng,  cách đó không xa có chợ Xuân Khánh, mình vào chợ mua trái cây, chỉ có một lần đến nhà bạn ở Phong Điền nơi có vườn cam, mình ăn cam nhiều quá trời vì trái chín trên cây nó ngọt lịm làm mát cái càng cổ, đã khát làm sao…rất mong được đọc phần tiếp theo của bài, cám ơn bạn.

    • Một Lúa nói:

      Chào Phi Rom,

      Thời gian Phi Rom học ĐH Cần Thơ (gần đài phát thanh), lúc đó mà PR đi vòng ra Viện dưỡng lão dưới mé con sông chảy vô Cái Răng. Hổng chừng lúc đó PR sẽ gặp tui đập đá vòng vòng cái bãi bến đá dùng làm lộ Đầu Sấu chạy thẳng Cái Răng. Haha

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác