Những tấm lòng nhân ái (kỳ 2)

Ngày đăng: 30/06/2013 09:53:54 Chiều/ ý kiến phản hồi (2)

Trong bệnh án có ghi tên Loan là người đưa bà vào nhập viện cũng là người đầu tiên phát hiện bà bị ngất, Quốc muốn biết một số thông tin về bịnh của bà, nên vội vả đến đám đông trước phòng cấp cứu lớn tiếng hỏi:

– Ai tên Loan?

 Mọi người nghe tên Loan, không ai bảo ai cùng quay về hướng một thiếu nữ đang ngồi khóc sướt mướt bên lề đường.

 Thời gian không cho phép Quốc mời cô vào phòng để hỏi chuyện theo nguyên tắc của người thầy thuốc,  chàng đành đến bên cô hỏi :

– Trong lời khai, em có hẹn với bà đi chợ phải không?

– Dạ có!

– Lúc nào?

– Ngày hôm qua

– Lúc đó bà có bệnh gì không?

– Dạ không biết!

– Bà có than nhức đầu hay chóng mặt gì không?

– Dạ không!

– Nước da bà  hôm nay so với ngày hôm qua có khác nhau không?

– Dạ khác nhau nhiều lắm

– Khác như thế nào?

– Nước da tái mẹt

– Cám ơn em.

   

    Rõ ràng đây là một bệnh xảy ra chưa quá 24 tiếng đồng hồ, biến một người bình thường thành một người bệnh nặng, nước da trở nên tái nhạt của một bệnh nhân mất máu trầm trọng.

 Quốc trở lại, BS giám đốc nói với chàng:

– Các BS ở đây đã đưa ra ý kiến rồi, còn cháu thì sao?

– Cháu cũng nghĩ shock do viêm tụy hoại tử; nhưng không loại được bụng ngoại khoa của chảy máu cấp tính. Một chẩn đoán như vậy trong chuyên môn đồng nghĩa phải phẩu thuật.

Bác sỉ giám đốc có kinh nghiệm với BS trẻ ngành phẩu thuật mới ra trường còn nhiều nhiệt huyết, dễ dàng nghĩ đến mổ xẽ, nên hỏi kỹ để cân nhắc:

– Theo cháu đánh giá và tiên lượng phẩu thuật trong trường hợp nầy.

– Theo cháu nếu bệnh nhân nầy shock do mất máu do vở một trạng đặc* mổ cầm máu bệnh nhân có khả năng sống rất là cao; Nếu không phải  sự tiên lượng chúng ta đã biết rồi.

  Bác sỉ giám đốc tổng hợp toàn bộ ý kiến của các bác sỉ có mặt, ông thấy phẩu thuật có một hy vọng nhỏ giúp cho bệnh nhân sống, dù một hy vọng nhỏ để cứu được bệnh nhân ông cũng làm. Quyết định cuối cùng của ông, mỗ ổ bụng thăm dò, do khoa ngoại đảm trách, tiên lượng tử vong cao. 

   Muốn phẩu thuật được cho bệnh nhân nầy cần truyền máu, số máu đúng loại của bà mà bệnh viện có đã truyền hết cho bà rồi.

   Chị Hoa một cán sự giỏi phòng xét nghiệm cho hay, bà là loại máu o*, muốn có loại máu nầy phải mất thời gian, chị thường liên hệ những người hiến máu cho bệnh viện, chị biết có một ông đang sống bên Đầu Bờ có nhóm máu o và sẳng sàng hiến máu. Bây giờ, không hẹn mà tìm ông ta không phải chuyện dễ, trong khi đó tình hình bệnh của bác ấy không cho phép kéo dài. 

  Không có máu truyền cho bà thì không thể phẩu thuật được, đến đây mọi chuyện coi như chấm dứt, mọi hy vọng đi vào ngỏ cụt, mọi cố gắng tiêu tan, dù bác sỉ giám đốc hay bất cứ một ai có tấm lòng cũng đành chịu.

                                               cham soc 

   Quốc đang giảng cho học sinh y sỉ về bệnh của bà tại hội trường; chị Cẩm, nhân viên phòng mổ gặp anh cho biết phòng mỗ đã chuẩn bị xong cho ca phẩu thuật đó. Như vậy đã tìm được máu để truyền cho bà rồi, hỏi ra người cho máu là chị y sỉ người Khmer, người làm thơ ký ghi chép cho cuộc hội chẩn.

Những năm tháng đó ngoại trừ các BS có phòng mạch, đa số nhân viên bệnh viện nghèo khổ lắm; lương nhân viên đúng cái tên lương bỗng, mỗi khi lãnh lương xong thì nó bay bỗng, đâu còn mấy đồng cho chuyện ăn uống, phải nói rằng ăn uống thiếu thốn, công việc lại nhiều, thành ra người nào người nấy  xanh xao gầy ốm, vậy mà chị dám lấy máu mình để hiến cho bệnh nhân, một sự hy sinh không nhỏ.     

   Chị là một y sỉ được lòng mọi người, được BS Quang trưởng khoa quý trọng, gần gủi với bạn đồng nghiệp, được bệnh nhân thương yêu; chị lúc nào làm việc với tấm lòng, không ngại ngày hay đêm chăm sóc cho bệnh, dù công việc có bận rộn khó nhọc đến đâu không thấy chị lớn tiếng hay cau có, thân nhân người bệnh có khó tính đến đâu cũng phải khen chị một lời, cô nầy là người siêng năng. 

   Bà bác cần truyền nhiều máu, sau chị còn có chị y sỉ tên Dự cũng người Khmer làm phòng cấp cứu đã cho máu để truyền cho bà. 

 

     

    Bà bác xuất viện được một thời gian, cùng cô cháu tìm đến gặp Quốc cho chàng số trái cây để nói lời cám ơn. Quốc nhìn thấy bà còn xanh xao, đi đứng còn mệt mỏi, thế mà tìm chàng, quá cảm động, chàng nói:

– Bác chưa có khỏe hẳn, thời gian nầy cần cho tịnh dưỡng, bác đến đây chi cho mệt.

– Dạ không sao!  Cháu tôi cứ nhắc chừng, hối tôi phải đến cám ơn BS.

 Quốc nhìn sang thiếu nữ, hôm nay cô khác hẳn ngày hôm trước, ăn mặc đẹp ra, nét mặt tươi vui rạng rở, khép nép e thẹn bên bà bác, nghe bác nhắc đến cổ, đôi má cổ hồng lên, rồi lấy tay đánh nhè nhẹ vào lưng bà nói:

– Bà muốn gặp BS để biết mặt, bây giờ bà lại đổ thừa cháu.

  Quốc chợt nhớ, chính nhờ cô gái nầy giúp cho chàng những thông tin quan trọng để mạnh dạn phán đoán về bịnh của bà, nên nói: 

– Cô nầy là người cứu bác đó!

 Nói đến đó Quốc chợt nhớ hai cô y sỉ phòng cấp cứu, nên nói với bà :

– Bác đã đến đây rồi, bác chịu khó đi theo cháu gặp người nầy.

 Quốc vừa đi vừa kể chuyện cho bác nghe về 2 cô y sỉ đã cho máu, hỏi ra mới hay, bà bác không hề biết sự việc đó.

  Cô y sỉ tốt bụng đó gặp lại bà không ngờ cô vui đến nổi Quốc không tưởng tượng nổi, nhìn đôi mắt chứa chan tràn đầy niềm hạnh phúc của cô, Quốc mới hiểu một phần về hạnh phúc.

  Quốc nhìn cô cháu rồi đến cô y sỉ, hai khuôn mặt khác nhau, nhưng cả hai biểu hiện rõ niềm vui, niềm hạnh phúc, có phải chăng niềm vui niềm hạnh phúc dễ đến với người có tấm lòng nhân ái, đến những ai có tấm lòng giúp đời, giúp người.

   Câu chuyện đã xảy ra nhiều năm, đến nổi tôi đã quên tên cô y sỉ đó; nhưng không thể nào quên được tấm lòng của cô, và không quên được những nét mặt vui tươi mang niềm hạnh phúc của những con người nhân ái 

              Võ Châu Phương

 

Có 2 bình luận về Những tấm lòng nhân ái (kỳ 2)

  1. Thuý nói:

     Cuối cùng bác ấy bệnh gì?

  2.       Cám ơn đặt câu hỏi, câu hỏi của bạn làm bài viết rõ ràng hơn .

      Bác gái bị vở tỳ (spleen), chãy máu trong ổ bụng gây shock .

     Tỳ và gan là những trạng đặc nằm trong ổ bụng khi chấn thương dễ bị vở gây chãy máu dữ dội, gan có thể khâu cằm máu, còn tỳ thường phải cắt bỏ do mô tỳ dễ toạc vở không khâu được .

     Tỳ hay lá một trạng huyết, nằm áp sát vào mạng sườn bên trái, khi té hoặc một gia chạm nào vào sườn trái dễ gây vở tỳ .

     Về phương sinh lý, tỳ là nơi sinh sản ra tế bào lympho, là nơi mồ chôn cho những hông cầu ( red blood cells ) già yếu, dị dạng hoặc bị bệnh , do vậy tỳ dễ bị sưng to trong những người có bệnh sốt rét, những bệnh thất thường về huyết học . Tỳ càng to càng dễ vở khi đã vở hay rách chỉ có cắt bỏ để cằm máu .

     Chúng ta đừng có lẫn lộn tỳ  (sleen) và tuỵ ( Pancreas)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác