Trao đổi  về bài Hai Bà chúa thơ Nôm. . . .

Ngày đăng: 9/08/2016 08:55:47 Sáng/ ý kiến phản hồi (4)

Anh Huỳnh Hữu Đức thân kính, Lần đầu tiên giao tiếp tôi rất thích anh do tình cảm, vui vẻ, thẳng thắn với một chút “hài” có duyên của anh. Và sau đó mến phục khả năng viết lách thể hiện qua các bài có tính chuyên đề, khảo luận về văn chương với nhiều công sức và mất thời gian để cung cấp kiến thức cho bạn đọc, nhất là bạn đọc trên các trang mà anh có bài đăng.

Hoxuanhuong01

Nay đọc bài viết “Hai Bà Chúa Thơ Nôm đạo thơ” của anh thật thú vị, càng củng cố thêm sở đắc mà tôi gặp qua ngòi bút và kiến thức văn học với sự cần cù, phát hiện đầy sáng tạo của anh, có lẽ với cá nhân tôi không thể nào có được. Do vậy, tôi rất cần học hỏi một cách chính xác để bổ sung cho vốn hiểu biết cho mình. Nhưng có một điều ngờ ngợ đặt ra, tôi muốn hỏi và nhờ anh giải thích giúp để tôi được yên tâm tin tưởng, bởi tôi vẫn có ý niệm rằng: Phàm muốn học hỏi điều gì thì điều đó cần phải có tính chính xác cao, đặc biệt ở lãnh vực ” Nghiên cứu-Lý luận- Phê bình” về văn học.

Ở đây tôi chỉ nêu một chi tiết nhỏ thôi, qua bài thơ đầu của bài viết trên, đó là bài thơ “Đánh Đu” của Nữ sĩ Hồ Xuân Hương, tôi nghi ngại băn khoăn với 2 từ trong (vế đối của cặp thực), câu trên:

“Trai đu gối hạc khom khom cật”, đu hay du (?), vì có nơi tôi đọc là (du) tuy không quan trọng, bởi 2 từ nầy có thể coi là ý nghĩa có phần tương đồng, thì du coi như một  thuật ngữ, nếu xét về thuật làm thơ theo Lê Quí Đôn thì “ý kỵ lộ”, như vậy không cần dùng chữ đu cho bài Đánh Đu. Ở câu dưới:

“Gái uốn lưng cong ngửa ngửa lòng”, chắc chắn không phải là lưng cong rồi, mà phải là lưngong, vì hạc đối ong chớ làm sao hạc đối vớicong được? Vả lại, lưng ong là vòng eo đẹp của phụ nữ mà bắt nó cong thì…tội nghiệp, còn đâu là nét kiều diễm của phái đẹp nữa!

Với ý kiến trên là chỉ muốn tìm hiểu sự chính xác trong văn học và rất mong lãnh hội được nhiều điều, thành thật cám ơn anh.

Kính,

Phong Tâm

 

Có 4 bình luận về Trao đổi  về bài Hai Bà chúa thơ Nôm. . . .

  1. Rất đồng ý với anh Phong Tâm khi anh viết : ” Phàm muốn học hỏi điều gì thì điều đó phải có tính CHÍNH XÁC CAO, đặc biệt ở lãnh vực NGHIÊN CÚƯ-LÝ LUẬN- PHÊ BÌNH về  VĂN HỌC “

  2. Huỳnh Hữu Đức nói:

    Anh Phong Tâm kính,
    Cám ơn Anh đã có những nhận xét tốt về tôi. Thật sự chuyện viết lách là sở thích của tôi từ nhựng năm học đệ nhất cấp, chỉ nhằm thoả mãn những suy nghĩ cá nhân.
    Xin có ý kiến về những góp ý của Anh:
    – Trước hết về chữ “đu” không chỉ có bản viết chữ “du” mà còn có bản ghi chữ “co”. Đừng nói chi thơ của các thi nhân từ thế kỷ 19, ngay thơ của các thi nhân trong thế kỷ 20 của chúng ta còn có sai lệch hay thiếu sót gây tranh luận sau khi Thi nhân đó qua đời. Đồng ý với anh khi người xưa làm thơ, họ thường “ý tại ngôn ngoại”. Nhưng ở đây, Tôi nghĩ nữ sĩ Hồ Xuân Hương là bà chúa thơ Nôm nên bà dùng chữ “đu” không gì phải bàn cãi.
    – Riêng ” lưng cong” bài “Đánh Đu” do tôi copy trên mạng, quên coi lại đây là khuyết điểm lớn nhất của tôi từ trước đến nay, do làm biếng và tự tin.
    Cám ơn anh đã nhắc nhở.
    Sẵn đây nhờ Lương Minh sửa lại là “lưng ong” dùm.
         Thân kính
    Huỳnh Hữu Đức

  3. Phong Tâm nói:

    Cám ơn anh Huỳnh Hữu Đức có ý kiến khẳng định phản hồi, để tôi có chỗ tin cậy và coi đây như một lời chuẩn mực.

  4. Phong Tâm nói:

    Cám ơn cô Lê Thân Hồng Khanh có ý kiến tương đồng về quan niệm cần “học hỏi” mà tôi đặt ra.Cám ơn Cô!

Trả lời Phong Tâm Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác