Cà phê “chiên” (Kỳ 2)

Ngày đăng: 13/04/2014 12:13:46 Sáng/ ý kiến phản hồi (11)

Nhà báo lão trai Lương Huynh lịch sự chờ máy đến dấu on-bon phi-nan, ổng lẹ làng phán ra mấy tiếng chát quéo như hạt cau sắp chín:

– Xong chưa, cà phê dở ẹc!

– Cà phê xưa của tui coi như hết “cốt” rồi, bây giờ tới phiên ông.

xox

– Nói thiệt, Huynh tui không dám tự nhận uống cà phê thay nước. Theo nghiệp báo chí mấy chục năm, tui giao thiệp đủ mọi người mọi giới. Tứ hải giai huynh đệ, năm châu chỉ là chỗ tạm dừng chân, nên tui thầu một ngày 5-6 ly là việc rất thường ở quận.

Để tui đơn cử một ngày như mọi ngày đẹp trời. Sáng nào dù mưa hay nắng, đầu tuần cuối tuần hay ngày nghĩ lễ. trước khi ra cửa, tui dằn bụng một ly cà phê tự pha chế để lấy khí thế. Vừa dắt xe chưa ra khỏi chung cư thì gặp ông bạn quen làm cùng nghề ở báo khác. Nhà anh ta ở lầu trên tui một tầng, đi lên xuống gặp hoài. Hỗm nay biến đâu mất, sáng nay anh ta ló mặt ra tươi rói:

– Anh Huynh, vô quán làm một ly cà phê, 10 ngày rồi không gặp anh.

– 15 phút thôi nghen.

– Chuyện 10 ngày mà có 15 phút làm sau kể hết. Mà thôi, 15 hay rằm cũng được. Hôm trước, tui đi với phái đoàn ra Đà Nẳng 3 ngày, lúc bà con khăn gói trở về Sài Gòn thì tôi được ông Tổng tiếp máu quay ngược lên Cao nguyên thực tế một tuần viết loạt bài sản xuất cà phê vùng đất đỏ. Đại công cáo thành, sẵn dịp mình mang về nửa ký “cứt” chồn hảo hạng, tặng anh nửa lạng uống lấy thảo.

– Thôi anh ơi, cái hảo hạng gì của con chồn anh vừa nói, làm sao lấy thảo nổi.

– Anh Huynh hiểu lầm mình rồi, cà phê Chồn, thơm ngon lắm anh ơi.

– Bây giờ còn chồn rừng hay sao, không phải tụi nó vô nhà hàng quán bia ướp riềng ướp nghệ.

– Đúng vậy, danh từ đó nói theo một loại cà phê trứ danh thời Pháp. Bây giờ thiên nhiên cũng có mà rất hiếm, đa phần do con người chủ tâm nuôi con chồn làm việc ăn và ị để họ thu lợi thôi. Mấy bữa tôi trú ngụ nhà một ông chủ đồn điền ở Đắc Lắc, ổng nói ngày ba ổng còn sống cũng có đi hốt cà phê cứt chồn ngoài rừng. Hồi xưa người mình ít làm công việc nầy, mà do dân tộc thiểu số thu nhặt, phơi khô rồi mang từng bao nguyên chất đến bán cho mình. Mà cũng ngộ, người thiểu số còn biết của ăn của để, họ nói con chồn làm ra tiền cho họ, nên họ không săn và bẫy như các thú rừng khác. Anh Huynh biết không, bây giờ có cả một công nghệ cà phê Chồn nhân tạo.

– Con chồn mà làm giả được à, có giống như chồn tinh trong Liêu trai chí dị.

– Làm gì có chuyện chồn giả ở đây. Chồn hương lông đen đốm trắng, có đuôi đàng hoàng. Chúng được nuôi trong nhà lưới kẽm rộng cả ngàn mét khối, có cây cỏ ao hồ gần giống thiên nhiên. Đến mùa cà phê chín, người làm hái lựa những trái chín mọng đổ ra đầy hộc dưng tới miệng. Mà đám chồn được cưng chìu nên làm phách như công tử bột, chúng lơ đảng cầm trái cà phê đưa lên miệng nhai nhai nhăn nhăn rồi nhả ra hay tha đi bỏ tứ tung. Chủ vườn thấy cảnh đó tức muốn ói máu. Ổng nói, tụi chồn rừng hái trộm cà phê, chúng nuốt nguyên cả trái, nên phân mới có hạt mà xài. Còn lũ chồn công nghiệp lười ăn biếng nuốt lại còn cắc cớ nhả hột thì làm sao có cái để ị. Sở dỉ cà phê Chồn ăn tiền là nhờ việc cơm của hạt cà phê chín tác dụng với enzym trong ruột chồn, làm thay đổi cấu trúc protein thiên nhiên của hạt cà phê, nhờ vậy sanh ra mùi vị đặc trưng mà con người không thể tự do chế biến.

– Cà phê Chồn của anh xong chưa.

– Lúc mấy ngày ở Đắc Lắc, tui được dân ở đó kể cho nghe. Trước khi người ta biết đến cà phê chồn thì chúng vẫn là chất thải mốc meo hôi hám nơi lùm bụi rừng rú. Năm đó thời tiết khô hạn, mùa cà phê vùng đó gần như thất trắng. Đồn điền không đủ hạt cà phê giao cho hợp đồng, lấy đâu chừa cho dân làm đở ghiền trong mùa tỉa cành bón phân vô gốc. Cái nghiện nào cũng khổ, nhất là giữa chốn bạt ngàn thưa thớt dân cư. Như có thần rừng mách bảo, một người làm đồn điền phát hiện hạt cà phê trong những đống phân chồn khô rời ra như đậu phộng còn vỏ hay nguyên hình xoắn lọn, anh ta khám phá cơm hạt cà phê vẫn khô sạch y nguyên bên trong vỏ trấu cứng dòn. Anh ta  dồn từng bao đem ngâm dưới suối đải cho sạch chất bẫn bám bên ngoài vỏ trấu. Sau đó anh ta làm y theo các công đoạn chế biến cà phê như mùa vụ. Mùi cà phê rang thơm lừng thoát ra từ khu nhà ở của công nhân, khiến cho ông chủ người Pháp tò mò bước đến. Từ phát minh tình cờ loại cà phê Chồn đồn điền không tên tuổi, bỗng nhiên trở thành một sản phẩm nổi tiếng thế giới, đứng vững trên thương trường hơn trăm năm không địch thủ.

Lúa tui nóng ruột cho cái thẻ điện thoại đang càng lúc héo hon ốm tong của mình, nên tìm cách cắt ngang điện đàm để dọt.

– Chuyện cà phê của tui và ông góp lại cũng bộn rồi, tui gom lại thành một bài tường thuật nghen.

– Chưa đâu, chuyện cà phê tui kể cho ông nghe cả ngày chưa hết. Để tui kể nhanh một chuyện nửa thôi. Có một lần tui được lệnh đi Huế, công tác cho tòa soạn. Ộng cũng biết rồi, tui ra đó vào tháng Năm, bị những cơn gió Lào thổi rát cả mặt, người nóng sùng sục, đi đến đâu chỉ để ý hàng quán là tấp vô kiếm nước uống. Trên một con đường nhỏ bên ngoài cửa bắc Thành nội. Bữa trưa đó nóng quá nên ngoài đường vắng teo. Dưới bóng râm của tán cây bàng, có một bà lão tóc bạc trắng ngồi cạnh chiếc xe thùng vuông bán các thức uống giải khác ghi rõ bằng sơn xanh đỏ trên phần  kiếng thùng xe. Tui ngồi lên chiếc ghế thấp, cạnh chiếc bàn vuông nhỏ duy nhất.

– Cho cháu ly cà phê nóng, bà cụ ơi.

– Trời nóng bắt chết mà chú em uống nước nóng làm răng hết khát hỉ.

– Trước đây cháu cũng nghĩ như vậy, nhưng mấy lần uống nước lạnh khi trời nóng, cháu thường bị đau bụng. Ông xếp của cháu cho biết, nước lạnh khó thấm ngay vô máu, nên nước lạnh không đã khát bằng nước ấm. Nước lạnh quá còn làm trở ngại hệ thống tiêu hóa, dễ sanh tiêu chảy dù không phải do vi khuẩn. Chưa kể sự thay đổi nhiệt đột ngột cơ thể sẽ dễ danh cảm mạo nữa bà cụ ơi.

– Cụ không có cà phê nóng, cụ pha cà phê rồi vô chai đóng nút từ ban sáng. Cụ có cái bếp ga trong thùng xe, để cụ đổ cà phê vào chiếc chảo nhỏ, đun cho chú em một ly. Chú em ở Sài Gòn mới ra ngoài ni đó ha. Cụ có hai thằng cháu nội, ba của nó đi biển không về trong trận bão Linh-đa lúc một thằng 10 tuổi, một thằng 12 tuổi. Ít năm sau thì con dâu đi lấy chồng khác, bỏ lại hai thằng cháu cho bà. Tụi nó làm ăn siêng năng cần kiệm, nhưng nhà có mấy sào ruộng ở Hương Chữ, trúng mùa còn không đủ ăn, nói chi thất bát quanh năm. Từ ngày hai thằng cháu vô Sài Gòn làm cho hãng giày da Hàn Quốc, lão khắm khá một tí. Chiếc xe giải khát nầy là của con dâu để lại, kỷ niệm của con trai nên lão giữ cho đến cuối đời. Lão nguyện cầu trời phật cho sống đến ngày 2 đứa cháu lập gia đình. Ối chu choa, cà phê khét hết rồi cháu ơi.

– Được rồi cụ ơi, cháu đến giờ hẹn phải đi. Cho cháu gởi tiền cà phê, cháu cám ơn câu chuyện của cụ.

Cà phê “chiên” của nhà báo Lương Huynh không ăn nhập gì với chồn ở cao nguyên, hay chữ nghĩa trong tiếng Pháp. Nó chỉ đơn thuần là một tách cà phê bị rán khô trong chiếc “quánh”.

(Hết Phần 2)

Một Lúa

0 -unnamed (1)

Có 11 bình luận về Cà phê “chiên” (Kỳ 2)

  1. Phú Thạnh nói:

    “1 Lúa kể chiện hay thiệt là hay! Phải hong Phương Nga ? Ủa em đâu rùi? tiếp anh coi…hi…hi…hi…”. PT*.

  2. Một Lúa nói:

    Cám ơn Lương Huynh và anh Trương Mẫn cho bức hình một người 3 đầu…gối. Hi hi

  3. NGUYEN TUYET nói:

    Phải công nhận huynh Một Luá tinh ý ghê nơi , chèn ơi , 2 ông đờn ông cùng uống cà phe chiên mà còn đá chưn nhau thấm thiết nưã. Nhìn tấm hình này , NT xem tướng mạo thấy, anh bạn già này thời trai trẻ chắc cũng một thời làm sét đánh ngang tai bao người đó nha , anh này mà mập lên 5, hay 3 kí bảo đảm bảnh chai cở anh cả nhà mình đó, bây giờ tuy già nhưng ông bạn uống cà phe chung còn cụng cái cẳng, hì hì. Chiên cà phê chiên , cà phê khét , cà phê đóng nút từ ban sáng , có bà lão tóc bạc trắng bán cà phê mà chơn chất thật thà , hay quá anh à !

  4. YMH-TNh nói:

    Cà phê xưa của huynh Một Lúa coi như hết “cốt”, cà phê nay của Lương huynh hồng biết ra sao vì chiên, chồn, rán khô…tùm lum tà la, làm mỗi ngày đến 5, 6 lần, kiểu này hết sạch “cốt” là cái chắc, hai huynh cứ cà phê “chiên” xưa coi như hết, vậy là còn chút “cốt” cho hai huynh dở ghiền.

  5. Một Lúa nói:

    Thủ lĩnh nói cốt tới cốt lui gì mà Lúa tui thông chưa tới dzị. He he

  6. YMH-TNh nói:

    Huynh Một Lúa nói: cà phê xưa coi như hết “cốt”, thì cũng còn chút chút, hơn cà phê nay của Lương huynh, đúng hông?

  7. NGUYEN TUYET nói:

    NT ” si nghỉ ” ” đón” biết anh Một Luá nói tới hết cốt chứ còn ” gân” phải hong, đừng có cà phê lếch vì ghiền nha , cả 2 thứ cà phe cuả 2 huynh nghe mà NT chẳng thèm tí nào , vì hết chiên lại kho , hết kho thì chiên lại , thôi liệng cho rùi, hẹn cà phê đen cuả chị PhiRom hoặc cà phê dợt thời tiền sử cuả ai đó quên rùi , hay cà phê cuả YMH ngày đăng quang có lý hơn hé Ngọc Thu hay chờ ngày Ngọc Thu về VN, cùng nhau uống cà phe ” SàiGòn”. hi hi.

  8. YMHTNh nói:

    Cả nhà nói hoài, nói mãi và YMHTNh cứ trông, chờ, đợi hết hơi, mà chưa biết cà phê xúm họp bao giờ có (không chịu uống cà phê hàm thụ như huynh NHA).
    NT ơi! Cà phê YMH ngon hết ý, NT mau về nghen! Sắp xếp rủ huynh đệ, tỉ muội cùng về, chừng đó cà phê gì…cũng ngon hết. Thời gian còn lại của YMH có bao nhiêu!? Mong lắm!

Trả lời Phú Thạnh Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác