MỘT THỜI LIỀU MẠNG

Ngày đăng: 23/11/2018 05:58:01 Chiều/ ý kiến phản hồi (4)

Khi về làm cho báo Tài Chính, bạn bè tôi đến chúc mừng, họ cho tôi biết tờ Financial Times ra tại London có luợng phát hành mỗi ngày gần 400.000 bản , còn trang web báo này được 1,9 triệu lượt người xem/ngày. Tôi nghe qua sướng cả người, cùng lúc ấy nổi sợ lại tăng lên. Về một tờ báo kinh tế lớn biết gì mà viết  vì tôi chỉ là CN báo chí tại chức mà thôi. Anh Hoàng Hoài Sơn, trưởng bộ phận phóng viên ở phía Nam khuyên tôi, bất cứ đề tài gì : Thể thao, văn nghệ đều có thể khai thác được nếu có thêm yếu tố tài chính. Cùng là đề tài bóng đá, báo thể thao khai thác cầu thủ nào hay, trận đấu tỉ số là bao nhiêu, thì phóng viên tài chính phải biết cầu thủ đó đáng giá bao nhiêu, trận bóng đó ban tổ chức thu được bao nhiêu tiền thì mới phù hợp. Có người còn dạy tôi viết về công ty cho báo Tài Chính ngoài trừ thành tích ăn nên làm ra phải lấy cho được số liệu công ty này nộp bao nhiêu tiền thuế mỗi năm, đứng hàng thứ mấy trong top nộp thuế tốt. Với công thức đó, mỗi khi tôi viết về một ngôi chợ du lịch, tôi phải viết đây là ngôi chợ có số thu lớn nhất ở thành phố. Còn về vùng Chợ Lách, xứ sở cây giống lớn nhất nước, đề tài hay nhưng tôi hỏi chi cục trưởng chi cục thuế ở đó, biết số thu hàng năm quá nhỏ, tôi phải gát lại đề tài này !

Năm 2000, khi Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) bắt đầu hoạt động thì tôi được phân công theo dõi và viết bài hàng ngày về thị trường này. Tôi xanh cả mặt vì biết gì về chứng khoán mà viết, nhưng làm phóng viên được phân công thì không được thoái thác. Những ngày đầu, chỉ có 2 cổ phiếu REE và SAM giao dịch trên sàn vậy mà yêu cầu phóng viên phải viết bài dài hơn 600 từ, gần đủ để đăng nửa trang báo, trong đó có thêm 1 tấm ảnh.

Hàng ngày, tôi vát ba lô lên sàn giao dịch của Công ty chứng khoán Công thương dán mắt lên màn hình bảng số để ghi chép. Đầu tiên, nghe  nhà đầu tư bàn luận về hai mã cổ phiếu, sau đó ghi chép biến động của từng CP, bao nhiêu lệnh đặt mua ở giá này, bao nhiêu lệnh chào bán ở mã kia. Mỗi lần có sự đột biến về lượng hay giá là một chi tiết đắt giá cho bài viết hôm ấy. Có hôm đi trễ đến 20 phút, tôi lúng túng không biết ghi gì trong khoảng thời gian đó. Hỏi ai bây giờ, dù người đến sàn đông nhưng đâu ai có  hành vị kỳ lạ như tôi “xem màn hình tuờng thuật” như bóng đá !?

Viết về chứng khoán lẽ ra phải là người được học về kinh tế hay ở học viện ngân hàng, chứ còn phóng viên chỉ qua các buổi tập huấn của UB Chứng khoán Nhà Nước thì nhằm nhò gì! Nhớ có lần theoc đoàn khảo sát các doanh nghiệp chủ lực của thành phố, GS TS Trần Hoàng Ngân của ĐH Kinh tế TPHCM, thành viên đoàn sau khi xem báo cáo tài chính của doanh nghiệp xong, ông hỏi đến đâu là lòi ra khuyết điểm của công ty đến đấy. Tôi lấy làm khoái, giá mà được đi học lại thì viết về chứng khoán ngon lành!

  Viết bài về chứng khoán là phải có phần dự đoán chỉ số VN Index tăng giảm, không có phần này thì độc giả không đọc, đoán đúng giá mã CP tăng giảm thì còn tuyệt vời hơn. Ban đầu tôi không dám viết vì ngại sai, nhưng tổng biên tập báo Vĩnh Long nói với tôi, anh cho PV thể thao đi Hà Nội xem đấu giải bóng đá quốc gia, viết về trận đấu sắp tới cứ bình luận búa xua, đúng sai hạ hồi phân giải. Một bài báo mà không bình luận thì viết làm gì. Tôi thì run tay trước thị trường, tiên đoán một điều gì đều tham khảo ở  chuyên gia, mượn cái mác tiến sĩ của họ để giảm phần trách nhiệm, còn đúng sai thì không ai nở bắt tội. Nếu các chuyên gia ấy và tôi đóan gì cũng đúng thì họ không phải đứng trên bục giảng và tôi không làm phóng viên nghèo xách bút  lê chân từ sàn chứng khoán này đến sàn khác.

Lương Minh

                 LM về Hà Nội nhân kỷ niệm 25 năm xuất bản báo Tài Chính Việt Nam

 

 

 

Có 4 bình luận về MỘT THỜI LIỀU MẠNG

  1. học nghề nói:

    Anh Lương Minh truyền nghề cho tôi “liều mạng ” được không ? nếu được thì anh cho số đt hoặc email để minh thọ giáo nha.

  2. học nghề nói:

    Vì KHÔNG HỌC CHUNG với anh nhưng YÊU nghề báo . Nếu anh nhận lời thì hai anh em mình gặp mặt mà

    • Luong Minh nói:

      Nghề báo dành cho những người không biết làm gì mới vào đó. Bác sĩ, kỷ sư, giáo viên đều có thể viết báo được, ngược lại không có nhà báo nào mở phòng mạch, xin vô xưởng mà người ta cho làm. Do vậy, anh muốn học thì cần liều mạng viết đại thì được. Nếu không đủ can đảm thì tìm đọc sách, kỷ năng vi6t báo, tài liệu trong nước, ngoài nước đều có.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác