Ngày tết nhắc chuyện nhà thơ xưa

Ngày đăng: 31/01/2014 09:07:28 Sáng/ ý kiến phản hồi (0)

 

Khắp nơi rộn rã tiếng reo mừng, Có lẽ xuân này hơn xuân trước,Trông hướng quê nhà, nhỏ lệ rưng.  Không biết Hoài Thương nói là, Xuân này le lói một niềm vui chung nào đó nên khắp nơi vui ca hơn năm trước, hay là năm này Hoài Thương “homesick” nhiều hơn năm trước.

   Hôm nay, mùng 1 tết, kể chuyện ông Thương Hoài Diệp cho Hoài Thương nghe, cô Diệp là thật, là cô giáo, cũng như cô Duyên của Nguyễn tất Nhiên có thật. Ông Thương hoài Diệp lớn hơn tôi đúng 10 tuổi, vậy là ông tuổi Nhâm Ngọ. Hồi xưa chỗ tôi làm, có làm báo, nhưng lúc đó tôi trẻ quá, ham chơi không để ý gì đến báo chí, suốt ngày ngồi quán cà phê, đúng ra là một quán “da ua” nghe cô chủ nói tiếng “Huệ.”   Một hôm tôi bị phạt, phải ngồi làm việc đúng 7 tiếng mỗi ngày, mỗi giờ xếp gọi điện thoại đến điểm danh một lần. Buổi chiều tôi không nghe xếp gọi điện thoại điểm danh nữa, tôi gọi lại nhắc xếp đã quên điểm danh. Xếp cấm tôi không được gọi cho xếp nữa, chừng nào xếp muốn điẻm danh, xếp sẽ gọi. Hôm sau tôi được mật báo, xếp đã về Sài Gòn chiều hôm qua rồi, hình phạt tự động chấm dứt. Hôm bị phạt không biết làm gì, tôi mới lấy tờ báo chỗ mình làm ra đọc, thấy có bài của Minh Nguyễn, Trần Hoài Thư, Đào vũ Anh Hùng. .

Tôi đọc được bài thơ của Thương Hoài Diệp, mấy hôm sau gặp ông, tôi nói bài thơ của ông hay quá. Ông cự lại tôi, “Tao cho tụi bây tập thơ của tao, để tụi bây đọc chơi thôi, tại sao tụi bây dám đem thơ tao đăng báo.”  Tôi  chống chế, tôi không dính dấp gì tới tờ báo hết, tôi chẳng biết gì về “làm báo.”  Ông biết rầy tôi oan, nên ông bù lại, mời tôi đi ăn cơm tấm. Tôi đã ăn hết dĩa cơm tấm, ông vẫn còn đang chan thêm nước mắm, còn đang trộn cho đều. Tôi nghĩ ông kỹ lưởng quá. Về chỗ làm, lục lại tủ bàn thấy có một tập thơ của ông tặng tôi. Vậy là lúc ông tặng tôi, tôi không có ở chỗ làm, và người nhận quên nói lại tôi nghe.  Tôi đọc thơ ông, trái với những gì tôi nghĩ ông là người kỹ lưởng, “chữ nghĩa” ông không kỹ lưỡng, trau chuốt như một vài nhà thơ khác, tôi vừa đọc thơ, vừa phải lật tự điển Viêt Nam để tìm ý nghĩa. Thương Hoài Diệp dụng ngữ rất nhẹ nhàng, nhưng thanh thoát dể đi vào lòng người. Rất tiếc tôi không còn nhớ câu nào, hình như còn nhớ nửa câu “Đời bềnh bồng như những cánh bèo trôi?”

Hoàng hưng

                    Nguyễn đức Minh, (người thứ 2 từ trái qua)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác