Cầu thủ thứ 12 ( p2)
Bài viết không đặt trọng tâm ở tài năng cầu thủ, nhưng cũng sơ lượt vài pha nóng bỏng trên cầu trường ngày 27/6/2010 trong vòng 2 của World Cup 2010. Đội Anh đưa ra đội hình cổ điển “công thủ đồng đều” 4-2-4. Đội Đức sử dụng đội hình nặng thủ+ khống chế khu vực giữa sân+ lợi dụng tốc độ để phối hợp tấn công nhanh, bằng đội hình 4-5-1. Và người Đức đã thực hiện được chiến sách của họ bằng những đường chuyền dài từ khu trung lộ. Ngay phút thứ 4, Ozil (trung phong Đức) nhận đường chuyền, anh ta vượt dễ dàng qua hậu vệ Asley Cole, một mình đưa banh vào góc phải của khu 16.5 mét, dứt điểm. Thủ môn James dùng chân đở, banh vọt ra khỏi đường vôi cuối sân, giải tỏa một khoảnh khắc hú hồn cho đội Anh.
Với các đường chuyền chính xác và tốc độ cao của các cầu thủ Đức, dàn trung vệ và hậu vệ Ăng-lê không cản phá hiệu quả. Phút thứ 10, đường banh chĩa thẳng khung thành rất nguy hiểm của Podolski được John Terry chận đứng, giúp cho thủ môn đội Anh đở phải vào lưới nhặt bóng.
Sau một pha dồn sức công phá hãm thành không kết quả của các cầu thủ Anh. Quả banh được người Đức phát ngược lên sau lưng các cầu thủ Anh đã tràn xuống quá sâu. Tiền đạo Đức Miroslav Klose lướt như gió bắt banh, anh ta đơn thân dẫn banh qua khỏi Mathew Upson, đá nhẹ lòn chân thủ môn Anh đang xông ra cản phá, mở tỳ số 1-0 cho Đức ở phút 20.
Chỉ một hai đường chuyền từ xa là đã gây nguy hiểm cho khung thành Anh. Người Đức áp dụng lối tấn công chính xác bằng một hoặc hai mủi dùi chính và trực diện thủ môn. Phút 32, Lukas Podolski trên đường chạy nước rút, nhận được banh như được giao ước từ Thomas Muller, Podolski sút bằng chân trái vượt qua thủ môn Anh, nâng tỉ số 2-0 nghiêng cho Đức.
Phút 35, một trung phong Anh đưa banh vào trước vùng 16,5 mét. Trung phong Lampard sút một đường banh rất độc nhưng không hiểm, thủ môn Đức Neuer ôm gọn quả da.
Phút 37, từ cánh phải, Gerrard đưa banh vào khung 16.5, Upson đánh đầu vào lưới của Neuer, gỡ 1-2 cho đội Ăng-lê.
Người Anh lấy lại phấn chấn sau những phút mở màn tơi tả. Cũng có thể họ tìm được cách khống chế chiến thuật đội Đức. Sau trái thắng lên tinh thần, phút 38, từ chính diện khoảng 18 mét, Lampard sút thẳng vào khung thành Đức một cú như trời giáng. Quả da trúng xà ngang dội xuống sân, điểm chạm đất qua khỏi lằn vôi chừng 5 tấc, nghỉa là banh đã lọt hẳn vào khung thành. Nhưng vì trớn đá quá mạnh, quả banh nảy lên trúng vào xà ngang một lần nữa, rồi lại dội xuống sân cỏ lần thứ hai. Điểm chạm đất lần nhì oan khiên đó lại nằm bên trong sân bóng. Lúc nầy thủ môn Đức đã lồm cồm ngồi dậy, anh ta ôm gọn quả bóng hiếm thấy- 2 lần dội xà ngang và 2 lần chạm đất. Trọng tài đứng sừng sững trước khung thành chừng 20 mét, nhưng ông ta đã nuốt mất chiếc còi (Một thuật ngữ châm biếm của giới truyền thông, ám chỉ trọng tài bỏ qua hay sơ sót những tình huống quan trọng). Thủ môn Đức không nghe tiếng còi tạm ngừng trận đấu, và cũng không thấy bàn tay trọng tài chỉ về hướng đội Ăng-lê. Có nghĩa ông ấy và trọng tài biên đã bị quán gà, họ đã tặng anh một trái bằng vàng. Anh ta lẹ làng đá bóng lên, hình như để xóa tan một dấu tích tội lỗi, trong lúc các cầu thủ và nhóm HLV đội Anh đưa 2 tay lên kêu trời không thấu. Và cả cầu trường la hét vang trời, chê trách trọng tài với những lời thô tục.
Sau bàn thắng không được công nhận, một đội Anh đã dưới cơ từ lúc ra quân, lại mắc thêm chứng uất ức và quê độ. Họ đứng vững cho hết hiệp 1, nhưng qua đến hiệp 2 họ đành buông tay với tỷ số chung cuộc 1-4 trước đội Đức.
Trận Anh-Đức ngày 27-6-2010 tại World Cup Nam Phi là một trong những đề tài “Nói cho ra đủ thứ chuyện” của phe truyền thông và những người bình luận bóng đá. Đầu óc người ta có nhiều điều ly kỳ để tưởng tượng. Nhân vật được xoáy vào nhiều nhất là ông trọng tài biên của FIFA nhưng đến từ một quốc gia từng là bại tướng của đội Anh trong một trận loại nhau để tranh vé tham gia phó hội của bảng khu vực. Đó là động cơ khiến ông ta mang sẵn lòng thù mà không phất cờ ra hiệu bàn thắng. Lời đồn rất dễ kéo nhau ra tòa và khó thuyết phục cho một người lãnh bạc triệu hàng năm, dư âm chưa tan thì người ta lại nhớ ra chuyện xưa hơn nữa.
Trong trận chung kết World Cup 1966, Nước chủ nhà Anh quốc và Tây Đức tranh cúp vô địch trên sân Wembley Stadium trước gần 100 ngàn khán giả ngày 30/7/1966 tại London. Suốt 90 phút thi đấu quyết liệt, 2 đội gạo cội của châu Âu và của thế giới hòa nhau 2-2. Phút 11 của hiệp phụ thứ nhất, tiền đạo “chân sút” của đội Anh Geoff Hurst nhận được banh cận khung thành Tây Đức. Anh ta đá đường banh cất bổng trúng xà ngang, quả banh dội xuống ngay lằn vôi kéo ngang 2 trụ gôn, banh tưng thẳng lên và nó bị một cầu thủ Đức đánh đầu văng ra xa. Trọng tài điều khiển trận đấu gốc người Thụy Sĩ không rõ trái banh có vào gôn hay khôn. Ông tạm ngưng trận đấu và hội ý với trọng tài biên người Liên Xô. Người ta không thể nghe hai ông nói gì, chỉ thấy họ quơ tay như hai người đàm thoại không cùng ngôn ngữ. Cuối cùng viên trọng tài Thụy Sĩ Gottfried Dienst quyết định bàn thắng cho đội Anh. Tỷ số lúc đó là 3-2 nghiêng về người Ăng-lê, cuối cùng đội Anh đè bẹp Tây Đức 4-2, đoạt cúp vàng vô địch World Cup 1966.
Tuy các máy ghi hình thời ấy ít ỏi và không rõ nét như thời nay, nhưng những thước phim nhựa cho người ta thấy trái banh của cầu thủ Hurst chỉ cán mức trên sân, và trong không gian banh vẫn bị hai cây trụ gôn che bóng. Theo luật bóng đá, có thể dùng hình ảnh laser trong việc kiểm soát “In Out” các dấu banh chạm sân trong môn tennis để minh họa sự việc. Nghĩa là quả banh phải rời hẳn 100% khỏi đường vôi mới có thể gọi là ra khỏi biên hay xác định lọt lưới nếu banh ở chỗ khung gôn.
Một người Ăng-lê công bằng không nên quá buồn cho sự việc bàn thắng bị từ chối ở Nam Phi hồi 2010. Bởi 44 năm trước, trọng tài đã mang một quả bóng vàng tặng họ. Để rồi 44 năm sau, một trọng tài khác lấy đi của họ một quả bóng vàng khác. Ngộ một điều, cả hai lần đều cùng xảy ra đối với người Đức.
Dân quê chúng tôi nôm na ví von người trọng tài lầm lỗi trong việc điều khiển trận đấu là “Trọng tài xây-cá-nại”, hay bóng bảy hơn “Cầu thủ thứ 12” nghiêng cho một đội nào đó. Có lẽ sự độc đoán cứng ngắc bắt nguồn từ quyền quyết định không thể phủ quyết truyền thống. Bởi thói quen xa xưa đó, dù ngay thời hiện đại trọng tài có thổi sai, nạn nhân oan ức chỉ có quyền thưa ra Hội đồng Trọng tài của FIFA để xử kín. Nếu Ủy ban chuyên trách xét thấy trọng tài có lỗi, thì họ quyết định cảnh cáo, treo hay tước đi thiên chức, chấm dứt một công việc thực thi công bằng cao quý. Nhưng trước tiên, mọi người trên thế giới phải chấp nhận hồi còi quyết định “bút sa gà chết cả đám”, bất chấp mấy chục ngàn khán giả nhân chứng hiện trường, cũng không cần thiết mở ruột tìm công đạo từ các máy ghi hình hiện đại.
Vì vậy dân mê bóng đá có câu: Trọng tài là cha mẹ, nhưng là cha mẹ thời xưa thôi nghen!
Một Lúa
Thủ môn Neuer đội Đức bay lên chộp hụt quả bóng ác hiểm của Lampard, nhưng còn ráng ngoáy lại nhìn. Chính anh ta là người hiểu rõ quả đó đã “Vào”. Nhưng buồn thay cho đội Ăng-lê và một phần nhỏ thế giới, trọng tài người Uruguay quyết định “Không vào”.
Tiền đạo áo số 10 của đội Anh, Wayne Rooney, đang càm ràm trọng tài vì trái đá của Lampard không được công nhận bàn thắng. Nhìn hình chụp, người ta có thể vẻ ra một màn đối thọai như vầy:
– Quả bóng đã lọt vô khung thành cả sãy, tại sao các ngài không thấy?
– Anh là trọng tài hay tôi? Anh còn nói thêm, tôi cho một thẻ vàng ngay bây giờ!
Ông Thụy Sĩ hỏi ông Liên Xô
-Vào hay không vào?
-Cho vào đại đi, giải World Cup 1966 kỳ nầy banh tung lưới ít quá, cho vô thêm một hai trái hơi kém chất lượng để nâng số lượng.
Ba cầu thủ Tây Đức xúm lại định hỏi thăm sức khỏe trọng tài biên sau trái không vào mà được vào
-Tụi bây muốn gì, nên nhớ tao là trọng tài quốc tế nghen các con. Muốn đá banh lãnh lương nuôi vợ hay muốn ngủ đồn.
Wow ! xem bài viết về bóng đá cuả anh Một Luá , NT được sáng mắt ra ! Oh! thì ra phút cuối , hoặc là cú chót , nghe người ta ” bàn lựng” , Cá độ tinh vi ! trọng tài là ông quyết định và hiểu rỏ nhứt ! Cái tức cũng bằng không ! đúng là làm cầu thủ bóng đá cũng phải cần giữ và chọn lọc ” Cái Nghề và cái Nghiệp “. Đôi khi dưới mắt ngươi thường như NT, thắc mắc hỏi ” Sao Kỳ Vậy !!!???”
Chào Nguyễn Tuyết,
Hỗm rày Lúa bận lo lấy điểm để được xem đá banh World Cup. Rồi mỗi ngày lại xem 3-4 trận, nên cũng hết giờ. Chậm PH và các ơn thì giờ cô bác. Mong thứ lỗi.
Một Lúa
Ông hai Một Lúa ơi! chào sư phụ bóng đá của trang nhà. Đang phản hồi bài p1 chưa biết được không ,chụp thấy bài p2 xuất hiện, ngưỡng mộ ông quá cảm ơn ông đã làm cho tôi rất vui khi thấy bài tường thuật rất hấp dẫn của ông bạn.
Xin đừng gọi Một Lúa là Ông này ông nọ nghe khách sáo quá ! Bạn cùng quê đấy ! Hỏng tin NH hỏi thử coi ! ha ..ha..!
Cám ơn anh Phú Thạnh ghé ngang ấp Năm. Lúa quên mời anh ly cà phê 3 trong 1. Hihi
Chào Hoa Đăng, người bạn đồng hương của tui.
Chiên da xem bóng đá mà được gọi là sư phụ, có bị việt vị không.
Cám ơn Hoa Đăng xem bài.
Lúa
Một Lúa ơi! đọc bài của bạn, tui đây thấy rất là sôi nổi, hấp dẫn, đúng là gặp phải sư phụ bóng đá rồi ha ha…, mặc dù kiến thức về bóng đá tui dốt đặc ruột, nhưng lúc nào tui cũng ủng hộ, vì trong nhà con trai tui nó ghiền bóng đá, ngày nào nó cũng không bỏ qua tin thời sự về bóng đá, ngồi coi bóng đá một mình, rồi cũng dô dô một mình, ngồi xem với con mình tui cũng thấy vui lây.
Phirom dốt đặc ruột còn đở hơn tui đang dốt lỏng ruột.
Phải hôm trước tui kết huynh đệ fans bóng đá với con trai Phirom, thì hôm nay tui phải kiu Phirom bằng cô Tư hay dì Sáu rùi. Hehe
Tui thích coi đá banh, coi thì ghiền, mà tức rồi bực, trọng tài có quyền ghê gớm, bởi vậy tui đâu làm cầu thủ. Khâm phục huynh Một Lúa!
Chỉ vì buồn ông trọng tài mà không làm cầu thủ. Làn bóng đá Chợ Lách mất một mầm non năng khiếu. Hehe
Ông bạn già Một Lúa xem bóng đá với 11 cầu thủ, lại có thêm cầu thủ thứ 12. Còn tui thì tham gia đá trên sân chỉ 4 cầu thủ và 1 trọng tài là đủ, nếu thêm nữa thì chỉ là cầu thủ thứ 6 thôi ! Bi giờ tụi nầy đang ở nhà chờ cầu thủ thứ 6 đó. Đố Một Lúa cầu thủ thứ 6 tên gì ? Nếu đoán đúng tui chịu 1 quả phạt đền !
Chào bạn dzò!
Cầu thủ số 6 chắc là LM, nếu trúng thì sẽ phạt treo đó nhé.
Hehe
Anh cả ơi ! cho Ngth đoán được khg ? mà thôi Ngth về phe anh cả chịu một hủ rượu chery , nhờ Đặng Huệ chỉ cách lảm hôm nay ngon hết sẩy , ngth sẻ gửi về cho mấy huynh dùng khi ai đoán trúng tên cầu thủ thứ 6 của anh cả , nhanh lên anh một lúa ơi !!!
Cám ơn những mail của Ngọc Thu. Rượu cherry mình chưa uống, nhưng rượu lựu đã nhấm nháp vài ve.
Hihi
anh Cả cho biết tên cầu thủ số 6 đi ! để em còn gửi rượu về chung độ chư?