NĂM MƯƠI BỐN NĂM SAU (1960 – 2014)
Niên học 1958-1959 tôi học lớp Đệ tam (lớp 10) ban B tại trường Trung Học Công lập Tống Phước Hiệp của tỉnh Vĩnh Long. Mới vào Đệ nhị cấp, mọi người ái ngại. lo âu nhưng cũng rất phấn chấn đón nhận với lòng náo nức.
Những bài học của các bộ môn được chúng tôi chủ trương tìm hiểu một cách kỷ lưởng và phải được thông suốt. Có bài đầu tiên của môn Vật Lý đã làm tôi cũng như các bạn chới với. Đó là bài Sai số của bộ môn Vật Lý do giáo sư Ninh phụ trách. Thầy kiên nhẫn nhiệt tình giảng đi giảng lại nhiều lần mà chúng tôi vẫn còn hiểu một cách mơ hồ. Từ đó cho đến bây giờ mỗi khi có dịp nhắc về thầy thì phải nhớ bài học Sai Số và ngược lại.
Cách đây khoảng hai năm, một hôm có một cú điên thoại tìm tôi:
-Xin lỗi : Có phải tôi đang gọi số điện thoại của anh Nguyễn Hồng Ẩn không ạ? Tôi muốn tìm anh ấy! Một giọng nam vang lên mà âm thanh cho phép mình đoán được là một người lớn tuổi.
-Tôi là Ẩn đây! Tôi vội trả lời trong khi thầm nghĩ ai đi tìm mình ở cái xứ lạ quê người này.
-Tông đây Ẩn ơi! Nhớ Tông con của thầy Ninh không?
Làm sao mà quên được thầy kính mến của mình và thằng bạn học chung lớp tại trường Tống Phước Hiệp khi xưa.
-Trời ơi! Mầy đó hở Tông! Làm sao mầy biết số…của tao.
Và chúng tôi rộn rã thăm hỏi và nhắc lại những chuyện đã qua từ trường lớp cũng như chuyện đời của mỗi đứa từ độ chia tay ở niên học cuối cùng Đệ Nhị.
Ngày bải trường năm 1960, anh em lớp Đệ Nhị (lớp 11) của chúng tôi chia tay nghỉ hè, học ôn bài vở để sửa soạn cho kỳ thi Tú tài 1. Sau khi thi xong, chỉ những ai thi rớt thì hoạ chăng trở về trường xin học lại để chờ kỳ thi năm tới. Những ai đậu muốn học lên phải rời trường vì trường Tống Phước Hiệp dạo ấy không có lớp Đệ Nhất (lớp 12) nên học sinh phải tìm trường khác như Nguyễn Đình Chiểu ở Mỹ Tho, Phan Thanh Giản (ở Cần Thơ) hoặc các trường ở Sài Gòn như Petrus Ký, Chu Văn An, Gia Long, Trưng Vương…
Tôi và Tông không gặp lại nhau từ đó. Vậy là hơn nửa thế kỷ với bao vật đổi sao dời, chúng tôi liên lạc lại được nhau nơi xứ lạ quê người. Gia đình anh đang ở bờ Tây nước Mỹ còn tôi ở bờ Đông. Từ khi nối lại liên lạc, thỉnh thoảng “gặp” nhau trên điện thoại và chưa một lần mặt đối mặt nhau.
Tháng bảy năm nay, anh chị lấy tour du lịch quanh vài tiểu bang nước Mỹ và dừng chân thăm gia đình đứa con gái ngụ tại trường Đại Học MIT, Cambridge, MA. Từ nhà tôi đến đây khoảng 10 tiếng đồng hồ lái xe đi về nếu không kẹt xe. Dù rất ngại lái xe đường xa do tuổi già nhưng nếu bỏ qua cơ hội này thì biết đâu sẽ chẳng có dịp gặp tận mặt nhau. Tôi đã và đang ân hận một lần chần chờ khi thăm một bạn rắt thân và không may tôi đã vĩnh viễn chẳng còn có thể gặp lại vì bạn tôi sau đó đã đi xa.
Thế là tôi quyết định cùng bà xã sáng sớm hôm nay (17/7 /2014) lên đường. Ngày này thật đẹp trời và chúng tôi đã bắt tay, ôm choàng mừng nhau, thao thao tâm sự sau 54 năm không gặp. Thêm vui khi biết được chị Hoàng, vợ anh Tông, cũng là một cựu học sinh Tống Phước Hiệp mà nhà của chị bên Việt Nam ở gần bến phà Đình Khao.
Rất thỏa dạ! Nhưng chúng tôi vẫn còn mong tái ngộ nếu có dịp. Sau đôi tiếng đồng hồ ngồi bên nhau trước ly trà ấm tình bạn hữu, đồng môn, đồng hương, đồng nghiệp, đồng chí hướng, đồng cảnh ngộ…Chúng tôi phải chia tay trong lưu luyến và chúc nhau những lời tốt đẹp.
Hẹn tái ngộ…
Nguyễn Hồng Ẩn
July 20, 2014
Chúc mừng anh NHA đã gặp lại bạn tri kỷ sau 54 năm xa cách. Thật là cảm động trước tâm lòng của những người bạn, dù bất cư. bao giờ, bâts cứ ơ đâu vẫn mai. nho và tìm mọi cách để gặp nhau.
Bạn là một nhu cầu cần thiết cho cuộc sống; không may gặp bạn xấu thì bạn ấy cho ta một bài học nếu ta khôn ngoan nhận thức được để trang bị cho bước đường tương lai vững chải hơn, may mắn gặp bạn tốt thì là chất men xúc tác cho đời ta hạnh phúc hơn dù ít dù nhiều. Câu nói thời thượng “chúng ta sanh lầm thế kỷ” để trách móc thời thế bất phùng thời của con người lại đúng với nhiều người tong đó có chúng tôi. 54 năm, trong nước với phương tiện thông tin liên lạc “cổ xưa” đã không cho phép bạn bè đa phần chia cách dù mảnh đất quê hương nhỏ bé, đến nước ngoài dù bạn bè dù cách xa ngàn dặm nhưng với thông tin liên lạc hiện đại,hiệu quả và nhanh chóng, thì với tấm lòng thương mến, quý trọng, nghĩ về nhau thì việc gặp lại nhau có thể thực hiện dể dàng.Cám ơn Đức Tính.
Chúc mừng anh chị Nguyễn Hồng Ẩn vượt cuộc hành trình 10 tiếng đồng hồ để gặp lại bằng hữu thân thương.Tình cảm thật đáng trân trọng!
Thật ra 10 giờ đi /về bằng xe ờ Hoa Kỳ không có gì ghê gớm cả nhưng tôi đã đắn đo một “tí ti” trước khi nổ máy là vì mình đã lớn tuổi, có những lúc cảm thấy mệt bất ngờ, mắt/tai/tay quờ quạng và không có phụ xế .Bà xã không dám lái xe trên xa lộ tuy nhiên là người sẽ giúp tôi khi cần. Xưa thầy cô và cha mẹ dạy: “Việc gì làm được hôm nay thì đừng để đến ngày mai” nên tôi nhất quyết lên đường. Cám ơn Hạnh đã “khuyên” điểm tốt cho chúng tôi.
Ẩn ơi! Nếu biết được mày đi gặp Tông,tao sẽ gởi lời hỏi thăm nó với.Thằng bạn rất dễ thương và hiền khô,luôn ôm cái cặp da tổ bố…Rất vui được biết thêm một người bạn cũ nữa. À Ẩn ơi, mày có gặp Trần hoành Sơn không ?(đang ở Cali). Hoành Sơn là anh Hai của Hoành Hà và Hoành Châu thuộc Gia đình C đấy… Mong được bạn già cho biết thêm tin tức về bạn bè cũ của chúng ta. Đọc bài viết của mi, ta thấy nhớ…lắm. Thân, PT*.
*Đúng đó Năm Thạnh, Tông ngày nay vẫn như ngày nào. Bạn mình sau khi đổ Tú Tài đã có lúc dạy học tại Nữ Trung học Đoàn Thị Điểm Cần Thơ, nơi tao đã về đó năm 1970 khi mà Tông vì tổng động viên nên chọn đời binh nghiệp. Ra trường nhận nhiệm sở tại Chương Thiện, Tông suýt mất cánh tay trái. Bị thương nặng không tải thương được, máu ra nhiều, các bác sĩ quân y định cắt cánh tay, may có một bác sĩ VN đã xuống ca, xin chỉ huy trưởng trở lại tình nguyện giải phẩu cho Tông, và với tài năng cũng như may mắn đã giữ lại cánh tay, dù là tàn tật, còn “ cái, trỏ, giửa “ vẫn hoạt động. Tông giải ngũ trước bảy lăm và nay định cư tai nam Califonia. Tông có trai gái, đã có cháu, cuộc sống lúc “tuổi vàng” cũng khá nhàn. Anh và chị Hoàng, gia đình chị ở gần phà Đinh Khao” có biết vườn của ba má của Hoành Sơn gần đó, sức khoẻ tốt, thường nhật ăn rau và cá, cá khỏi mua do Tông đi câu ăn không hết. Đại khái về Tông hiện tại là thế. Sẽ thư cho mầy biết e-mail của hắn.
*Tao có nói chuyện qua điện thoại lúc Trần Hoành Sơn mới định cư. Gọi lần nữa gặp con gái của Sơn bảo Sơn đang đi làm và sau đó mất liên lạc. Nghe đâu hiện tại Sơn đang ở San José thuộc Bắc California. Đệ nghị mầy hỏi thăm Sơn với em gái của Sơn.
Lyhuong chúc mừng các Anh,Chị được tái ngộ bạn hiền,những tình cảm đáng quý.Cũng như GDC chúng em ,các thành viên cũng từng bắt những cuộc đ.t mừng chảy nước mắt,khi nghe lại được giọng nói của bạn bè ,tri kỷ xa cách mấy mươi năm.
Vâng, cảm xúc chắc chắn là y chang cảm xúc của gia đình C đó Lyhuong. Tuy nhiên tụi này không chảy nước mắt vì là nam nhi mà. Cám ơn Lyhuong.
Tha phương ngộ cố tri, Tuyệt!
“Quê hương ngộ tân tri ”chắc tuyệt không kém hén anh. Chờ nhe!
Một người cố công dò hỏi , một người không ngại đường xa….Gặp lại nhau sau 54 năm !!! Ai nói xa mặt cách lòng ???
“Đường đi không khó vì ngăn sông cách núi…” Câu này cũng đã nhắc anh hôm đó. Còn câu “Xa mặt cách lòng…” Như Thùy nhắc ở đây làm anh bật cười vì …tụi anh giống như …hì hì. Cám ơn Như Thùy nhe.
Kính chào các đại huynh,
Rất ngưỡng mộ các anh.
Được Một Lúa ngưỡng mộ khiến tụi anh quá “đã”. Cám ơn người em, mà ở quê nhà là “láng giềng trong một ý nghĩa nào đó” và nay nơi xứ người là ở tiểu bang láng giềng với tiểu bang tôi ở.
Chừng nào quê hương ngộ bạn …già đây? Để đòi nợ ” dzách pồi hắc quẩi ” hỉ bạn già đồng môn!
bb