Quế Minh và tôi (Phần cuối)

Ngày đăng: 18/10/2013 08:28:30 Sáng/ ý kiến phản hồi (11)

 “ Hai chỉ vàng” có phải ám chỉ tình bạn tri kỷ bao nhiêu năm chỉ đáng giá bằng 2 chỉ vàng, hoặc nó có một ý nghĩa nào khác , mời đọc giả xem phần dưới đây sẽ rõ .                                                                                                          H1 : Quế Minh và tác giả

 Mùa thi năm đó đã mở ra con đường mới cho ba chúng tôi, cả ba đều lên thành phố học, Quế Thanh học vật lý trị liệu, Quế Minh học dược, còn tôi học y. Tình bạn trở nên gắn bó hơn, cùng chia sẻ với nhau sự khó khăn, nổi khốn khổ của đời sinh viên nghèo, học ở xa gia đình.

         Mãi đến bây giờ, nhắc đến thời đó, chúng tôi đều nhớ một kỷ niệm nhỏ về tô hủ tiếu , hể ai về thăm nhà có một ít tiền, lúc lên phải bao bạn mình một chầu hủ tiếu; nói một chầu hủ tiếu cho nó oai, thật sự đến ông bác bán hủ tiếu đêm ở bên lề đường Nguyễn Chí Thanh; bán hủ tiếu rẽ tiền cho dân lao động, mỗi lần chúng tôi đến đều kêu tô rẽ tiền nhất 5 đồng, đây một tô toàn nước súp và bánh hủ tiếu không có thịt , tuy không thịt chúng tôi ăn thật ngon miệng. Không ngon sao được, đang ăn cơm với món canh toàn quốc của ký trúc xá ; được bạn đãi một tô hủ tiếu nước súp nóng hổi thì còn gì bằng .

                                                                                              Hình  2

           Sau 3 năm học, Quế Minh về tỉnh nhà làm việc ở Xí Nghiệp Dươc Cữu Long, Quế Thanh làm ở bệnh viện đa khoa còn tôi phải tiếp tục ở lại thành phố học nhiều năm nữa . Thế mỗi lần tôi về quê là ngày bạn bè tương hội, nhà của bạn tại thị xã nên tôi về ghé ở đó trước; mỗi lần như vậy tôi được bác gái và Quế Thanh nấu những buổi ăn ngon, được dịp thưa chuyện cùng bác trai . Bác thường đưa tôi vào mãnh vườn nhỏ ở trong Cầu Kè, bỏ hằng tiếng đồng hồ ngồi kể chuyện, bác kể cho tôi nghe mọi thứ chuyện trên đời, kể về nghệ thuật trồng cây, và cuối cùng là than phiền về Quế Minh. Bác kể Quế Minh đi làm thì thôi, về nhà lao đầu vào những quyển sách, những lo chai thí nghiệm, không biết phụ em út một tay, không biết ngôi nói chuyện cùng cha mẹ, thế là phải góp ý với bạn . Mỗi lần ghé thăm, lúc ra về bác trai đều chuẩn bị những trái cây ngon nhất mà bác trồng được cho tôi mang về nhà, đem trái cây về vườn không khác nào mang củi về rừng, tôi phải mang về vì đây là tình cảm của bác ưu ái dành cho tôi không thể từ chối .

     Còn Quế Minh sau khi ăn cơm chiều xong, bạn dẫn tôi vào xí nghiệp nơi bạn đang làm, bạn cho tôi xem và giải thích những công trình nghiên cứu mà bạn đã thực hiện được. Nhờ những thí nghiệm những nghiên cứu nầy giải quyết nhiều khó khăn cho của xí nghiệp dược phẩm, và cũng nhờ đó bạn được Bạn giám đốc giao trông coi phòng kỹ thuật pha chế thuốc, đây là công việc thường chỉ dành cho những dược sĩ đạị học .

                                                                                                                        Hình  3

              Rồi có một lần, tôi về ghé thăm, Minh không đề cập đến việc làm nữa, bạn kể cho tôi nghe về một cô gái tên Tiên; cô nàng này không biết có đẹp như tên gọi không, sao anh bạn tôi mê mệt, bỏ nhiều tâm quyết để vượt qua rào cản của gia đình . Tiên quê ở xã Tân Long Hội, huyện Măng Thích, lên làm dược tá là lính của Quế Minh, hai người quen nhau rồi yêu nhau . Tiên có người cô sống ở chợ Vỉnh Long , biết rõ gia đình Minh, thấy gia Minh nghèo có nhiều em còn nhỏ , người cô đó thương Tiên, sợ cháu mình về làm dâu sẽ khổ , nên có ý cản ngăn, tác động đến gia đình Tiên để cùng nhau phản đối . Minh muốn được gia đình Tiên chấp nhận, can đảm xuống tận nhà, trình bày về tình cảm của hai người với hy vọng tình yêu chân thành tha thiết của hai người sẽ cảm hóa được gia đình, nào ngờ mới đề cập đến hai người YÊU NHAU thì bị gia đình nàng phản đối kịch liệt. Nghe Minh kể đến đây, tôi không kiềm chế được nữa, phải mở miệng cười .

– Sao cậu cười! Đâu có cái gì để mà cười !

– Không cười sao được , cậu chỉ biết có nghiên cứu mà không biết về giao tiếp xã hội, trong bụng nghĩ sao thì nói toẹt ra như vậy .

– Tại sao cậu nói vậy!

– Cậu không biết ở dưới quê, hai người tự ý hò hẹn nhau, người cho là chuyện không đàng hoàng, người ta ngại dùng chữ yêu nhau trước mặt người lớn hoặc đám đông .

– Vậy dùng từ gì?

– “Quen nhau”, cậu chỉ dùng chữ quen nhau người ta đã hiểu ngay, đằng nầy giữa mặt người lớn mà cậu kể chuyện tình yêu một điều cấm kỵ, cậu làm như vậy là làm mất mặt gia đình nàng, bị phản ứng như vậy là còn quá nhẹ .

– Không nhẹ! Phản ứng dữ dội lắm tại cậu không biết, nhất là khi tớ đề cặp đến hôn nhân .

– Cậu đề cặp  hôn nhân luôn à

– Đúng rồi! Tình yêu chân chính phải đi đến hôn nhân. Tớ xuống đó để xin phép cưới Tiên làm vợ, không nói về hôn nhân thì làm sao cưới vợ cho được .

– Minh ơi! Quả thật cậu không biết gì hết . Hôn nhân là vấn đề quan trọng, ở dưới thôn quê những gia đình mẫu mực, hôn nhân phải được người lớn hai bên thảo luận trước, cậu thuộc hàng con cháu lại dám nói hôn nhân với người lớn là việc làm vô phép, không tôn trọng người lớn, bên đàn gái tưởng rằng cậu khi dễ, đương nhiên là nổi giận rồi .

– Như vậy tớ sai nữa rồi phải không?

– Đương nhiên!

– Hèn chi bên gia đình nàng bảo tớ đừng nói gì thêm, và chỉ muốn nói chuyên với ba má tớ .

– Rồi cậu có đưa hai bác xuống không?

– Tớ thấy không xong, phải đưa ông ba xuống .

– Hai bác xuống rồi kết quả ra sao ?

– Cậu biết đó ba má tớ nói tiếng Việt không thông, nói ra nhiều từ bên đàn gái không hiểu, ngược lại bên nàng nói nhiều câu sâu xa ba má tớ không hiểu, hai bên không hiểu nhau làm sao thông cảm, vả lại có người cô thứ ba của nàng cố ý cản ngăn .

– Khó khăn như vậy cậu tính sao!

– Đâu có tính sao! Phải tiến tới thôi! Tớ và Tiên đã yêu nhau rồi , dù trời có sập xuống, bọn tớ cũng quyết làm đám cưới . Biết hè nầy cậu làm gì cũng ghé thăm tớ, Tiên bảo tớ mời cậu xuống thăm nhà cô ấy một chuyến , cậu sống dưới quê, gia đình Tiên cũng ở dưới quê, chắc ít hay nhiều cậu cũng hiểu được, cậu đi một chuyến giúp bọn tớ xem sao .

– Nghe bạn nói như vậy tôi đồng ý, rồi chúng tôi mua trà rượu viếng thăm. Đến nơi thấy ngôi nhà tam giang to sừng sửng, bên trong trang trí đồ cổ quý giá theo xưa, đóan biết đây là một gia đình lễ giáo nha phong làm cho tôi hồi họp, đã xuống đến nơi rồi phải tùy cơ mà ứng biến .

       Qua cách đón tiếp, tôi biết ngay bà nội là tổng chi quy của gia đình, ba Tiên là người con có hiếu, mẹ Tiên là dâu thảo , ba má Tiên thương mến Minh, nhưng quyết định là nằm trong tay bà nội. Trước khi xuống tôi đã tìm hiểu, gia đình Tiên là một gia đình giữ lễ nghĩa truyền thống, được xóm làng tôn trọng, nhất là bà nôi . Đến gặp mặt bà tôi vô cùng kính nể, một bà bác có một phong thái uy nghi , lời nói cử chỉ của người đứng đầu một dòng họ, có uy tính cả làng . Không biết được tổ đải hay chăng, những lời tôi nói được bà nói thương mến, được các cô các bác đón nhận . Nội vui vẻ nắm lấy tôi, dắt vào ngồi bàn giửa, ngồi chung với những bậc tiền bối để thưa chuyện . Quả thật tiền hung hâu kiết, lúc đầu hồi họp lo sợ, nhưng sau lại vui vẻ quá chừng, được gia đình Tiên làm tiệc linh đình hậu đãi . Mãi về sau, và về sau nữa, nội thường nhắc đến tôi khi Quế Minh và Tiên vể thăm bà .

          Minh ít nói, thời gian của bạn phần lớn dành cho công việc, vậy mà về tình cảm bạn qua mặt tôi, bạn có người yêu và tiến đến hôn nhân; còn tôi chưa có cuộc hẹn hò; nói không thì không đúng, tôi có cảm tình với một cô gái, nàng cũng hẹn hò với tôi , khi đến nơi nàng có lý do chính đáng để nàng từ chối và tất cả năm lần, tôi không có cơ hội trao đổi tình cảm với nàng dù một lần , chưa hề nói một tiếng yêu. Minh biết chuyện nầy bạn bảo tôi tình yêu đôi khi không cần phải nói ra , điều nầy tôi không đồng ý với bạn, nên lần thất hẹn thứ năm tôi đã nói với nàng tôi không hẹn nữa và tình bạn của chúng ta vẫn mãi là tình bạn. Quả như vậy chúng tôi luôn giử tình bạn đó đẹp và trong sáng cho đến bây giờ .

                                                                                                                         Hình 4

Ngày tôi ra trường về bệnh viện đa khoa Vỉnh Long cũng là giai đoạn Quế Minh chuẩn bị hôn sự, qua ba năm làm việc bạn đã để dành một số tiền đủ để cưới vợ, trước khi đám cưới bạn lại muốn làm đám cưới lớn tổ chức long trọng hơn, tìm đến nhờ tôi hỏi mẹ tôi mượn 2 chỉ vàng .

         Tình bạn tương trợ nhau trong học tập, giúp nhau xây dựng sự nghiệp, cũng phải hổ trợ nhau để kiến tạo hạnh phúc gia đình . Được bạn nhờ như vậy lòng tôi mừng vô kể ; khổ nổi mới ra trường không có một đồng dư, phải đành vể mượn vàng của mẹ . Mẹ tôi lúc đó cũng chẳng khá là mấy, mẹ đang mất lòng tin về con người; nguyên sự , mẹ đem người cháu con người chú ruột về nhà nuôi cho ăn ở rất tử tế, khi ra đi bao nhiêu lượng vàng không cánh mà bay biến đi đâu hết, thời buổi khó khăn, tần tiện lắm mới sắm vài ba chỉ, nay hỏi mượn cho bạn hai chỉ không biết mẹ có bằng lòng không, hỏi một chỉ thì chắc được, , nghĩ như vậy tôi đành dùng hạ sách nói dối .

– Mẹ ạ! Minh muốn mượn mẹ một chỉ vàng để cưới vợ .

– Mẹ tôi không cần suy nghĩ trả lời ngay:

– Minh là người bạn giúp con rất nhiều, nay bạn cưới vợ ,con nên giúp lại là đúng

– Thế là mẹ tôi đồng ý cho mượn một cách dễ dàng, nếu biết như vầy tôi đã hỏi mượn luôn 2 chỉ, lỡ rồi phải làm theo kế hoặch đã định.  Mẹ cũng biết tôi sắp xuống Trà Vinh làm việc nên tôi lai nói tiếp:

– Còn con xuống Trà Vinh làm việc, mẹ cũng cho con một chỉ để phòng thân .

– Nghe cũng có lý mẹ liền trao cho tôi 2 chỉ , tôi giao trọn nó cho Quế Minh .

  Sau đám cưới Minh tôi về Trà Vinh làm việc được một vài tuần, sở y tế mời về Vỉnh Long họp, họp xong tôi định ghé qua nhà Quế Minh ở một đêm, hôm sau mới trở về lại Trà Vinh; nhưng chợt nhớ bạn mới làm đám cưới, trong giai đoạn ngọt ngào, mình đến bạn hỏi đi đâu thì khó trả lời đành về quê xa thăm mẹ . Chắc mẹ cũng muốn gặp lại mình để tìm hiểu nơi làm việc mới, bất ngờ mình xuất hiện chắc mẹ vui, nào ngờ gặp lại, mặt mẹ chứa đằng đằng sắc khí, giống như hồi tôi còn nhỏ mỗi khi phạm tội, mẹ bảo tôi vào nhà trong hỏi chuyện, tôi mới ngồi xuống ghế mẹ liền giảng bài học đạo đức, mẹ nói:

– Con à! Trong nhà thì có anh em; ra ngoài thì có bạn bè . Con với thằng Minh là bạn thân tình nhiều năm, tại sao chỗ bạn bè mà con tính toán qua vậy .

 Tôi không hiểu mình phạm lỗi gì tự nhiên mẹ giận, càng không hiểu sao mẹ nói vậy, đành hỏi:

– Thưa mẹ , mẹ nói con không hiểu, con đâu có tính toán gì ?

– Con lấy cho Minh mượn một chỉ vàng phải không?

– Dạ Phải

– Cách đây vài hôm Minh có dẫn vợ xuống thăm mẹ , có mang trà rượu bánh trái để cám ơn, lúc ra về trả vàng cho mẹ.

  Nghe mẹ kể Minh mang vàng trả làm tôi điếng người, tôi dự tính khi bạn trả , tôi sẽ mang về đưa cho mẹ và kể lại hết mọi chuyện cho mẹ nghe. Nay bạn tự ý mang trả , mẹ biết hết sự thật rồi đành im lặng nghe mẹ kể tội .

–  Minh trả đúng lúc,  mẹ đang cần tiền để sắm ghe cho anh con đi buôn, sẳn có vàng trả mẹ đem qua bán cho cô Bảy, cô Bảy không chịu mua vì thấy chỉ vàng kích thước là lạ lại móp méo, mẹ đành đem lên chợ Giảng để bán, lúc họ cân đo không phải một chỉ mà là hai chỉ . Vậy con có giao kèo gì không, sao bạn mượn một nay trả thành 2 .

 Thế tôi phải kể lại sự thật cho mẹ nghe , mẹ nghe xong mẹ hiểu được lòng tôi nên hết giận, rồi mẹ dạy tiếp:

– Đây cũng đều may cho mẹ và hên cho con, nếu cô Bảy chịu mua,  mẹ mất đi một chỉ vàng, một chỉ vàng chẳng đáng là bao; nhưng giữa con và cháu Minh dễ xẩy ra chuyện hiểu lầm , tình bạn có thể bị lung lay. Đây cũng là một bài học,  con có được người bạn như cháu Minh là trời đã thương tình  ban cho con một thứ quý giá, con phải biết gìn giử .

         Viết đên đây tôi chợt nhớ lại, ngày xưa Quế Minh mượn 2 chỉ vàng sau đám cưới không bao nhiêu ngày hoàn lại, vậy đâu phải mượn vàng để cưới vợ, chắc bạn mượn để lấy hên, để được may mắn . Quả thật may mắn  đến với bạn, từ ngày lập gia đình bạn sống rất hạnh phúc , sinh được hai đứa con ngoan, và trở nên làm ăn khá giả, giàu có , gia tài của bạn hiện nay nhân lên không biết bao nhiêu lần của 2 chỉ vàng .

                                                                                                                                                Hình 5

      Một điều đáng đề cập đến về sự nhẫn nại và sự kiên trì của Minh, sau nầy khi có điều kiện bạn thi một lần nữa để đậu đại học dược . Với học vị nầy sẽ mở ra một chân trời mới cho bạn, tiếp tục thí nghiệm, tiếp tục nghiên cứu đóng góp cho ngành dược , chế những thuốc với phẩm chất cao để góp phần chữa bệnh cho bà con .

         Thời gian trôi qua bao nhiêu năm làm cho hình hài thay đổi , đầu tôi đã hói, tóc Minh đã bạc, nhưng tình bạn vẫn còn nguyên vẹn trong lòng . Trước đây trong sổ thực tập tôi ghi chữ Quế Minh, ngày nay trong email của tôi có chữ Minh, tên các con tôi cũng có chữ Minh . Chữ Minh đã dính liền vào đời sống của tôi, gắn liền với sự nghiệp với tình cảm, Minh là tên của người bạn mà tôi trân trọng trong đời .

                                                                                           Võ Châu Phương

        

                                                                           Hình 6

Có 11 bình luận về Quế Minh và tôi (Phần cuối)

  1. Bạn đọc thân mến ! Đọc lại bài của mình viết thấy nhiều sai sót , bài đã lỡ  đăng rồi sữa lại thì phiền, hy vọng anh chị và các thông cảm .

    Quế Minh thường là đọc bài trên trang mạng hơn là viết,  hy vọng lần nầy cậu viết ít dòng về những suy nghĩ của mình để chia sẻ cùng mọi người .

    Cám ơn anh chị các bạn đã theo dõi một câu chuyện khá dài .

    • neangphirom 12A 3 - NK 71 nói:

      VCP thân mến! bài viết của em rất thực tế, rất chân thật, cây bút  cây nhà lá vườn chị lại thích đọc hơn, đối với chị là rất tuyệt vời, không phải ai cũng viết được bài kể những người có học hàm, học vị cao, ( chứ bài đăng, tải trên mạng dù hay cỡ nào chị cũng không thích đọc) em là một BS đầy lòng nhân ái, đây là bản chất của con người đầy lòng nhân ái, nên dù ở thời điểm nào và bất cứ lúc nào, lúc nào cũng có lòng thương người, không những chỉ đối xử với ngưòi thân mà cả thế giới xung quanh, tại em khiêm tốn, em thì rất  bận rộn mà còn đam mê viết bài nên  không có thời gian gọt dũa, nhưng nội dung rất thật hay là ở chỗ thật… Chúc em nhiều sức khỏe và thành công trên mọi mặt…Chị PR.

      •                   Chị NeangPhirom thương, cám ơn chị thương mến người em nầy . Chị biết không, có một lá thư chị viết cho em, chị nói chị chảy nước mắt, em đọc lá thư đó, em cũng chảy nước mắt .

           Em có một bài ” Những tấm lòng nhân ái”, em định đăng trước ngày tết của người Khmer để tặng cho chị, nhưng quên tên một nhân vật chánh cô y sỉ người Khmer, dò hỏi mãi đến trể ngày giờ .

         Sau nầy trang nhà đã đăng bài đó, lúc gửi cho anh Lương Minh, trong đầu em nhớ đến chị .

             Thương chúc chị khỏe mạnh . 

  2. Phú Thạnh nói:

    Bác Sĩ Chính và VCP tuy hai mà một ?…mà còn  “Đố là ai” nữa chứ ! Thế  nên phải gọi cho đúng là Thi Văn Bác sĩ VCP vậy…Đọc chuyện của bạn viết,  PT* tui  rất mến phục …Chúc bạn luôn vui khỏe để sáng tác nhiều văn thơ hay như thế nhiều hơn nữa…

    • Võ Châu Phương nói:

      Anh Phú Thạnh kính mến! Cám ơn anh có những lời nói tốt đẹp về em . Ở đây em bật mí một chút cho vui, anh chàng Võ Văn Chín con người rất khô khan, ít xuất hiện trên trang mạng, thường chỉ biết viết về bệnh một cách đơn điệu, còn em thì hoàn toàn khác . Em yêu văn thơ, yêu thiên nhiên, một cảnh bình minh có tiếng chim hót cũng làm lòng em rụng động, em thích giao lưu trao đổi cùng bè bạn. Ai nói chơi với em, em cũng nói chơi lại cho vui vẻ cuộc đời, nhờ vậy mà có nhiều bạn còn anh ta lúc nào cũng giữ nguyên tắc nói một thì một, không biết đùa nên ít có bạn bè .

       Khi nào về thăm quê, em sẽ dẫn anh ta theo ra mắt anh, lúc đó anh sẽ nhìn mặt xem  có phải hai là một hay một hóa thành hai . Chúc anh luôn mạnh khỏe  

       

  3. Lan Hương nói:

               Em đã đọc qua hết 5 phần của câu chuyện em biết một phần về và anh Minh. Em thấy hình của anh Minh cũ có mới có còn anh toàn những  tấm hình chụp từ đời nào em có một yêu cầu em nghĩ nhiều người cũng yêu cầu như em  muốn xem tấm hình nào mới nhất của anh chắc anh không từ chối phải không .

    •        Lan Hương có biết không, tôi đang thực hiên lời dạy của người xưa ” Tốt khoe, xấu che” . Nay tuổi đã lớn, đầu thì hối, mắt thì cận, má cóp da nhăn, mặt mày xấu xí khó coi,  không dám đưa hình lên sợ mất đi hình tượng . Bạn lại yêu cầu không nở lòng từ chối, bạn nói nhiều người cũng giống bạn đó là lời nói không có bằng chứng, tôi có điều kiện.  Nếu có bốn người nữa cũng có cùng yêu cầu như bạn tôi sẽ gửi hình cho anh Lương MInh mà post lên, sau năm ngày không đủ số, lúc đó bạn  cho tôi xin email,  tôi chỉ gửi cho bạn mà thôi . Hy vọng bạn thông cảm .

      • Ngọc Sơn Sydney nói:

         

        Tôi, Ngọc Sơn cũng yêu cầu như bạn Lan Hương. Hy vọng được chiêm ngưỡng dung nhan mới nhứt của BS Võ Châu Phương

        •     Anh Ngọc Sơn, tên anh rất quen thuộc của thành viên của trang mạng tph-vl.com .

          Cám ơn anh có ý biết mặt đệ, đệ biết anh đã lâu, lấy làm tiếc là chưa biết mặt anh . Đệ có một ý định sẽ đến thăm nước Úc, không biết mùa nào thì có khí hậu dễ chịu ở nước Úc, anh có thể chỉ dẫn cho em một chút không ? Thân chào anh . 

  4. Phú Thạnh nói:

    Tui xin giơ hai tay (coi như 2 người) có cùng  ý kiến với bạn Lan Hương…hi…hi…!.

  5.                 Võ Mỹ Linh ở Canada có gọi điện thoại hỏi Nguyễn Hồng Châu ở phần 4 câu chuyện có phải Nguyễn Hồng Châu người chủ của Phiêu Du Ký không ? Sợ một số bạn  cũng có câu hỏi tương tự nên tôi giải thích và nói rõ về Hồng Châu .  Đây là trùng tên, em Nguyễn Hồng Châu ở chung nhà trọ học niên khóa 1982, ban văn . Nếu bạn nào học niên khóa đó, thấy anh chàng da trắng, mắt xanh tóc nâu xoán rất ư đẹp trai đó  là HC trong phần 4 . Anh chị bà con nào sống ở phường 5 ở gần thầy Thành dạy nhạc và Cô Quang dạy sử, có một người phụ nữ  ở cùng xóm, bà ta thường được gọi là tây lai hoặc đầm lai có 2 cô con gái đẹp như tiên đó là mẹ và 2 chị của HC . Từ đẹp như tiên là từ của các em hàng xóm dùng mổi khi đề cặp đến chị của HC,  tôi  mượng lại từ nầy từ các em .

Trả lời Võ Châu Phương Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác