Co Hạnh

Ngày đăng: 24/08/2013 08:48:45 Sáng/ ý kiến phản hồi (3)

Mọi học trò có một cái nhìn khác nhau về thầy cô. Hiệp lúc nào cũng quý mến Cô Hạnh về tư cách cũng như kỹ năng giảng dạy. Cô rất thương và lo cho học trò trong lớp, thể hiện nhiều lần qua lời nói và việc làm của cô. Cô không nói nhiều, nhưng mỗi lời nói đều chính xác và nghiêm nghị, thỉnh thoảng cô cũng mĩm cười. Nếu bạn nhìn khéo một chút sẽ thấy liền.

Cô chỉ cười  khi thấy học trò mình làm được việc. Hiệp cố gắng nhớ lại những kỷ niệm vui buồn ở lớp trong giờ của cô để chia sẻ với các bạn cùng niên khoá, đặc biệt là lớp 12D 4. Chúng ta thật sự có một người cô quý mến. Hôm đó, trong giờ dạy của cô có một cô giáo trẻ còn đang trong giai đoạn thực tập ngồi dự giờ . Cô giáo trẻ này  tên Hà, có lẽ cũng là học trò cũ của cô Hạnh thì phải (?) Hiệp biết cô Hà là do cô ở cùng xóm phường 2 với Hiệp. Cô Hà là con gái lớn của bác Kích, chủ tiệm cầm đồ Kim Long trước đây. Hiệp lúc đó chỉ là một học sinh hoc lực  trung bình thôi, mặc dù rất siêng năng. Hôm đó không phải là ngày của Hiệp.  “It’s not my day!”. Thấy cô Hạnh rà trên sổ tay, từ trên xuống dưới, và dừng lại ở khoảng vần H…Hiệp bắt đầu lo rồi. Hôm nay sẽ bị trả bài…ha..ha..hay là hu..hu..Sợ chết đi thôi!  “Em Hiệp lên đây” Cô bảo với một giọng dõng dạc, chắc chắn. Hiệp tự bảo với mình…thôi chết rồi! Câu hỏi của Cô là:  ” Em hãy đưa vào học thuyết tiến hoá của Charles Darwin ( Dac Quyn) với những bằng chứng của sự thích nghi của các loài đối với môi trường để giải thích hiện tượng tại sao bàn chân vịt lại có màn.

Mặc dù chưa phải là đệ tử thật thụ của Darwin, những Hiệp củng có gắng hết sức mình để chứng minh được lời của Darwin nói, với phần phía dưới cuối lớp còn có cô giáo trẻ  đang theo dõi nữa, cô ở cùng xóm với Hiệp, có gì thì mắc cở chết đi ! Hiệp đang thích thú dùng lời biện bạch để trả lời câu hỏi đó, có lẽ mất khoảng 5, 10 phút gì đấy..Cô Hạnh cười và lập lại những dẫn chứng của Hiệp và bảo với Hiệp rằng: Em lại đi lạc vào học thuyết của La-mác rồi, em phải cẩn thận khi nói về điều này, phải giải thích theo như lối này…là như vầy ..như vậy nè…Em về chỗ, cho em chiếc gậy Trường Sơn, như thầy Bửu dạy toán thường nói. Hiệp nói đùa thôi. Cô Hạnh cho Hiệp gần như điểm perfit…9.9999, nhưng rồi làm tròn con số lại vẫn chưa đuợc điểm 10 trọn vẹn.

Có một hôm, Cô Hạnh cho một bài toán về di truyền học, bài toán nầy thuốc loại  toán khó, và mới, hoàn toàn chưa thấy trước đây. Đề của bài toán là..Có 2 anh em sanh đôi, một trong 2 người sanh đôi, có một người có gia đình, sau đó, sanh con, qua nhiều thế hệ, hỏi kiểu hình của những thế hệ đời sau như thế nào? Điều kiện của bài toán cho ra là, có một vài dự kiện ( informations) của người đã lập gia đình rồi thiếu sót trong bài toán này. Bài toán cho ra mà thiếu sót dữ kiện, thì coi như không thể nào làm được.  Vậy mà có một bạn trong lớp nhìn thấy nhanh hơn Hiệp. Bạn nầy thấy  được rằng,  mặc  dù thiếu đi dữ kiện, nhưng mà có thể sử dụng dữ kiện của người anh trai kia,  sử dụng  cũng được, bởi về anh em sinh đôi, cùng genes, có thể mượn dữ kiện người này,  sử dụng cho dữ kiện của người khác .  .Cuối cùng vấn đề trong bài toán đã được giải quyết. Bạn đó chính là bạn Việt Hoa.

Hôm nay nổi hứng, Hiệp kể lại cho các bạn nghe nhiều viết như vậy là quá dài rồi. Hiệp rất tiếc là thời gian không cho phép Hiệp  kể về những sinh hoạt  vui , các câu chuyện hay của 12D4 trong giờ giảng dạy của cô Hạnh trong khi  Hiệp có thể  kể  lại nhiều  mẫu chuyện vui của lớp 12D4 tới sáng mai luôn… nhưng Hiệp tạm dừng lại  ở đây và  mong các bạn hiểu thêm nhiều hơn về cô Hạnh.

 bài Trần đức Hiệp, ảnh do Trần Bình cung cấp

 

Có 3 bình luận về Co Hạnh

  1. TRẦN BÌNH nói:

           Rất hoan nghênh bạn Đức Hiệp đã tham gia vào trang nhà và kể những mẫu chuyện vui về lớp 12D4 .Rất mong bạn đóng góp một bài viết vào trang 12D4 của cuốn KỶ YẾU NK79 sắp phát hành vào tháng 10/2013 .(Các bạn lớp 12D4 rất mong sự đóng góp này)

           Nhân vật mà bạn nói trong bài viết là cô Hà, chị của Ngọc Toàn lớp 12C3 NK79, bạn chị Phi Rom (NK71) đã mất cách nay gần 1 năm (mời bạn xem lại mục buồn vui thì sẽ rõ)

  2. Bạn Hiệp,

    Thương Thương là tên gọi của người thân đặt cho tôi chứ không phải tên đi học, trên giấy khai sinh.

    Tôi có thể xưng chị với bạn.

    Lớp tôi học Sinh vật với cô Hạnh năm lớp 11. Trước đó cô dạy trường Thủ Khoa Huân. Mỗi học trò đều có cái nhìn & cách nhớ rất khác nhau về thầy cô của mình phải không bạn. Vậy cô hiện giờ ở đâu ? Hình như ở Mỹ, tôi có nghe như vậy. Cám ơn bạn.

    Thân mến,

    • Hiep Tran nói:

      Chị Thương Thương thân mến,

      Như vậy là từ đây Hiệp có thể gọi chị Thương Thương bằng chị. Có lẽ chị học trước khoa 79 của tụi em. Vâng ạ, Cô Hạnh đang ở Mỹ, có lẽ các anh chị đầu đàng trên mạng này sẽ biết nhiều về Cô Hạnh hơn là Hiệp. Hân hạnh được biết chị Thương. Chúc chị thật nhiều niềm vui, niềm thương, giống như là nick name của chị.
      Thân mến.  
      Em Hiep

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác