Mùa xuân và tuổi thọ

Ngày đăng: 26/02/2014 12:00:43 Sáng/ ý kiến phản hồi (4)

Đầu năm, đi đâu cũng được bạn bè chúc thọ, chúc sức khỏe.Việc chúc giàu, chúc có nhà lầu xe hơi đã xuống hàng thứ yếu. Mọi người ý thức có sống trên đời thì mới hưởng giàu được, còn chết đi rồi thì của cải vật chất phải nhường cho người khác.

Về quê năm nay thấy có nhiều cô bác sống trên 80 tuổi, nhiều người ra đi trước tết nhưng cũng đạt tới tuổi thọ 95. Nói chuyện này với bạn trên Sài Gòn, họ bảo môi trường ở quê sạch hơn ở thành, không khí tinh khiết hơn, thức ăn ở quê không nhiểm hóa chất do vậy sống thọ hơn dân thành thị. Biết vậy mà sao, gia đình nào có con cháu giàu cũng muốn đem ông bà lên thành phố sống, trên đó có bệnh viện cao cấp, thầy hay, thuốc giỏi còn để ở quê nửa đêm bệnh bộc phát chở  mới tới Bình Chánh là đã ngưng thở rồi.

Hồi tôi còn nhỏ, trong xóm nhà có ông bà được bảy chục tuổi mới làm lễ  mừng thọ, gọi là ăn thất tuần, nhưng số người này rất hiếm. Mừng thọ là một tập tục đẹp của người Việt Nam, nhằm để con cháu tỏ lòng hiếu thảo, tôn kính ông bà cha mẹ.  Gia đình mừng tho ông bà thường chọn ngày sinh và năm chẳn tuổi như 70-80- 90 để tổ chức. Có nhà tổ chức ngay trong dịp đầu năm như trường hợp bạn tôi Tư Giới, để con cháu ở xa về đông đủ. Nhà giàu thì mời bà con trong xóm, người khá thì chỉ tổ chức trong gia đình, bởi lẽ  số lượng cháu nội ngoại, dâu rễ, cháu chắt dự đầy đủ là hơn  năm bàn.

Ông bà sống thọ được con cháu chúc tụng, tạ ơn sinh thành dưỡng dục. Họ mừng vì ông bà đến tuổi này còn sống trên đời để còn có dịp báo đáp. Nhớ hồi năm 1990, chú Sáu Nguyên ở Rạch Vông chuyên làm văn tế để đọc trong lễ mừng thọ cho người còn sống nghe công đức của mình. Loại văn này ngày nay ít người biết làm, nên nhiều gia đình đến nhờ, chú Sáu phải nặn óc mấy đêm để có bài văn ê a mấy trăm chữ. Trong quê, người có chữ nghĩa được chòm xóm nhờ là điều vinh hạnh, nên không lấy tiền thù lao. Phải chăng vì vậy mà nghề này  càng mai một (?) Năm nay, dường như xã hội đã “chế” việc đọc chúc văn nhưng các thủ tục khác còn giữ, tạo nên sự trang nghiêm của lễ mừng thọ.

Ông bà nói : Phú quý sinh lễ nghĩa, năm nay và các năm tới, đời sống thôn quê chắc chắn khá hơn, con người sống thọ hơn thì lễ mừng thọ chắc chắn sẽ được phục hồi với đầy đủ nghi thức. Có lẽ bây giờ tôi phải học viết văn tế là vừa.

HM

H1                                Con trai lớn mừng đại thọ mẹ

h2                            với cac cháu cố 

h3                 Con gái yêu nhỏng nhẻo với mẹ

h4                               Thêm tục lì xì ngày Tết

h5

h6

h7

h8

h9

Có 4 bình luận về Mùa xuân và tuổi thọ

  1. Hoàng Hưng nói:

        Ở xứ lạ quê người gặp được người đồng hương rất mừng. Gặp được một anh chị quê Vũng Liêm còn mừng hơn nữa. Hôm anh chị gả đứa con gái đầu lòng, anh chị nhờ tôi trong ngày rước dâu, khi cô dâu dâng rượu mời cha mẹ, tôi đại diện cha mẹ nói vơi cô dâu chú rễ vài lời.  Tôi viết ra, đọc cho thuộc, không biết tôi viết có lộn không, trong ngày vui của cô dâu ,vậy mà sau khi nghe tôi nói, cô dâu khóc như mưa.

  2. Phi Rom nói:

    Vậy là HHg có khiếu văn chương rồi. Bây giờ hơn 60, đi đám ngồi ghế trường kỷ, tập viết chúc văn, điếu văn cho bà con lối xóm là vừa. Tui nghĩ chuyện này đối với HHg nhỏ như con thỏ, một sớ táo quân dài hàng ngàn câu còn làm được, vài trăm câu trong điếu văn thì có sá gì. Anh chị em nào muốn điếu văn cho mình với công nghiệp đầy đủ , đức hạnh vô cùng thì gửi bản lý lịch cho HHG sớm để HHg còn lưu trong hồ sơ, khi hữu sự lấy ra viết Haha

  3. NHA nói:

    Bài này gợi lại trong tôi một ký ức…

    Nhớ một cách mơ hồ hai câu chuyện kể của thầy tôi liên quan về tuổi già, xin chia sẻ; cần sự góp ý của các bạn để câu chuyện rõ ràng hơn.

    Chuyện 1: Thuở xưa, một bộ lạc ở nơi nào đó trên trái đất có tục lệ là trong nhà khi cha / mẹ già sống đến một hạn tuổi (thí dụ 60 chẳng hạn) thì phải cho leo lên một cây (chắc con cái phải phụ đưa lên),  cao ở một độ nào đó. Dưới đất con cái rung cây trong hai/ba/bốn…phút nếu cha / mẹ còn bám được thì đem xuống tiếp tục phụng dưỡng.

    Chuyện 2: Xưa có một vị vua (có thể là vua nước ta) ra lịnh nếu cha / mẹ đến tuổi 60 chẳng hạn thì phải giết chết vì vua quan niệm già ăn hại, không ích lợi gì cho xã hội. Một vị quan trong triều, lại là người con chí hiếu, có cha già đáo hạn tuổi theo lệnh vua nhưng thương cha nên âm thầm nuôi cha trong một ngôi mộ giả. Một hôm đến thăm cha với sắc mặt âu lo, người cha hỏi tại sao như thế. Người con mới kể triều đình đang bị một nước lớn thách thức, thách thức là sứ thần nước ấy mang một khúc gổ hình trụ sơn bên ngoài và đặt câu hỏi “đầu khúc gổ nào là gốc cây”; nếu trả lời sai là phải thần phục, triều cống, cắt đất …Người cha nói : chuyện dể ợt ! Thả cây xuống nước, nhìn và phán đoán…thì biết ngay đầu nào gốc, đầu nào ngọn.

    Hôm sau người con vào triều trình tấu, và nhờ đó triều đình thoát khỏi sự thử thách của nước lớn. Nhà vua khen thưởng và hỏi lý do. Vị quan lạy vua xin tha tội khi quân trước khi khai sự thật, vua hứa không bắt tội dù là tội tày trời. Vị quan thú thật,  nhà vua nhận mình đã sai lầm và xoá bỏ luật …giết cha mẹ già từ đó.

    • Một Lúa nói:

      Chào anh NHA,

      Trong dân gian còn câu chuyện:

      Có người con nuôi cha mẹ già, người ấy bực mình vì cha mẹ tay run hay đánh rớt bể chén ăn cơm, hắn ta dùng chén mẻ miệng và chén nứt cho cha mẹ mình dùng để lỡ bể không uổng.

      Đến khi hắn già thì hoàn cảnh lặp lại y như trước kia. Nhưng lần nầy con ông ta dùng gáo dừa khô thay chén.

      Phải hồi xưa ngoài siêu thị có bán chén nhựa PVC thì ông ta đâu gặp quả báo nhãn tiền.

      Em thấy hệ thống Day Care cho người già ở Mỹ mà tự hổ thẹn bản thân về những đóng góp hiện tại cho xã hội.

      Chúc anh vui khỏe

      Lúa

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác