Kính thưa quý thầy cô
Thưa các bạn CHS của trường
Trang web này là bộ mới của trang tongphuochiep71.com do một nhóm CHS của trường thực hiện từ năm 2009. Thời gian qua, bản tin cũng đã làm được một số việc có ích như kết nối liên hệ các thế hệ cựu học sinh trong và ngoài nước với nhau, tìm được những bạn bè mà từ lâu không liên lạc được, giúp các bạn có nơi chia sẻ kinh nghiệm sống, giải trí, tìm được những kỷ niệm thân thương của một thời học dưới mái trường.
Đến nay, nhu cầu thông tin đa dạng, đối tượng bạn đọc cần rộng mở, buộc lòng chúng tôi phải nâng cấp bản tin được chuyên nghiệp hơn, hình thức phải bắt mắt hơn.
Với trang này, những chuyên mục cũ của trang 71.com gần như được giữ lại hết, có thêm mục truyện ngắn để giới thiệu những sáng tác mới ; mục “du lịch hàm thụ” để mọi người được giới thiệu chuyến đi du lịch kỳ thú của mình hồi năm xưa để độc giả được biết thêm những cái hay lạ ở một vùng đất khác.
Vẫn theo tôn chỉ ban đầu là “Mong được các bậc đàn anh, các em từng sống dưới mái trường đóng góp, chia sẻ để trang tin này được phong phú hơn, có ý nghĩa hơn”. Khái niệm TH Tống Phước Hiệp là bao gồm cả Collège de Vinh Long rồi Nguyễn Thông, Trường cấp 3 thị xã , Trường TH Lưu Văn Liệt ngày nay. Lần này chúng tôi được giao toàn quyền để đảm bảo lời hứa này của anh Trương Tường Minh, người sáng lập trang 71.com.
Xin chân thành cám ơn các bạn thời gian qua đã đóng góp tư liệu, bài vở, tài chính cho trang 71.com và giờ đây vẫn tiếp tục ủng hộ cho trang tongphuochiep-vinhlong.com này.
Bài vở và ý kiến đóng góp, xin các bạn vui lòng email về : [email protected] hoặc [email protected]
Thành thật cám ơn.
Lương Minh
Vu Lan về được đọc những baì thơ hay về Mẹ .8AT xúc động lắm .Đề nghị sửa tí
Cau đứng nghiêng ‘buồn’nhớ dang leo.
Xin thỉnh ý tác giả .8 AnhTuyết
Mẹ tôi không ăn trầu, nhưng đọc bài thơ này cũng thấy nhớ mẹ.
Anh Trương Mẫn kính quý, bài thơ tứ tuyệt này tuyệt hảo thật !!Chữ ” buồng ” ở đây là” buồng cau ” mới nâng bài thơ vượt cấp , hay biết chừng nào !! Nếu chỉnh lại chữ “buồn ” như 8 ánh Tuyết thì hỏng hét ý thơ của anh Trương Mẫn rồi ! Đúng vậy không nhà thơ ? Em Hoành Châu chờ nghe ý kiến của tác giả. Chúc nhà thơ vui khỏe để sáng tác thêm nhiều bài tứ tuyệt cho bạn đọc ,.
8AT ơi, nghiêng buồn ý nổi, nghiêng buồng ý chìm đấy.
Mẹ – Trương Văn Phú, nghe chạnh lòng xin góp vào một tiếng tim rơi.
Mẹ ơi !
Mẹ nằm, khô khóe mắt sầu
Tóc con sợi trắng tranh màu sợi đen!
Phong Tâm
Có chút ý kiến : nếu tác giả Trương Văn Phú muốn nói đến hình ảnh “buồng cau” thì từ “buồng” có ” G” là đúng rồi , 8 Tuyết ạ !
Còn nếu ý tác giả muốn nói : Cau đứng nghiêng ( và buồn bã ) thì BUỒN mới không “G” như 8 Tuyết thỉnh ý tác giả.
Thân mến với tác giả Trương Văn Phú và 8 Ánh Tuyết.
Cám ơn ý của các bạn, không có nhất mà có nhị tuyệt của Hồng Băng và huynh trưởng Phong Tâm, ông ra từ rất < diệu > và cô Hạnh cũng không kém. tôi hiểu Ý cô Ánh Tuyết có lẽ theo ý cô thì trình bày như vầy – Cau đứng nghiên – buồn nhớ dáng leo.
Thân kính cùng các anh chị
Trương Mẩn
8AT hiểu tg viết nghiêng buồng la buồng cau chu ,nhưng vi muốn thêm ý nên muốn viết::
Cau đứng nghiêng ‘buồn’ nho dáng leo
.
Bài thơ Mẹ của anh Trương Mẫn gợi YDT nhớ lại ngày xưa những buổi chiều sau khi tan học YDT và cô em thường thay phiên nhau đến nhà bà bán trầu gần nhà Huỳnh Kim Chín (bán cát đá) để mua ít trầu cau cho má của YDT ăn trong tuần.
Ô Trầu Xưa
Từ vắng mẹ ngôi nhà lạnh lẽo
Ô trầu cau lâu lắm không dùng
Bình vôi hồng vấn vương người cũ
Ống ngoáy trầu bên góc nhớ mong !
YDT
Tặng cô Yên Dạ Thảo cái ô trầu xưa cô vừa nhắc, để khi rỗi về lão nhai trầu cho vui cũng tặng cô cục thuốc xỉa, cục thuốc này nhỏ, cầm vừa hai ngón tay, kéo qua kéo lại cho bầy trẻ hết vía chơi.
Và sẽ được con cháu gọi là BÀ GIÀ TRẦU YÊN DẠ THẢO …hahaha! Phải không anh Trương? Đùa thôi…chớ làm sao mà có ngoại trừ Yên Dạ Thảo đóng vai trong một cuộn phim vinh danh những bà mẹ Việt Nam xưa cũ.
Hình ảnh một bà già móm mém nhai trầu, xỉa thuốc, ngồi bắt chân chữ ngũ ở đầu bàn trường kỹ bên ô trầu, bên bình trà, ngó mông lung nhìn trời mưa lăm răm trong một làng quê vùng đất thấp, bên dòng sông lửng lờ đầy rau mát, hai bên bờ đầy dừa nước, thỉnh thoảng có những cây bần ban đêm lặp lòe đom đóm nhô ra, thỉnh thoảng có những đám ô rô, cóc kèn rậm rạp …
Ôi ! Mùa Vu Lan nhớ bà Ngoại tôi, nhớ vùng trời nào thăn thương xa xôi…quá đổi đó bác Trương ơi!
Anh Tú ơi, nếu YDT được sống đến già và được cháu gọi “bà già trầu YDT” là đều hạnh phúc! Trong gia đình, YDT là người giống má em nhất, nên khi đọc phản hồi của huynh chợt tưởng tượng ra hình ảnh YDT ngồi trên bộ ván ngựa nhai trầu làm YDT mà vui buồn lẫn lộn. Chỉ e đời người bất tử vô thường YDT sẽ không có được may mắn nầy!
YDT ơi! Anh thử hình dung cảnh em vừa tròn “đôi tám” (88) ngồi nhai trầu bỏm bẻm kiểu như AT tả chắc là oai lắm à há….hỏng biết anh còn nhìn ra YDT không đây!!!.
Lúc xưa tò mò, YDT có ăn thử qua trầu cau têm vôi và dùng thuốc xỉa quẹt qua quẹt lại trên môi nhưng cay quá! Tương lai có dịp về VN nghỉ hưu, YDT sẽ tìm huynh để được nhận món quà nầy! Cám ơn huynh trước.
Cái này tôi tức lắm nghen, sở dĩ tôi viết phản hồi gởi cô Yên Dạ Thảo, vì tôi tìm được hình cái ô trầu, ống ngoái, bình vôi cùng cục thuốc xỉa, gởi minh họa tiếp bài thơ của cô. Tôi chèn vào lần đầu có hiện hình cùng lời viết của tôi gởi đi, cách khoảng 5-6 giờ, xem cái hình nó tàn hình mất tiêu chỉ còn câu chử. Tức quá chèn tiếp ành solo mong không có gì, đưa vô thì ảnh hiện lên, phản hồi rồi một hồi cũng mất tiêu, Ứ- HỰ, phần này phải chịu lỗi cùng cô Thảo vậy
Trương xệ
Xin nói thêm cho rõ ý – Nếu tác giả dùng chữ buồn (cho không vui) là tác giả nói buồn cho ta thấy buồn – Cau đứng nghiêng buồn/nhớ dáng leo. Ở dây tác giả sử dụng từ Buồng (cho cây cau gắn liền với buồng cau), tác giả không nói lên ” nỗi buồn” mà sự vật tự nói và chính ta đọc cảm nhận được ẩn ý của tác giả muốn nói – Cau đứng nghiêng buồng nhớ dáng leo (không nói buồn vẫn thấy buồn)? Xin lỗi tác giả và độc giả, đây chỉ là thiển ý của riêng tôi. PT
Đúng là anh cả, anh đã mớm, ý chìm Ý nổi rồi, nay anh mở hết ra, ôi anh cả cẩn thận quá chừng. cám ơn anh.
Hôm qua ngày 01-08 nhận được bài viết do Hồng Băng gởi. Giao cảm trong thơ Hồng Băng – Tửu Sĩ, vừa xem xong vào trang thấy đã đưa lên, lẹ thiệt. Được < Quen > anh cùng HB thật không uổng đời hít thở
Thân mến anh cùng các bạn
Trương mẩn
Không phải khoe nhe…nhưng sáng sớm hôm đó khi thức dậy, mở hôp thư, thấy bài này, đọc một mạch, đã quá, tôi ghi vào sổ tay của tui liền tù tì…xong mới bước chân xuống giường đó anh. Hỏng tin anh thử mở sổ tay của tui thì biết… Bộ ba Hồng Băng, Tửu Sĩ, Lê Liên…tuyệt!
Và Mẹ của bác Trương, cũng không kém, tui cũng mạn phép …chép luôn.
Đi bộ về vào đọc phản hồi của mình thì thấy viết trật chính tả, lỗi đánh máy…tùm lum!
“Hổng tin” chớ đâu phải “hỏng tin “… phải không bà con?. Viết không tin cho chắc ăn
Ẩn ơi! nhờ mày copy dùm bài GIAO CẢM TRONG THƠ HB-TS của Lê Liên vào Blogs’PT* nha! Cám ơn lắm…
Anh Phú Thạnh,
Vì không biết đchỉ của anh nên không gửi anh được. Sẽ gửi đến anh bài của tg khác, viết về bài Lá, để đọc chơi cho vui, chứ lên trang nhà hoài, thấy mình không phải. HB
HB ơi! có gì buồn vui cứ gởi cho mình với nhe. Địa chỉ của tui là [email protected] . Cám ơn trước, PT*.
Yên Dạ Thảo ơi, em nhắc làm chi cái ô trầu xưa để anh Trương Mẫn và anhNguyễn Hồng Ẩn”chọt” em đó ,thấy chưa ? Bây giờ chị xin hỏi tiếp , ‘ bà ngoại ấy” nhìn kỹ lại coi ,,,, ngoài ô rô, dừa nước, cóc kèn, rau mát, đom đóm cây bần ,,,ra, còn thấy CÁI XUỒNG BA LÁ của ai đó không? Hihi
Thường bơi xuồng ba lá cho bà ngoại đi chợ (chợ Cầu Mới) mới thấy dừa nước, cóc kèn, rau mát…