Vĩnh Long thân thương giờ đây

Ngày đăng: 8/04/2014 08:09:05 Chiều/ ý kiến phản hồi (6)

Tôi sinh ra, lớn lên ở miền Trung, vào học ở Saigon và về làm việc ở Vĩnh Long. Về đó từ 1970 cho đến khi rời nơi ấy năm 1990. Hai mươi năm gắn bó và trả lại cho đời những gì mình nhận được từ xã hội từ hơn hai mươi năm trước. Và Vĩnh Long bỗng nhiên chiếm một phần trong ký ức, bên cạnh những kỷ niệm của tuổi ấu thơ và thời trai trẻ.
Tôi yêu mến Vĩnh  Long đến độ lần nào về Việt Nam, tôi cũng ráng ghé về thămVĩnh.
Nhưng càng về sau, cảm nhận riêng về cái thị xã than yêu ấy càng giãm. Một thành phố nhỏ bé, hiền hòa bên dòng song CổChiên, cứ lột xác dần, không phải để trở thành một con bướm đẹphơn, mà để trở thành một cái gì đó dị hợm kệch cỡm (xin lỗi những người Vĩnh  Long!!!) thành phố đang mở rộng đó, nông thôn đang đô thị hóa đó…nhưng tôi vẫn không thấy một tiềm năng nào cho thành phố Vĩnh Long. Ruộng lúa, vườn cây ăn trái mất dần cho những xây dựng có tính phô trương, làm mất đi cái hiền lành mộc mạc của một tỉnh đồng bằng.

image005
Có  lẽ lâu lâu tôi mới về một lần nên cảm thấy khó chịu về những thay đổi? Hay tôi là người chỉ luôn mong nhìn thấy những gì hay hơn. Hay tôi là ngưới khó tính ?

Những người con tài hoa của Vĩnh Long, thuộc lứa tuổi 40-50 cũng tìm đến Saigon hay CầnThơ để làm việc, cống hiến.Trụ lại VL chắc chỉ còn thày giáo, côngchức, người về hưu và người buôn bán lẻ?

Cảm giác đẹp về VL bây giờ chỉ còn lại trong những tâm tình của bạn cũ, bạn tù, đồng nghiệp cũ, học trò cũ. Tình cảm của họ dành cho người ngót nghét 70, đi xa trở về, vẫn cho tôi vị ngọt của những ngày đầu tiên về VL nhận nhiệm sở, lúc đó tôi 24 tuổi. Những người bạn lớn tuổi cứ lần lượt rụng dần theo thời gian, còn gặp được ai là mừng, là thăm hỏi rồi ngậm ngùi nghe tin người này đột quỵ, người khác vĩnh viễn giả từ cuộc đời. Những tình cảm rất than thương của học trò cũ, rang thu xếp công việc để tìm gặp, viếng thăm hay goị điện hỏi thăm khi hay tin thày cũ về.

Người xưa vắng dần, cảnh xưa không còn…Âu đó cũng là quy luật muôn đời :”Sóng Trường Giang, lớp sau dồn lớp trước…”

Đinh Văn Thạnh

image003H1                             Miệt vườn ăn trái cây nhập

image001H2                          Nét xưa còn một chút này

image007H3                             Cây đủng đỉnh sau vườn

Có 6 bình luận về Vĩnh Long thân thương giờ đây

  1. NGUYEN TUYET nói:

    Đúng là cảnh cũ , người xưa đều thay đổi
    Còn đâu kỷ niệm cuả năm nào
    Bạn hưũ rời xa đi khắp nẻo
    Muốn tìm đâu có dễ mà tìm
    Hỏi thăm thì đã không còn nưả
    Biệt tích giang hồ ở chốn xa

    Phải hong thầy Thạnh và các bạn. Chúc thầy Thạnh và các bạn luôn dồi dào sức khoẻ. NTSNOW.

    • Đinh V Thạnh nói:

      Cám ơn Nguyễn Tuyết đã chia sẻ đáng cảm nghĩ của tôi khi về thăm lại Vĩnh Long hồi cuối tháng 3/2014 vừa qua. Có chút gì ngậm ngùi khi đứng trước ngôi trường cũ. Vài năm nữa thôi, mọi người sẽ không tìm thấy những hành lang dài nhìn xuống cột cờ, nơi không ít kỷ niệm cho những người TPH cũ.

      • Anh Tú nói:

        KHUNG TRỜI XƯA

        Thời gian trôi qua
        Dáng cũ trôi xa
        Núi sông ở lại
        Với những phôi pha!

        Anh Tú
        April 09, 2014

        • Đinh V Thạnh nói:

          Thì vậy!!! Thoạt nhìn kiến trúc mới trong khuôn viên TPH, tôi cứ ngỡ người ta đang xây…khách sạn, hỏi thăm mới biết đó là trường mới. Anh Chính Hồ (Thầy Hồ Văn Chính) có gửi tặng tôi tập thơ của anh, trong đó cũng có có mấy câu:

          Trường xây không ra trường,
          Nhìn ngoìa: giống khách sạn!
          Màu mè … ôi quá đáng,
          Nghe lòng buồn vương vương

          Trường tôi, trường tôi ơi!
          Sáu mươi năm luyến nhớ.
          Cứ mỗi lần qua trường,
          Nghe nỗi lòng thương thương

          (Tháng 2-2014 – Chính Hồ)

  2. vothilai nói:

    Thầy Thạnh kính mến !Thầy nói đúng lắm,hằng ngày đi ngang trường thấy trường mỗi ngày một mất dần và tới một ngày không còn một dấu tích gì của ngôi trường TPH thân thương,chỉ biết ngậm ngùi nuối tiếc .

  3. Nguyễn Thị Hạnh nói:

    Thưa thầy Thạnh,

    Trong một phản hồi cho cô giáo thương yêu cũ Hồng Khanh, học trò Tống Phước Hiệp 64-71 có viết:

    ….Cũng như trường Tống nhiều năm trước

    Khắc cốt ghi tâm bọn học trò

    Có điều trường cũ không còn nữa

    Tang điền thương hải, ngậm ngùi sao!

     

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác