Chợ Phước Thọ

Ngày đăng: 8/10/2014 10:40:05 Sáng/ ý kiến phản hồi (17)

Nguyễn Hoàng Trung, cây bút mới của trang nhà, anh là CHS trường Kỹ thuật Vĩnh Long, hiện nay anh đang ngụ tại đường Lê Thái Tổ, TP Vĩnh Long. Anh không phải là nhà nghiên cứu chuyên nghiệp nhưng đã có sở trường về lãnh vực này, do vậy những người bạn đã gọi anh là hậu duệ của nhà văn Sơn nam tại đất Vĩnh Long. Xin giới thiệu cùng anh chị em (SOS)

Cho Phuoc ThoPhường Tám vào năm 1960 là vùng làm ruộng, thuần nông. Năm 1960 theo kiến thiết lúc đó , phường hai là trung tâm văn hóa, phường tám là khu công viên văn hóa giải trí . Khu công viên này rất rộng chạy dài từ đầu cầu Tân hữu đến trường Thủ khoa Huân ngày xưa. Công viên có tên là Phước Thọ , lấy tên của tỉnh trưởng thời đó là Trung Tá Lê văn Phước thêm chữ Thọ . Công viên Phước Thọ được đầu tư rất qui mô , trồng nhiều cây xanh , kiểng quý, hoa đẹp , có đắp một cái đồi giả tại vị trí trường Chu Văn An ngày nay, đồi cao hơn miểu Bảy Bà một chút ,nhưng rất mát. Bên kia sông là khu ươm trồng cây giống để phục vụ thay đổi cây cảnh cho công viên , ngày nay là trại giống thú y . Năm 1963 NĐD bị lật đổ , không còn tiền tài trợ nên công viên suy tàn ngay năm đó . Sau đó một khu chợ được cất lên cũng lấy tên là chợ Phước Thọ , chợ xây dựng nhỏ gọn đẹp ( hình như chợ mô phỏng theo chợ ngôi sao Nam Vang ) sau năm 1975 , chợ đổi tên là chợ Phường Tám . Chợ xây dựng cấp 4 , tường gạch lợp tôn chia làm nhiều ki ốt nhỏ kinh doanh dưới hình thức hợp tác xả . Phong trào Hơp tác xã không thành công mấy, chợ bỏ trống. Mấy năm gần đây chợ được cất lại có lầu , nhưng tiểu thương không bán trên lầu , nên lầu được cho thuê làm siêu thị nhưng cũng không thành công. Nhưng điều ngạc nhiên chợ lấy lại tên chợ Phước Thọ (?)
Ngày nay tuy có xây dựng mới nhưng phường tám cũng còn có vẻ thuần nông nhưng người sống theo nông nghiệp không còn nhiều .

Nguyễn Hoàng Trung

Có 17 bình luận về Chợ Phước Thọ

  1. Trung nguyen nói:

    Cám ơn anh Hai Lương Minh đã thương mà giới thiệu , Sơn Nam là thần tượng của tôi , tôi chỉ sưu tầm để thư giãn và” lai rai ” với bạn bè và con cháu , đối với các bậc cao nhân và cao tuổi thì không dám . Có gì sơ xuất mong anh chị và các bạn bỏ qua cho nhé, tôi sẽ cố gắng học hỏi và trau dồi thêm . À tôi cũng là cựu học sinh Tống Phước Hiệp nha , niên khóa 1966 – 1968 đó.

  2. Phi Rom nói:

    Anh Hoàng Trung thân mến! thật thú vị được đọc bài của anh trên trang nhà, hy vọng tôi sẽ đọc được bài của anh HT nhiều hơn nữa về những tin và hình ảnh thật tuyệt vời của quê hương Vĩnh Long. Cám ơn anh HT , chúc sức khỏe.

    • Trung nguyen nói:

      Chị Phi Rom thân,
      Hồi nhỏ được học để thành thợ nên về viết lách tôi gặp rất nhiều khó khăn nên việc cầm bút đối với tôi nó nặng hơn cầm búa, mong chị thông cảm và góp ý thêm nhé. Cám ơn chị và chúc chị nhiều có nhiều niềm vui .

  3. HOA ĐĂNG nói:

    Chào anh HOÀNG TRUNG, tôi tuy ở thị xã Vĩnh long khá lâu, nhưng những địa danh về quê Vĩnh long thì hơi mờ mịt, hôm nay được đọc bài CHỢ PHƯỚC THỌ của anh tôi mới hiểu  thêm  những điều mà lẻ ra mình phải biết từ lâu, cảm ơn anh đã viết ra điều bổ ích nầy, anh bảo đã học TPH niên khóa 66- 68 là sao? Lúc đó anh học đệ mấy, xin lỗi hỏi vậy anh đừng cười.

    • Một Lúa nói:

      Sư tỷ HĐ ui,

      Anh Trung có cười hay không chưa biết. Còn tui đang cừ hehe

    • Phú Thạnh nói:

      Coi chừng có người muốn làm quen hay có bà con lối xóm gì đó anh Trung ơi! hay là đồng môn?anh đã học trên HĐ một lớp?

    • Trung nguyen nói:

      Xin trả lời chị Hoa đăng , Năm 1965 tôi thi rớt Đệ thất nên phải học lại Tiếp Liên, năm 1966 đậu vào TPH , học hết năm 1968 nghe lời bạn bè rủ rê thi vào trường Kỹ Thuật Vl tụi nó rớt chỉ có mình tui xui quá nên đậu , nhưng tôi vẫn sinh hoạt thường xuyên ở TPH đến hết năm 1973.

  4. Một Lúa nói:

    Khu Phước Thọ là một khu xây dựng  đẹp và nền nếp cho dân cư trung lưu châu thành Vĩnh Long trước 75.

    Cám ơn Nguyễn Hoàng Trung ghi lên những hình ảnh một thời kỷ niệm.

    Một Lúa

     

  5. HOA ĐĂNG nói:

    LÚA ĐỆ ƠI! Bây giờ thì cừ thiệt rồi đây, tai sư huynh Phú thạnh đoán trật rồi, Hoàng Trung vào TPH năm 1966, sư huynh có biết năm đó em đã là sư tỷ đệ tam TPH rồi không, xin lỗi HT, vì muốn biết để gọi cho đúng ngôi thứ vậy thôi, vậy HT phải gọi tôi là gì nhỉ? Vậy thì cừ thiệt rồi hén Lúa Đệ

    • Một Lúa nói:

      Chị Hoa Đăng ui

      Đệ nói đớt, nên đôi khi nói gấp gáp chữ cười không tròn. Vậy mà chị cũng nhái ngạo em nữa hén.

  6. Trung nguyen nói:

    Kính gửi chị Hoa Đăng  Tôi thường xuyên đọc trang nhà TPH-VL nên có thể biết rõ vị trí của mình , ngay từ đầu tôi đã gọi chị là chị nên nghĩ mình cũng chưa phải lỗi với chị . Tuy nhiên nếu xếp theo niên học mà xem nhau như huynh đệ  đồng môn thì đúng ,còn theo tuổi tác ở lớp tôi có anh còn lớn tuổi hơn tuổi thầy cô rất nhiều nhưng vẫn xưng em với thầy cho đến bây giờ . Đôi khi tôi cũng biết chị” đó” lớn hơn mình nhưng khi xưng hô tôi vẫn gọi bằng tên cho gần gũi  và vì sự tế nhị với phái nữ . Thật ra trong lớp tôi có mấy ” chị ” thích xưng em với bạn trai và vậy đi cho vui vẻ cả nhà .( Có nhiều lúc tôi cũng ngạc nhiên khi thấy mấy chị xưng hô trên mạng với nam thì lại xưng em gọi bằng anh khi chưa biết tuổi của “hắn”, và đa số là vậy ? Sao vậy ? )

  7. HOA ĐĂNG nói:

    Hoàng Trung ơi, hoàn cảnh mà Trung kể thì tui chưa gặp bao giờ, bây giờ nói túm lại thì thế nào đây, tôi gọi HT bằng huynh hay đệ đây?

  8. Hoành Châu nói:

    Anh Hoàng Trung mến,  Hoành  Châu cũng vài lần  đi qua  khu ấy, nhưng thấy vắng vẻ tiêu điều  quá , làm như ban ngày  dân tình ờ đó không có ai  ở nhà ,   sinh hoạt   yếu ớt lắm, nên  khu vực nầy muốn phát triễn  phải có thời gian tính, Vậy là anh Hoàng Trung lớn  quá hén ( chứ không phải “già ” đâu nhé  ), Hihi, Em Hoành Châu

  9. Hùng Việt nói:

    Nếu tôi không lầm, trường Trung Học Thủ Khoa Huân thành lập sau năm 1965. Có ai biết rỏ hơn, xin đính chánh dùm.

  10. Luong Minh nói:

    Tôi không rõ, trường Thủ Khoa Huân thành lập khi nào, nhưng khi tôi lên lớp 12 (năm 1970) thì dưới lớp tôi còn hai lớp có nam sinh (lớp 10 là lớp có Nhiêu Xấm, lớp 11 là lớp có HS Tín Đức). Theo dự kiến lúc đó thì hai lớp này ra trường vào năm 1973 thì Tống phước Hiệp sẽ là trường nữ hoàn toàn.

Trả lời Một Lúa Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác