CHỮ “DŨNG ” CỦA THẦY

Ngày đăng: 16/11/2015 11:34:20 Chiều/ ý kiến phản hồi (32)

Một cô giáo tận tâm, tận lực lúc nào cũng hết lòng vì học trò thân yêu,  Hoành Châu,  lúc nào cũng không quên một người thầy học cũ đáng kính. Từ lâu  HC thường làm thơ, hôm nay nữ sĩ có thay đổi một chút, chuyển qua  văn xuôi, viết để nhớ lại một người thầy nhân ngày nhà Giáo Việt Nam. PR

0 hc
Năm ấy 2008, mới cuối tháng 10 mà trời như sắp lập đông, cái rét nhè nhẹ mang theo hơi ẩm  của những ngày cuối thu khiến mọi người phải tìm đến áo len, áo khoác. Tôi không ngoại lệ , vừa phụ họa cho tiết  trời  trở sớm và vừa làm duyên làm dáng cho cánh quần hồng. Bức ảnh trên là do Mai con gái của thầy Lê Tương Ứng (cô là giảng viên Đại Học Cần Thơ ) chụp và tự lưu vào máy, phía sau bức ảnh còn có lời đề tặng của thầy. Bảy năm rồi còn gì! Buổi sáng ấy tôi nhớ rõ như in khi điện thoại bàn reo vang  …
– Alo. Cô Châu đây  .
– Thầy Ứng nè Hoành Châu cách cách ơi!  Giọng thầy thật rõ, chậm rãi và ấm áp .
– A . Em kính chào thầy. Cô vẫn khỏe hở thầy?
– Ừ . Hôm nay con Mai nó dìa, sáng mốt nó qua lại Cần Thơ . Chiều ghé nhà thầy lấy  chữ “Dũng “. Thầy viết tặng  cho em rồi nè  .
– Hoan hô thầy. Chiều 3 giờ em tới được  hong thầy ?
– Sớm hơn cũng được không sao, con Mai nó nhắc  Cách Cách hoài hè .

( Cười  ) . Dạ.

Buông điện bàn xuống  lòng thật nhẹ, cuộc sống đáng yêu làm sao …về một người thầy  học  cũ. Chỉ nhớ hồi nào không rõ, tôi có nhắc đến chữ “Dũng ” khi tiếp chuyện với thầy  , lúc ấy thầy hứa  sẽ viết cho tôi một chữ “Dũng “, lần  lửa ngày qua  tôi quên mất  chuyện  đó, thế mà ….
**
Trong ba chữ Bi -Trí – Dũng  tôi biết khá rõ về Bi và Trí  vì có học giáo lý ở chùa Siêu Lý  trước 2009 nhưng chữ ‘Dũng ” tình thật tôi vẫn còn mù mờ; hơn nữa bản chất sợ  đủ  thứ của tôi  (sợ ma, sợ rắn, sợ trộm, sợ kẻ xấu ) cũng là động lực khiến tôi cần học hiểu và thực hành chữ “Dũng” nơi thầy.
Thầy bảo nghĩa của chữ  “Dũng” rất rộng : Dũng của các bậc siêu phàm, Dũng của bậc thánh nhân, Dũng của phàm phu , Dũng của kẻ xấu,  đặc biệt là cái “Dũng” của thầy  tôi với tư cách là người học Phật .
Này nhé , cái “Dũng ” siêu phàm  vượt ngoài thế gian  là cái “Dũng khó ai bì kịp chỉ biết cung thỉnh và chiêm bái đời đời,   như cái ‘Dũng ” nơi thái tử Tất Đạt  Đa  khước từ vợ đẹp con thơ  vì yêu thương chúng sanh Ngài đã tìm đến con đường thoát tục   để rồi giải thoát đến Niết Bàn .  Nhớ lại thảm trạng Phật  giáo bị đàn áp dưới chế độ nhà Ngô, Bồ tát Thích Quãng Đức  đã thể hiện tinh thần đại dũng vì yêu thương chúng sanh  Ngài đã phát đại nguyện  “Vị pháp thiêu thân”  để lại cho hậu thế  một “trái tim bất diệt “( ngày 11/6 /1963 ) , trái tim không cháy còn nguyên vẹn   trong sức nóng đã thiêu tan nhục thân của Ngài  là kết tinh của một đời hành trì , tu tập phối hợp với lời  phát nguyện từ bi của Ngài !Còn cái Dũng của người phàm chúng ta thì sao  ? Ta có đủ kiên trì, đủ gan lì  như các bậc thánh nhân không ?  Hay khi tức giận lên là ta xung thiên máu huyết, tam bành lục tặc nổi lên. Ôi! còn biết bao nhiêu cái  Dũng tai hại khác  nữa. Cái “Dũng ” của kẻ ăn  chơi ” đánh võng xe lạn lách “, Dũng của kẻ giang hồ thường hay  ấu đả nhau , “Dũng ” của quân khủng bố với tính khí “cảm tử  ”  giết người còn dám giết luôn chính bản thân mình!  Thầy nói đáng ngại nhất là cái Dũng này bởi nó thiếu cả Bi lẫn Trí ( vì “Dũng ” mà không có Bi là Dũng bạo tàn  còn Dũng mà thiếu Trí là dũng ngu ngốc, mù lòa ),,
Cuối cùng  ta  hiểu   sao  về  chữ Dũng của thầy  với   tư cách là  người học Phật ?   Đó  là  cái Dũng đơn  giản  dễ  làm,  chỉ  khác một  chút  là  có  sự  giám sát  của  Bi và Trí . Thế  nên  để  đạt  đến cái Dũng hoàn  thiện  ta  cần  cảnh giác  với tham ~ sân ~ si, không  tự  ái  kiêu  hãnh cá nhân  quá  đáng, cần ôn tồn bao dung  khi giải quyết vấn đề !
Thầy tôi, một  Phật  tử  thuần  thành  từ  lâu  lắm. Thầy  rất  gần  gủi thân  thương với   mọi người qua  các  phóng  sự  giữ  gìn bản  sắc dân  tộc, những  tập  tục  lễ nghi  trong ngày  Tết  cổ  truyền  của  nhân  dân  Việt  Nam  ta  xưa,( do  đài  Phát  thanh & Truyền hình  Vĩnh Long  phát  sóng ) : hơn  nữa  trong  lãnh  vực  Văn  hóa  Văn  nghệ  với   bút  hiêu  Bình Tam Lê, hình  ảnh  thầy  càng  rõ  nét   với  các  bài  thơ  họa xướng,  những   bài  phân  tích  tác  phẩm  văn học  cùng nhiều  chuyên  đề   thâm cứu  về  Hán học !
Trở  lại  lần  này(tháng 10/ 2015 ) Thầy tôi đã  88 tuổi vẫn  lạc  quan như xưa  nhưng   vóc dáng   hao  gầy  của  thầy chỉ còn 30  ký  đã   làm  tôi  xúc động khôn  lường. Mọi   người ai nấy   đều  xót xa khuyên thầy  đừng ăn chay trường nữa, hãy  ăn  mạnh  đồ  mặn  béo  bổ  để  bồi  dưỡng  tấm  thân  nhưng  cái đại dũng của thầy tôi là vì quá  hiểu qui luật vô thường, thầy cương quyết nói “Không “. Thầy bảo người  bạn  đời  đã  từng  bao   năm  đồng  hành với thầy vừa có  chuyến  đi xa  thật  êm  ả  an  lành  nên  lòng thầy cũng   mãn   nguyện  không   còn vương  vấn  nuối  tiếc  nhiều  hoặc quá  đỗi đau buồn. Cả   đời thầy luôn  giữ trọng sự  chân thật, thanh  cao;  có  như vậy tâm thầy mới thanh tịnh  hơn và vững vàng  hơn. Thầy tôi thường khuyên  mình cố  gắng vượt qua mọi hoàn cảnh mới là thượng   sách !
Chữ Dũng của  thầy  tôi là thế. Nó đã theo tôi  suốt hơn bảy  năm trời. Giờ  đây tôi đã  kiên  nhẫn  gan  lì  hơn   xưa một chút. Tôi luôn thích  tôn trọng sự chân  thật, tôi  thích   được sống  với sự  chân  thật  vì  chỉ  có  sự chân  thật  mới  tạo được dũng lực nơi tôi  cộng thêm ý  nghĩa thiêng liêng với  bao tâm quyết của thầy về chữ Dũng.

Hoành Châu (Gia đình C )
16/11/ 2015

Có 32 bình luận về CHỮ “DŨNG ” CỦA THẦY

  1. Hoành Châu nói:

    Hoành   Châu  cảm  ơn  lời   dẫn   thật   tâm    đắc     cùng  với    nhận   xét   quá    tinh   tế  của  chị  Phi  Rom , đúng   thực   em  cảm   hứng   đến    với   thơ   nhiều   hơn    văn ,, Tuy    nhiên   để   bộc    bạch    hết    nỗi    niềm   tâm sự    Hoành    Châu   nghĩ   chính xác   phải   nhờ   đến  văn  ,,

  2. Tôi không bất ngờ khi biết Hoành Châu , nhà giáo lâu năm , lại là một văn thi sỉ có tiếng tăm được bạn bè mến mộ. Tôi chỉ ngưỡng mộ bài viết hôm nay-CHỮ DŨNG CỦA THẦY- mà HC đã trình bày vô cùng sâu lắng, dày dặn công phu và ý nghĩa đặc biệt nhân kỹ niệm “Ngày Nhà Giáo ” năm nay…Chữ “ĐŨNG” mà Thầy Lê Tương Ứng viết bằng kiểu chữ thư pháp cách nay gần tám năm trời đã là kỹ niệm để đời đối với HC. Riêng với chúng ta, dường như tác giả muốn tâm sự, nhắn nhủ và gửi gắm một điều gì đó cao siêu hơn về chữ DŨNG…nhất là chữ Dũng của Thầy…Rất cám ơn HC đã cống hiến cho bạn bè một bài viết có chất lượng cao. Chúc em luôn vui khỏe,tươi trẻ, mãi xứng đáng lòng tin yêu của mọi người…

    • Hoành Châu nói:

      Cảm   ơn    lời   bình   của anh   Phú Thạnh    nhé  , Thầy   Lê Tương Ứng đã   dạy   em  môn   Việt Văn năm  đệ    Ngũ  cũng    tại   ngôi trường Tống Phước Hiệp   thân   yêu   này,, sau  được  gặp  Thầy thường xuyên hơn    qua   những   lần   cùng  Thấy  phân   tích   tác phẩm Văn   học   do Thư Viện Tỉnh nhà tổ   chức  ,, Thầy    luôn   tiếp   sức   và   khuyến    khích   em   những   khi   em  buồn chao đảo, chán  chường    vì nghịch  cảnh  , biến động  một thời  ,,, Em  trân quý nhớ ơn Thầy là như thế ,, Chúc anh luôn vui khỏe               Em Hoành Châu  (Gia đình C   )

  3. nguyễn thị đức tính nói:

    Bài viết của Hoành Châu thật vô cùng ý nghĩa trong những ngày chúng ta đang hân hoan chào đón mùa lễ Tri Ân Thầy Cô, với nội dung rất thú vị viết bằng tấm lòng trân trọng của người học trò đối với người Thầy cũ. Cảm động xiết bao và cũng gợi T nhớ lại Thầy Lê Tương Ứng kính quý ôn tồn mà tình cảm ấm áp của tụi mình cách đây gần nửa thế kỷ. Cảm ơn bạn thân yêu nhiều nhé.

    • Hoành Châu nói:

      Đức Tính   còn   nhớ    lần  gặp   lại Thầy  đêm  thơ  nhạc   tại  Thư viện Tỉnh Vĩnh  Long không ?  (   đã  mấy   năm rồi  đó  ) Thầy  sống tích  cực , thanh bần  , tìm vui bên các  thú  tao nhã  ,,thơ , nhạc   dịp nào   chúng ta    về    thăm   Thầy  nhé , Đức  Tính  ,,              14  Hoành Châu   ( Gia đình C  )

      • Hoành Châu nói:

        Đức   Tính   ơi ,  HC   sẽ  lên   Sè  gòn    một  chuyến   sau ngày   22/11 ,,  sẽ   gặp   lại   bạn hiền  nhé !  Nhớ  đừng đi  đâu  xa  , HC  còn   tri   ân   muộn   hai  Thầy  Cô   nữa  !   Chị 14

  4. Nguyễn Văn Lần nói:

    Hết sức cảm động, hôm 15/11/2015 cùng các bạn ghé thăm thầy. Đứng bên nhau, 2 mái đầu bạc, người  30 kg, người trên 6o kg. Thầy xoa vai tôi, như xoa vai em học trò nhỏ, nói : con đã là lớp già rồi, nhưng vẫn còn đẹp. Thầy ơi! Đây là hành trang vô giá, con sẽ mang theo suốt quãng đời còn lại. Các bạn cùng đi hôm đó, ai cũng được thầy khen 1 câu, nhưng mỗi câu mỗi khác.

    • Hoành Châu nói:

      Anh Cả ơi ,
      Hoành   Châu    nghe   Thầy    khen    anh   không    hà , Thầy   chỉ   kêu   HC    là   Cách    Cách    chứ   Thầy không   có   khen    ,, Hihi                 Hoành Châu   (Gia đình C  )

  5. Nguyễn Thị Hạnh nói:

    Bài viết rất hay, Hoành Châu.

    Việc làm ý nghĩa, ân tình.

    Út cưng giỏi quá!

    • Hoành Châu nói:

      Chị 11 Hạnh   thương   mến , em  14   cảm  ơn   lời   khen   tặng  của  chị ,   em  viết   trong   cảm   xúc    chân   tình  dành   cho người   Thầy   em   kính   quý , những lời Thầy dạy em đều khắc  nhớ  ,,, nghĩ đến  sức  khỏe của  Thầy  em  lo quá chị  ạ  ,,,     Em  14  (  Gia đình  C  )

  6. Chữ Dũng ai cũng đã nghe nói nhưng ít có ai thấu hiểu cặn kẽ như Hoành Châu để mà áp dụng trong cuộc sống. Cám ơn Hoành Châu đã nói lên được tình cảm chân thành của mình đối với một người thày cũ, một nhà giáo đức độ, đáng kính , làm gương cho thế hệ học sinh tré sau này .

     

    • Hoành Châu nói:

      Cô kính yêu ơi ,
      Dường như  chữ DŨNG   ít được  chùa chiền   quan tâm hơn  hai chữ Bi và Trí  , nói như thế  không có nghĩa là nó không quan  trọng  !  Em nghĩ  có lẽ vì những lý do sau  đây  :
      “Dũng ” mang tính mạnh mẽ   xốc nổi ,   tích cực  vùng lên  (Active  ),  không phù hợp  với  tâm  tư  người  phật tử lắm đâu  , không  lẽ   tối ngày  ta chỉ   phải  học   tranh đấu ” trâu  đánh ” ?  Hãn hữu lắm ,, bao nhiêu  hạn kỳ mới có một lần  sử dụng  chữ  ‘Dũng  ”    mà  một  khi  chữ  ‘Dũng ” ra mắt   là kéo theo bao  nhiêu  bạo  động  chết người  ,,   còn nếu êm  đềm  hơn   cũng phải kiên nhẫn nhục  nhằn  như thánh  cô ạ  !      Chắc cái này em phải  kêu cầu viện thêm Lê Liên  mí được  !   Hoành Châu   (Gia đình C )

  7. trương phú nói:

    Đúng lắm trong tam giác Bi, Trí, Dũng, thiếu một là đổ ngã liền, câu nói xưa ” Sai lạc đường tơ đất trời liền phân cách “. Cám ơn bài viết này của Hoành Châu. Thầy già yếu quá rồi, chứ  còn khoe khỏe, tui sẽ nhờ thầy bốc một quẻ dịch cho tui rồi. quẻ  dịch của thầy ai được thầy bốc thì biết.

  8. My Nguyen nói:

    Chị Hoành Châu thân mến! Bài viết của chị thật hay và vô cùng ý nghĩa, nhất là trong lúc chúng ta đang đón chào ngày NGVN. Qua bài viết này, MN học tập được Chữ “DŨNG” Của Thầy mà từ lâu MN còn mù mờ lắm chị à! Lời dạy của thầy vô cùng thâm thúy và quý báu biết bao! Thật là tâm đắc. MN cũng biết thầy Lê Tương Ứng và rất mừng khi biết Thầy vẫn khỏe dù vóc dáng có hao gầy.

    Xin cảm ơn chị Hoành Châu về bài viết thật giá trị này. Thân chúc chị luôn vui, khỏe, trẻ mãi chị nha!

    • Hoành Châu nói:

      Cảm  ơn   My Nguyên  đã    đọc  bài  và   chia   sẻ     chân  thực    cùng   chị   , My Nguyên    biết  Thầy   Lê   Tương Ứng   là    chị  vui   rồi  . Chúc    My Nguyên   vui   trẻ   mãi    nhé  ,      Hoành Châu  (Gia đình C )

  9. Nguyễn Thành Công nói:

    Hoành Châu đã cảm nhận về chữ Dung thật sâu lắng. Ngày xưa anh cũng học Việt Văn với thầy Lê Tương Ứng. Phong cách thầy dễ mến và gần gửi . Chữ Dung ngày nay cũng nằm trong Nhân Nghĩa Trí Dung Liêm cũng rất quan trọng. Giữ được Dung khí của người thầy trên bục giảng cũng là điều rất cần thiết. Cảm ơn Hoành Châu đã có những cảm nhận hay sâu lắng và truyền cảm xúc đến mọi người.

    • Hoành Châu nói:

      Anh Út Công  ơi ,  em  rất   sợ  chữ  ‘Dung  ” (  thiếu    “ngã ” ) của anh   !  Cảm  ơn  tình  cảm  của  anh   dành  cho  bài  viết  về Thầy                      Em Hoành Châu  (Gia đình  C  )

  10. PhươngNga nói:

    Cám ơn chị thân yêu Hoành Châu về bài viết tuyệt vời nầy. Em mong chị viết thêm bài nói về chữ “BI”. Tại sao bi? Bi có phải trong chữ “Từ Bi” hay “Bi Luỵ

    Em không rành chữ Nho, đừng cười em nhé! Hứa nhen!

    • Hoành Châu nói:

      Cô giáo Phương Nga  thương  mến  ,,,”Từ bi  ” là lòng  thương  hại  người khác  , tình yêu thương  chúng sanh    còn   BI   LỤY     là    bi ai  khổ lụy ,,  từ   này  có nghĩa   khác rất xa từ kia  !
      Em thương mến ,    còn   việc   viết  bài  về  chữ    BI   thì   chị    xin   phép  không   dám   lấn  sân  đâu  em  ạ    vì    chị    là    người    học  Phật    rất  sơ   cơ  , kiến   thức    Phật    học    của  chị   còn  kém   cỏi  lắm  ,  nên  nhờ  người   khác  cao  kiến  hơn  và  dầy  công   đức  hơn    Phương  Nga  ơi  ! Hihi
      Hoành  Châu  ( Gia đình  C )

  11. Hoàng Hưng nói:

    Rất đồng ý với bài viết của Cách Cách, trừ một điều, nhưng bỏ qua đi không bàn tới.

  12. Lê Liên nói:

    Các anh chị yêu mến ơi !

    Em rất tâm đắc với câu Thầy dạy : “ Dũng không Bi lẫn Trí là bất ổn ! (vì “Dũng ” mà không có Bi là Dũng bạo tàn,  còn Dũng mà thiếu Trí là dũng ngu ngốc, mù lòa )

    Trong Phật Pháp BI , TRÍ, DŨNG không tách rời nhau !

    Thời nay, đạt được “dũng” phải có nội lực bản thân rất cao rất cao mới mong có

    được đức Tính điềm đạm trước mọi biến loạn trong đời sống .

    Ngày nhỏ, em đọc ” cái dũng của thánh nhâ” và rất Ngưỡng mộ .

    Hôm nay , nhờ bài viết của chị Hoành Châu mà em thấy mình cần  rèn luyện thêm rất nhiều mới có sự điềm tĩnh trước nhiễu nhương trong cuộc sống !

    Cảm ơn chị Hoành Châu đã giúp cho cả nhà nhớ về Thầy Cô của mình trong những ngày dọn tâm hồn , mừng đón Ngày Nhà Giáo VN .

    Chúc cả nhà TPH có những ngày hướng về thầy cô thật Tuyệt diệu,

    Thân ái,

    Em, Lê Liên

    • Hoành Châu nói:

      Lê Liên thương mến , cảm ơn  lời bình của em ,,,về chữ “Dũng ” , cảm thụ được cái “Dũng ” và thực hành cái “Dũng ” là hai điều  khác  nhau   xa  lắm  ! Lần  nữa  chị  rất  cảm   ơn   em  đã  sâu  sắc  được    điều tâm  đắc  , chúc  em  mãi  tận lực  cho  gia đình   và   đoàn thể  thiện  nguyện  nhé  ,Nhớ giữ gìn  sức  khỏe  đấy   ! Chị Hoành   Châu   (Gia đình  C   )

      • Hoành Châu nói:

        Lê   Liên   ơi ,   em   đã    thấy    kiểu    áo    len   trong    tấm    ảnh   đó  rồi   phải    không   ? Chúc    em    yên  chí   rồi   nhé !   Hoành   Châu     (  Gia    đình   C )

  13. nguyet hong nói:

    ” Chữ Dũng nghe đã bao lần

    Nhưng nay bỗng thấy gần xa, xa gần

    Cao vời vợi Dũng oai nghiêm

    Gần cho ai đã buông lòng sân si

    Ôm trong chữ Dũug từ bi

    Trí tài nên lẽ, thầy trò hợp giao

    • Hoành Châu nói:

      Cảm ơn  Nguyet hong  đã đọc   bài và   nhận   định  chính xác  về chữ ‘Dũng ” của Thầy,,, Hoành Châu  (Gia đình C  )

  14. Nguyen Tuyet nói:

    Bài viết chữ ” Dũng ” của chị Hoành Châu thật là ý nghĩa hay….Nguyễn Tuyết rất là tâm đắc với bài viết của chị….nhưng NT không khỏi thắc mắc… sao kỳ vậy kìa….dũng của kẻ phàm phu … dũng của kẻ xấu….Nếu NT tự suy đoán theo hướng tích cực. ngoài đời…..thì khi biết hành động sai  mà rút lui và tự sửa sai  hay tự biết lỗi là người có  ” Chí Khí “…. còn nếu theo hướng tiêu cực … thì dũng của kẻ xấu … biết sai , biết xấu mà cũng  tiến tới .. âm thầm…. mà luôn chối quanh co…..thì cũng là dũng hả chị…. nhất là cái dũng  của kẻ xấu ngoài đời…muôn mặt….” Lấy tay vá trời “…. NT thích cách phân tích của  bạn Lê Liên…..Dũng thiếu trí là Dũng  ngu ngốc mù lòa….NT cám ơn vì học được nhiều điều hay từ bài viết của chị Hoành  Châu và từ các phản hồi của các anh chị ” Rất hay và thú vị ” NT cảm phục chị HC  hỏng những là nhà thơ …. mà còn  viết văn hay hấp dẫn lắm đó…Mến chị . NTSNow.

  15. Hoành Châu nói:

    Nguyễn  Tuyết thương  mến   ,
    Cảm ơn  Nguyễn  Tuyết   đã  phản  hồi  bài viết  ‘CHỮ  DŨNG  CỦA  THẦY  “.   chị  thích  làm  thơ  hơn  sáng  tác  Văn  em  ạ  ! Như  đã  nói   ở  trên    Nguyễn  Tuyết    rất   đồng ý  nội  dung phản  hồi    của  Lê  Liên viết   ,,,”  Dũng     mà  không  có trí  là  dũng  ngu   ngốc   mù  lòa  “”
    Nguyễn  Tuyết  ơi  , Lê Liên   chỉ lập  lại  câu  nói  ấy của  chị    vì  Lê  Liên  tán  đồng   bài  viết  của  chị  trong phần   nói  về   Chữ  DŨNG   của  bậc  thánh  nhân   , ( Hãy   đọc  thêm  đoạn  cuối  của  phần  ấy  nhé,,  sẽ  rõ  ) ,  Chúc  em  mãi  tươi  vui   và hạnh  phúc,   Hoành  Châu  (Gia đình  C  )

  16. Lyhuong nói:

    Út Hoành Châu cưng ,bài của em bao giờ cũng rất tinh tế ,các bài viết trên trang nhà Chị đều đọc đầy đủ,nhưng quả là rất lâu Chị bệnh, không được ngồi nhiều nên bỏ dịp nói chuyện với Thầy Cô và các Anh ,Chị ,  buồn lắm.Cám ơn em đã hỏi thăm,thương yêu,Chị 3.

    • Hoành Châu nói:

      Chị 3 Lý   Hương    thương     mến ,
      Nếu    không   khỏe    thì    phải    nghỉ    ngơi    chị    ạ  ! Tưởng    chị    bận    việc    trường   lớp  ,,,hãy giữ gìn    sức  khỏe    chị   ơi ,rất    vui     khi    thấy    anh    chị    hạnh  phúc  ,,        Em     14      Hoành  Châu  (Gia    đình   C  )

Trả lời nguyet hong Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác