Chợ lách khởi đầu phát triển du lịch

Ngày đăng: 19/07/2012 03:44:53 Chiều/ ý kiến phản hồi (2)

 

Chợ Lách cũng như các vùng quê khác ở Nam Bộ,  có sông rạch, có vườn trái cây do vậy việc phát triển ngành du lịch tai Chợ Lách rất thuận lợi. Chính quyền đã vận động người dân, mời gọi các công ty lữ hành từ năm 2000 nhưng đến nay mới thấy được bước khởi đầu sự phát triển

 

Thiên nhiên ưu đãi

Về cồn Thới Sơn ( Tiền Giang) hay qua cù lao An Bình (Vĩnh long) thiết nghĩ khách không cần đi nơi khác vì miệt vườn đồng bằng đều tương tợ nhau, có người đã nhận xét như vậy. Thế nhưng với Chợ Lách thì có phần khác biệt hấp dẫn hơn vì có nhiều làng nghề để khách đến tìm hiểu. Những làng nghề làm cây giống có từ lâu đời xuất phát từ Cái Mơn lan truyền ra cả huyện để Chợ Lách đạt danh hiệu là nơi làm cây giống lớn nhất cả nước. Một làng kiểng thú được các nghệ nhân ở đây là bằng cây xanh giờ đã được các khu du lịch ở khắp nơi đặt làm. Ban đầu những nghệ nhân ở Cái Mơn (Chợ Lách) chỉ biết làm con nai bằng cây bùm sụm, sau đó làm các con thú bằng cây si để bán trong dịp tết. Năm nào thú ấy cho 12 con giáp, trừ con rắn bán không được nên không có làm. Gần đây cơ sở của ông Năm Công, một nghệ nhân ỡ xã Vĩnh Thành có làm vài chòi bằng cây si đặt tên là thư quán xanh. Thư quán được các quán cà phê sân vườn, các hoa viên tư nhân tiêu thụ mạnh. Ngồi trong thư quán, chủ nhân uống trà, uống rượu đàm đạo với bạn bè vừa thoáng mát, vừa có cảnh quan. Kiểu dáng thư quán thì tùy theo khách hàng đặt hoặc cơ sở thiết kế, nhưng phải đảm bảo chắc chắn để khi cây xanh leo được kềm cứng lại.

Trong xã Vĩnh Thành lại có làng mai, cung cấp cho làng mai Thủ Đức, cơ sở hoa kiểng nội thành TPHCM bán vào dịp tết.  Ngoài ra họ còn dùng mai làm kiểng bonsai với giá rẻ, gọn nhẹ để bán cho khách du lịch.

    Cái Mơn là vùng xứ đạo Thiên chúa, do vậy có nhiều nhà thờ cổ ở xã Vĩnh Thành, xã Long Thới, kiến trúc độc đáo với tuổi đời hàng trăm năm. Chùa chiền thì nhiều ở các xã khác, không phải là di tích văn hóa nhưng không vì thế mà không có khách du lịch tâm linh. Hàng năm vào các ngày rằm lớn, chùa Bửu Linh (xã Sơn Định) có hàng ngàn người đến viếng. Đặc biệt, vào tết Đoan ngọ, tại cồn Phú Bình, thuộc xã Vĩnh Bình có nhiều ngàn người đến tắm vào buổi sáng khi thủy triều rút xuống để lồi bãi cát lớn ở giữa sông. Thanh niên nam nữ đến đây tắm bùn, có những gia đình đi ghe mang thức ăn, đồ nhắm ra giữa cồn nhìn sông nước và mọi người vui chơi mà uống rượu. Quán xá tự dưng mọc lên giữa sông, thức ăn theo dạng những đồ ăn của gia đình nông dân được mang ra để bán. Giá cả không đắt so với giá quán ở phố chợ nhưng với nông dân sống trên cồn cũng là nguồn lợi lớn.

Trình độ nghiệp vụ

Nói trình độ nghiệp vụ là dùng từ cho có tính chuyên nghiệp, chứ nông dân làm du lịch thì chỉ là đi học lóm. Họ đi du lịch nhiều nơi, thấy được điều hay ở các  vùng miền khác đem về áp dụng. Mười năm về trước, chính quyền có mời các công ty lữ hành về huyện khảo sát và có hỗ trợ vốn cho nông dân để đầu tư nhà nghỉ, điểm du lịch. Đa số các công ty đều thấy Chợ lách là xứ sở có nhiều tiềm năng, họ đã thiết kế tour và đưa nhiều đoàn khách xuống tham quan ở các làng nghề, thăm vườn  cây ăn trái, nhưng rồi một thời gian thì lại vắng bóng. Năm nay, theo ông Lê Phước Toàn, Phó Chủ tịch huyện Chợ Lách thì đường đi từ Chợ Lách lên TPHCM và các tỉnh đã thông thương vì cầu Rạch Miễu và cầu Hàm Luông đã được nối liền. Các cây cầu trên Quốc lộ 57 đã hoàn thành, việc giao thông rất thuận lợi, xe chở khách du lịch có thể đưa đến tận đầu vườn (chỉ còn 2 Cầu Hòa Khánh và Cầu Hòa Nghĩa thuộc kinh phí của Bộ Giao thông nhưng chẳng may việc cấp kinh phí bị ngưng lại vì chủ trương giảm đầu tư công. Hai cầu này hiện nay tải trọng chỉ 8 tấn , còn các xe tải trái cây thì nặng đến 10 tấn, nên không qua được).

Trước đây do không hiểu về dịch vụ du lịch, các điểm du lịch địa phương đã tính giá cả các suất ăn hơi cao, công ty lữ hành không chọn tour này cho khách khi thấy lợi nhuận thấp. Ngày nay, lớp thanh niên trẻ thay cha làm du lịch, họ có kiến thức về kinh tế, về văn hóa giao tiếp nên đã thay đổi tốt hơn. Một nhà nghỉ miệt vườn đã có Internet để khách và các công ty du lịch ở xa có thể đặt phòng nghỉ, món ăn cho khách trước đó một hôm. Việc trang trí sân vườn, nhà khách theo kiểu phương Tây, kiểu nhà cổ đều được thực hiện. Nhà vườn trước đây ngại tiếp khách do sợ mất thì giờ, mà thu  nhập kém, nhất là phải đầu tư thêm đường đi, băng đá, nhà mát, nhà vệ sinh. Bây giờ họ tự động thành lập khu vườn du lịch sinh thái như: Năm Vũ ở xã Phú Phụng, Tám Lộc ở xã Vĩnh Bình để đón khách du lịch, lấy đó làm nguồn thu nhập chính. Các khu này tuy không khác so với các điểm du lịch ở  An Bình, huyện Long Hồ ,Vĩnh Long, hay Cái Bè, Tiền Giang nhưng nó giải quyết được nhu cầu thích điểm mới, ăn trái cây ngon của giới thanh niên và cũng để cho người dân địa phương có nơi để tiếp bè bạn phương xa đến đột xuất mà gia đình không có điều kiện đãi đằng.

Lương Minh

 

 Có trại nuôi gà nòi quy mô hàng nghìn con

 Tại nhà nghỉ Bình An

        Tại cơ sở làm kiểng của ông Năm Công

 

Có 2 bình luận về Chợ lách khởi đầu phát triển du lịch

  1. Ngoc Thư nói:

    Là dân Chợ lách sống ở TP. Hồ chí Minh , một năm về quê 2 -3 lần, vậy mà không biết người ở quê thay đổi cách làm ăn. Từ nay về sau, bạn bè tôi có đòi về Chợ lách chơi , tôi sẽ hỏi thăm CC. Mong anh không từ chối chứ ?

  2. Phi Rom nói:

    Tôi có một người bạn học chung ở Nguyễn Trường Tộ đang sống tại Chợ Lách, có đi xuống đó vài lần  nhưng không có thời gian đi để tìm hiểu quê hương của bạn. Đọc bài của CC mình thấy tiếc hùi hụi, tại sao không nhín chút thời gian để đi đây đó tìm hiểu thêm. Giờ thì việc đi chơi đối với mình hơi khó.

    Tôi đề nghị với chủ chợ nên kết hợp với công ty du lịch Bình Lan  tạo điều kiện cho cựu HS TPH có chuyến du lịch rẻ tiền cho anh chị em được đi chơi Chợ lách, chứ còn đi hàm thụ như vầy thì không đả tí nào. Phải chi đi Maricopa thăm Hoàng Hưng thì khó, còn vùng đất ngay bên cạnh mình mà không đi được thì uổng lắm. (PR)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác