ĐẠP LÚA ĐÊM TRĂNG RẰM THÁNG CHẠP

Ngày đăng: 15/01/2014 11:55:47 Chiều/ ý kiến phản hồi (8)

 Đã hơn sáu mươi mùa mùa đông lạnh lẽo trôi qua…Cái thời mà nông dân ta còn làm mùa bằng sức người sức vật rất nhọc nhằn , mỗi năm chỉ thu họach có một lần vào khỏang rằm tháng chạp…

 Chiều hôm ấy, được thầy cho về sớm , hai anh em tôi quẳng cặp lên bàn, hối hả thay đồ rồi đua nhau chạy tuốt ra ruộng phía sau nhà cũng khá xa…Mặc cho mẹ và chị kêu lại ăn cơm rồi hả đi chơi… Hồi dêm qua thóang nghe ba và mẹ bàn chuyện hôm nay nhà mình có cộ lúa và đạp lúa đêm kia mà và có ăn chè nữa…ha…ha…

            Cánh đồng bao la như trải thảm vàng. Cũng có nhiều nhà còn lúa đứng (chưa cắt), có lẽ lúa nhà mình đã đựơc cắt từ ngày hôm qua.Bây giờ trâu đang cộ lúa vào sân…Mỗi chuyến có 3 cộ lúa đầy ấp được cột ràng chắc nịt, do 3 con trâu đực to tướng rướng cổ kéo từ từ  rất nặng nề… Tôi thấy thương và tội nghiệp cho mấy con trâu quá, thật là nặng nhọc và khổ sơ.  Trên đường kéo lúa có khi gặp vài chổ sình lầy đi muốn không nổi lại còn bị người dẫn quát tháo quất roi tre vào mông nữa. Tuy nhiên con trâu nào cũng rất khôn, khi biết vào gần tới sân, chúng nó cố đi thật nhanh để được nghỉ ngơi giây lát quí hóa, trong khi ngừơi ta ôm lúa chất vào bã lúa…Nhà tôi có 2 sân lúa, có lẽ ba tôi xếp đặt để thuậân tiện trong việc chuyển lúa về từ 2 vùng lúa cách xa nhau. Sân lúa là sân bằng đất, làm rất bằng phẳng và được “nện”dẽ dặt có hình tròn đường kính khỏang hai chục mét . Sau mỗi chuyến cộ độ mười lăm phút  được nghỉ ngơi, người và vật lại tiếp tục chuyến kế tiếp. Chỉ trông có thế! Hai anh em tôi nhanh nhẩu mỗi đứa nhảy phóc lên mỗi cái cộ không, cho trâu kéo ra ruộng. Thật không có gì sung sướng cho bằng…:”đi xe cộ”như thế này.  Mấy cái cộ này do ba tôi làm bằng cây u và cây cau (chứ không phải bằng “cộ tre kẽo kẹt kéo đường trăng”như nhà thơ Hồng Băng đã thấy …Chuyến sau này cũng là chuyến cộ chót. Cơ hội này, từ phía sau cộ, hai anh em tôi mới có dịp đẩy phụ tiếp sức với hai con trâu yếu hơn. Thế rồi, sân đã đựợc chất đầy lúa như cái bánh tráng khổng lồ…

      Aùnh nắng chiều dần tắt, bốn con trâu khác, cả ngày nay được ăn no nghỉ khỏe, bây giờ đã đến lúc phải lên sân đạp lúa…Con đực tơ đi “Dí”(phải), con cái mẹ đi “Phá”(trái),ở giữa là 2 con “nghé” cũng rất sung . Anh lớn của tôi có trọng trách là cầm roi tre điều khiển đàn trâu đạp lúa, còn hai anh em tôi được ba tôi giao cho nhiệm vụ là…“đi chợ”. Đi chợ ở đây không có nghĩa là đi chợ thật để mua sắm gì đâu nha…mà chỉ có nhiệm vụ bưng cái thúng rách có lót rơm khô chạy thật nhanh vào sân, theo sau đuôi trâu mỗi khi nghe anh tôi hô khẩu hiệu…”Dò…dò…ỉ ỉ ỉ…dò…ỉ ỉ  ỉ”…và đặt nhanh thúng vào hứng….ở con trâu nào muốn phóng…(nếu không hứng…thì dơ lắm!.Xong, phải nín thở bưng thúng chạy nhanh ra ngòai xa đổ đi rồiø thay rơm khác, vào ngồi chờ lệnh…Lúc bấy giờ vầng trăng rằm tháng chạp sáng trưng đã lúp ló trên ngọn cây dừa cao…Trâu đạp cũng đã lâu, rơm đã chín nhừ rồi . Dường như nhiều người đã hẹn nhau trước, tôi nghe tiếng ồn ào,hú hí gọi nhau ơi ới rồi từ từ họ vác “ mỏ sảy”(dụng cụ làm rơm) đến đểâ chuẩn bị “bắt bó”(sóc rợm lần đầu).Anh tôi đánh trâu ra ngòai cho nghỉ chân.  Gần hai mươi người bắt tay vào việc bắt bó rất hăng hái nhanh nhẹn.  Hơn nửa giờ sau, việc vũ rơm đã xong, bã rơm được giao lại cho anh tôi tiếp tục đưa trâu lên đạp lại một lần nữa độ hơn một giờ…Trong khi đó thì mọi người nghỉ ngơi trò chuyện vui vẻ…Mẹ và chị tôi khệ nệ bưng nồi “chè trôi nước” to kền ra đặt trên 2 chiếc đệm mới sạch sẽ đã trảõi sẵn và thân mật mời mọi người cứ ăn tự do cho no nê, còn được “UTQ”(uống trà quạo) do ba tôi châêm(pha chế) để đãi anh em đã tự nguyện đến phụ giúp “làm rơm”… Bây giờ thì bã lúa đã chín nhừ (hạt lúa đã rụng ra hết khỏi cọng rạ), anh tôi cho trâu ra khỏi sân (gọi là thả trâu), Mọi người lại một lần nữa kéo vào xếp thành vòng tròn và nhanh nhẹn “ra rơm” lần cuối cùng…Công đọan này mới thật sự nặng nhọc(vì bụi luá mịt mù), lại phải kỹ lưỡng và nhanh tay…Gần một giờ đồng hồ đã trôi qua, mọi người đã tất bật cố gắng hết mình, có người đổ mồ hôi như tắm…Cuối cùng, công việc đã xong,rơm rạ đã được đưa hết ra ngòai và “dắt” thành cây rơm cao rất đẹp do ba tôi “đứng mũi chịu sào”ở trên cao…gọt sửa cho cây rơm sạch sẻ gọn gàng…Ba tôi cũng không quên nói lời cám ơn mọi người . Tất cả đều vui vẻ biểu hiện sự thân tình và lần lượt ra về nghỉ ngơi.

       Dưới ánh trăng rằm sáng trưng như ban ngày, trên sân lúa bây giờ là một lớp lúa hột dày chừng ba mươi  phân , chắc cũng hơn trăm giạ. Mùi lúa mới thơm lừng…Cả ba anh em tôi có nhiệm vu”ï ngủ giữ lúa” nữa. Thật là thú vị được ngủ đêm dưới trăng ngòai trời…Hơn nữa thế kỹ đã trôi qua và những hình ảnh này, nay không còn nữa, nhưng trong trí nhớ tôi lờ mờ như đang diễn ra trước mắt…        

     Phú Thạnh –Rằm tháng chạp 2013 .

 

Có 8 bình luận về ĐẠP LÚA ĐÊM TRĂNG RẰM THÁNG CHẠP

  1. Nguyễntuyết nói:

    Cám ơn huynh Phú Thạnh đã cho NT đọc  được 1 bài hay và sống động quá , NT gợi nhớ  và tưởng thượng được cái không khí  cộ luá ngoài ruộng vào đêm trăng mà lúc còn nhỏ NT cũng có lần  đeo theo xe đi cộ lúa ngoài ruộng nhấp nhô , gập ghềnh , có lúc đeo vịn mỏi tay quá , NT la ơi ới, xe cộ lúa và con trâu phải dừng lại 1 chút , vui và rất là vui, lúc đó NT khoảng 10 tuổi thôi, cứ có dịp về quê là theo mấy bạn con trai ra ruộng vui và vui lắm mà cũng sợ nưã. Anh PT diễn tả từng chi tiếc hay ghê nơi, NT nhớ là ra ruộng có được ăn xôi nếp  trộn dưà nưạ , ngon lắm ..hi hi . NT SNOW.

  2. Phú Thạnh nói:

    NT thân mến,

    Anh cám ơn em nhiều lắm nha.Thật không ngờ  thời thơ ấu của em cũng gần gũi với ruộng đồng như anh nên rất dễ thông cảm  há . Chắc sau này những hình ảnh thân thương quê mùa ấy không còn nữa. Tất cả đã là dĩ vãng xa xôi…và ấp ủ nhiều kỹ niệm lãng mạn trử tình ngây ngô mà anh sẽ viết tiếp trong một bài khác…Chúc em luôn vui để gắn bó với Trang nhà nha NT…

  3. NHA nói:

    Bây giờ Cô Dượng Ba, anh Hai…đã đi xa cũng như bao nhiêu bà con đầu thôn cuối xóm!!!

    Cây dương cao vút ở “cổ mộ” sau vườn nhà của mi, là khách sạn của “chim điên điển”, cò , vạc. .., là điểm nhắm của thôn dân, trong đó có tao,  khi đi xa xa xóm quê của mình hướng về ….cũng không còn từ lâu.

    Còn mi còn ta và còn ai nữa? Thời gian thông thả qua, thế hệ trẻ lớn lên, thế hệ già tàn lụn…biết vậy nhưng vẫn nao nao; cái nao nao này là món quà quý giá cho ai còn có được, phải không?

    Cây rơm, ở trang này xuất hiện gần đây cũng đã nhen nhúm đề tài trong đầu của ta để viết cái gì đó thế mà mi đã ra tay trước mất rùi. Hu hu hu.

    Bài viết …tao khoái nhất là lúc mi…hứng. Cái này “good job”  🙂 

    NHA

     

    • Phú Thạnh nói:

      Ông Già ơi là Ông Già! làm ơn bỏ ra mười ngàn đồng, dắt Bà Xã về VN chơi một phen đi. Tao và  FM Đầu bạc trông mày dữ lắm đó! Mọi thứ đừng có lo, tụi tao phục vụ  từ A tới Z . Tết nhứt gần kề,công việc bộn bề, không sao làm hết…Bên cạnh bài viết này còn một chuyện tình lãng mạn “khi xưa ta bé” kiểu như chuyện của Một Lúa vậy, nhưng tao chưa dám động thủ, sợ….Thôi, cám ơn mày nhe.” Chúc Mừng Năm Mới Gháp Ngọ , Vợ Chồng mi trường thọ”.

  4. Một Lúa nói:

    Chào anh Phú Thạnh,

    Năm 1974, trong một lần đến chơi nhà bà xã lúc tụi em chưa cưới. Em thấy anh em bên vợ chất “bã” lúa mùa để chuẩn bị cho trâu đạp.

    Bà xã của em giải thích, dẫn 2 chú trâu đạp lúa là phải đi theo hình “xỏ rế” trên bả lúa, nghĩa là hình số 8 chồng đan với nhau, thay đổi ví phá liên tục giúp người và trâu không bị “say máu ngà” vì vòng vòng trong cự ly ngắn. Mà bã lúa không bị sống. Ông bà mình cũng khoa học lắm, đúng không anh. Em là lúa, nhưng đó là lần đầu tiên em cầm cây mỏ sảy vít rơm. Vì vậy em chỉ dám nhận mình là Một Lúa.

    Cám ơn bài viết gợi nhớ một thời hạnh phúc trên quê hương.

    Một Lúa

    • Phú Thạnh nói:

      MỘT LÚA thân mến,

      Anh rất cám ơn em đã đọc  và có góp ý chính xác 100% về những chi tiết “đạp lúa” ngày xưa đó!…Thôi, cứ an phận là MỘT LÚA như em là anh khóai hơn, chứ làm Hai lúa thì khổ lắm em ơi! Tụi mình cũng là lúa cả mà! nên dễ thương nhau lắm. Nhân dịip Năm Mới sắp đến, anh kính chúc em và Gha đình vạn sự như ý…

  5. Anh Phú Thạnh kính mến bài nầy viết trước ăn tết thật là đúng.

    Năm nào xong mùa lúa rôì ăn  tết thì  năm đó ăn tới sung lắm.

    Làm nông dân không có thể quên được đạp lúa dưới trăng, nhất là vào dêm trăng tháng 12 âm lịch. Lúc đó bầu trời xanh trông, trăng sáng vằng vặt, những câu chuyện vui được kể lúc nầy.

     Đọc bài của anh, tôi nhó về người cha của mình, vào những ngày mùa, nhất là đạp lúa, có một bài thơ mà đệ viết về cha của mình, đệ cũng nói nhớ những đêm thức khuya bên cha đạp lúa, em viết câu thơ đó, nếu không là nông dân khó mà hiểu được .

    ” …

    Thương làm sao!

    Màu hoa trắng cánh đồng


    Nhớ làm sao!

    Những dêm thức trắng bên cha nhày mùa lúa trúng” 

    Lúa càng trúng, càng có nhiều lúa để đạp, phải thức thật khuya mới xong, xong lúa mới yên lòng và mới có tiền ăn tết.

  6. Phú Thạnh nói:

    Võ Châu Phương thân thương! Cám ơn em đã đọc và đồng cảm với anh trong bài viết này. Chúng ta là nông dân nòi mà ,phải không ?  hi…hi…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác