CƯỚI HỎI THỜI KHỦNG HOẢNG (bài 2)

Ngày đăng: 3/09/2014 11:50:33 Chiều/ ý kiến phản hồi (10)

Ở ấp 4, ông chín Hồng nổi tiếng làm thầy, người ta gọi ông là thầy pháp, hồi thời loạn lạc, vùng quê sâu xa nầy đi lại rất khó khăn, thuốc men thiếu thốn, nếu ai có bệnh gì thường kiếm các loại cây thuốc dân gian như cây sả, lá bồn bồn, lá dâu tằm, lá ổi v. V… để trị bệnh, vì thế có những người thường tìm đến ông Chín Hồng nhờ ông cứu giúp nếu thấy bệnh kéo dài không khỏi. Do vậy ông được nhiều người mê tín rất kính nể nhất là khi cách điều trị réo gọi âm binh, phun dầu lửa vào hai cây rọi quấn vải đang cháy làm nó phát sáng lên vào người bệnh đang nằm nhắm mắt, rồi nhờ âm binh bao vây bắt con ma cho vào cái tỉnh nhét nút thật chặc, thế là cuộc điều tri chấm dứt, không biết do lửa nóng hay do sợ hãi mà người bệnh lúc đó mồ hôi vả ra như tắm, một hai hôm khỏi bệnh, mamg lễ vật đến kiến thầy vì thầy không nhận tiền của bất cứ ai, lễ vật thường là một con gà tơ và một lít rượu nếp ngon Mỗi khi nhờ thầy trị hết bệnh, uy tín của thầy cứ thế mà nhân lên.Vợ thầy Chín sinh con tới thứ 12, nhưng khó nuôi nên chỉ trưởng thành được có 5 người, còn bao nhiêu đã chết khi còn bé, hoặc lúc mới sinh ra.

Người ta đồn rằng những người làm thầy pháp thường rất khó nuôi con, vì bị ma quỷ nó trả thù bắt con họ đi, nhưng đó chỉ là những lời đồn đoán chứ đâu có gì chứng minh, thời đó cái gì cũng khó khăn, chuyện khó nuôi con ở vùng quê hẻo lánh trong thời loạn lạc làm sao tránh khỏi.  Đến lúc thằng con thứ mười của ông chín đến tuổi cặp kê, ông nhờ người mai mối, bấy giờ khoảng năm 1983, thời kỳ loạn lạc đã qua, nhưng kinh tế còn trong thời khủng hoảng.

Người mai mối giúp cho ông Chín đưa con trai đến coi mắt con gái của chú Ba Khâm ở ấp 3, chú ba làm thợ mộc, cô nầy là con gái đầu lòng của chú, cũng chẳng có nhan sắc mặn mòi gì, nhưng con gái đang tuổi xuân thì, thì dù hèn cũng thể. Nói là đi coi mắt chứ thật ra người con của ông Chín mới là người đem tấm thân còm nhom xấu xí đen đủi của mình đến cho đàng gái xem có chấp nhận lấy làm chồng không. Ấy vậy mà duyên nợ trời ban, nên anh Mười con của ông Chín đã được đàng gái chấp nhận gả con.

Sau khi đã làm đầy đủ các lễ chạm ngõ, nạp tài, lễ hỏi, gần đến ngày cưới ,nhà gái lên tiếng ngày rước dâu, cô dâu sẽ mặc áo dài tân thời, đầu cài khăn voan, nên nhắc cho đàng trai biết mà trang bị cho chú rễ một bộ veston tân thời cho xứng với cô dâu, bên đàng trai chẳng có ý kiến gì thế là hai bên lễ cưới vẫn diền ra bình thường. Đến giờ rước dâu, anh Mười với thân hình ốm nhom ốm nhách, đen thủi đen thui vận thêm một bộ áo dài khăn đống màu đen, nếu anh ta với ông trưởng tộc đi cặp kè thì đố người ngoài nào biết ai là chú rễ.

Sau khi mâm bàn đầy đủ, ghe cộ xong xui, cuộc rước dâu tiến hành, nửa đêm mấy bà bên đàng trai phải thức đẻ lo nấu nướng chờ rước đàng gái về đãi, ai cũng cố hết sức trổ tài nấu nướng trang trí thật khéo cho món ăn hấp dẫn để đàng gai đừng chê, nhưng các bà đâu có ngờ các bà cố gắng đã không còn có ý nghĩa gì là do chuyện khác. Khi ghe đi rước dâu vừa đến bến nhà gái, ông trưởng tộc nhà trai bước lên được nhà gái đón tiếp nồng hậu, sau khi trình bày với nhà gái để lễ rước dâu được diễn ra được nhà gái đồng ý,hai ông trưởng tộc của hai đàng trở ra mời nhà trai lên làm lễ gia tiên.

Trong khi bà con ở xa bên nhà gái đang chờ đợi xem chú rễ thế nào, thì hỡi ôi, chú rễ giống như một ông già với chiếc áo dài khăn đống màu đen, mọi người bàn tán xôn  xao, không còn ai để ý tới việc nhà trai đang trình bày lễ vật và bảo chú rễ làm lễ ra mắt gia tộc nhà gái. Bỗng Chú ba Khâm( là ông xui gái ) đứng lên đỏ mặt nói muốn đứt hơi về cái việc đã căn dặn chú rễ mặc đồ vest cho xúng với cô dâu mà sao hôm nay lại ra như thế???Bỗng ông xui Chín nhà trai nổi nóng đứng lên nói-Mặc gì thì cũng là thằng rễ, nó ăn mặc chỉnh tề đúng lễ nghĩa có gì sai, không cho rước dâu thì đi về. Rồi ông bắt đầu hô lên ra lệnh đám thanh niên phe nhà trai rút mâm, bỏ lại lễ vật, Về! Không rước dâu, vừa ra tới sân, chú rễ hoảng hồn quỳ xuống trước mặt ba mình xin ông bớt giận cứ lạy ông tới tấp, vì tình thương con nên ông nguôi giận, bảo ông trưởng tộc vô đàm đạo. Lúc đó ông xui gái cũng giật mình chưa biết tính sao, đang lo sợ lỡ duyên con lại là đứa mở hàng , đầu không xui thì làm sao đuôi lọt, chừng thấy ông trưởng tộc nhà trai bước vào, ông mới hoàn hồn hạ giọng,  xuống nước nhỏ, sau khi cuộc hòa giải êm thắm thì cộc rước dâu cũng được diễn ra trong buồn tẻ và lạnh nhạt.

 

00 1

 

5g sáng rước dâu về đến, thấy trễ, mấy bà thợ nấu ở nhà bồn chồn lo lắng, thấy về đến, ai nấy lăng xăng đón tiếp nước nôi, ăn uống, nhưng sao thấy họ hàng nhà gái cứ ởm ờ, ăn uống qua loa rồi kiếu từ ra về có vẻ không vui, các bà cứ suy nghĩ lo món ăn mình nấu không ngon, hay nhà gái mệt mõi vì thức đêm…

Cho đến khi nhà gái về rồi thì các bà mới hiểu ra là như vậy, thảo nào…. Vì lúc đầu không suông sẻ, nên cô dâu cũng khổ trăm bề, khi sinh được đứa con trai đầu lòng, mới được hai tháng, vợ chồng ly tán, đứa con để lại anh Mười nuôi trong thời kỳ quá khó khăn, sữa còn không có cho con bú đành phải cho uống nước cơm với đường, một lần nữa anh quỳ lạy mẹ để đi rước vợ về, vợ anh Mười bỏ con lại nhưng quá đau khổ vì nhớ con nên khi anh Mười xuống rước cũng ráng ngậm đắng nuốt cay về lại nhà chồng chịu vô vàn khổ cực, đến khi má chồng qua đời, chị được ra ở riêng và sống tới bây giờ được hai trai một gái.

HOA ĐĂNG  

3/9/2014

Có 10 bình luận về CƯỚI HỎI THỜI KHỦNG HOẢNG (bài 2)

  1. Phú Thạnh nói:

    Ở nông thôn ta thường thì việc cưới xin không đặc trọng tâm bằng Tình yêu nam nữ. Có khi chỉ cần mai mối rồi kết hợp sui gia, cho nên không có thời gian tìm hiểu thông cảm tận tình. Cứ tới đâu hay đến đó, lại còn lệ thuộc vào những nghi lễ tập tục phiền phức nhỏ nhặt sẽ dẫn đến hậu quả tan rả về sau là chuyện thường xảy ra.

  2. Phan Lương nói:

    Đọc một hơi nghe sui nhà gái không cho rước dâu hết hồn luôn á.Sự cố trong ngày cưới làm khổ nàng dâu cả đời.Ấp 3 là ai vậy ta ? Tò mò quá đi .

    soosooHồi đó đám cưới sao mà cứ đi rước dâu khuya ko vui gì hết .Bây giờ thầy coi ngày cưới xin cũng hiện đại lắm .Cứ rước dâu lúc 6h sáng ko hà .Còn ngày tổ chức đám cưới toàn là thứ bảy và chủ nhật.Vui ơi là vui.Chả bù ngày xưa đám cưới em là 20/11/1985 rùi mà đi rước dâu cũng 3h khuya .Cô dâu có làm đẹp cở nào cũng không được nhiều người ngắm .Vì 4-5h sáng là đãi xong rùi , cô dâu phải thay đồ ra sàn nước chùi một đống soong nồi đen thủi đen thui.Ôi nhớ lại còn nổi da gà

     

    • Quách Đào nói:

      Có không mà thảm thương quá quậy? Biết thế về làm dâu Chợ lách hé!

    • Phú Thạnh nói:

      Ai nở bắt nàng dâu cực khổ quá  như vậy chứ ? . Còn phải chuẩn bị cho tuần trăng mật nữa kia mà!…hà…hà…

      • Phan Lương nói:

        Em nào biết tuần trăng mật là gì .Sau 3 ngày cưới thì ông xã trở về quân đội , còn em cũng phải trở về trường đi dạy rùi

        Vậy mà …sau đó ít năm ông xã được giải ngủ , rồi thì em cũng xin chuyển về quê chồng phụng dưỡng bà má chồng khó tính tới giờ luôn đó.

        Cuộc đời làm dâu cực khổ trăm bề anh ơi

  3. HOA ĐĂNG nói:

    Kính thưa sư huynh Phú Thạnh, theo em suy gẫm thì dù yêu hay không thì khi duyên nợ đẩy đưa cũng có ngày thành chồng vợ, nhưng ở đây, duyên nợ lại đến vào đúng thời kỳ khủng hoảng nên mới sinh ra rắc rối không đáng có, còn chuyện khổ hay sướng cũng là do số phận của mỗi con người, ai cũng có số cả, anh có tin điều đó không? Điển hình là em đây.

  4. HOA ĐĂNG nói:

    Phan Lương tiểu đệ ơi!Thắc mắc làm gì, chuyện có thật 98,8% đấy, tên nhân vật đổi một chút thôi, hôm nào gặp cô kể tên thật 100% cho nghe.Ở quê mình tới bây giờ vẫn còn cái tục rước dâu nửa đêm, chứ có thay đổi gì đâu, nhà cô sát đường xe, hôm nào đám cưới rước dâu chạy ngang thì chịu khó ngủ ít một chút coi như chia vui vơi họ,thế thôi.

  5. Nguyen Thi Hanh nói:

    Chúc mừng chị Hoa Đăng hết đau tay

    Quánh gõ được một  bài dài .

    Chị kể chuyện không thua anh Một Lúa

    Ở miệt này sao lắm người tài !

     

  6. HOA ĐĂNG nói:

    11 Hạnh ơi! Vượt lên chính mình đấy, chứ chưa hết hẳn đâu, xưa nay Hoa Đăng là người lúc nào cũng cố  vượt lên chính mình để sống, cố gắng vui để sống, Cách viết này thật sự là mình bắt chước Tg Một Lúa đấy, giống hén.

Trả lời Phan Lương Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác