Nông thôn “trúng đất”

Ngày đăng: 29/07/2012 07:30:23 Sáng/ ý kiến phản hồi (22)

Họ là bốn người bạn lối xóm, từ nhiều nơi lần lượt tựu về định cư ở cái chòm chòi đồng khỉ ho cò gáy nầy sớm nhất. Trong nhóm nầy chỉ có mình và thằng Tí là quen biết nhau trước,  thời mà hai nhà ở gần nhau tại Xóm Chùa chợ Quận và hai thằng nhóc còn học chung trong Tiểu học. Nghe thằng Tí kể lại, sau năm 75, nó được bà dì cho mười công ruộng ở Ấp nầy. Mấy năm đầu nó đi đi về về để canh tác cái tài sản lớn lao đầu đời đó. Đến khi chàng ta cưới vợ, hai vợ chồng nó về đây cất căn nhà lá trên một phần đất ruộng, kể ra cái tổ ấm tí hon nầy là của một trong những người cắm dùi lập nghiệp đầu tiên trên cánh đồng mông quạnh, bao la nắng gió.

         Tên thiệt thằng Tí trong khai sanh là Trần văn Tín, lớn hơn mình một tuổi, nhưng hai thằng học cùng lớp và chơi rất thân từ nhỏ nên quen miệng gọi mầy tao, tới lớn không sửa được. Nó không phải tuổi Tý, cũng không nhỏ con bé tí, nhưng mọi người nghe chú thím Hai Quí gọi thằng con trai duy nhất của họ như vậy, xóm nầy và cả bạn trong lớp Nhứt E năm 1963 gọi theo mà không hề thắc mắc. Thằng Tí  dềnh dàng lớn con, hệt hạc hiền lành  giống y chú Hai Quí. Hồi chú còn vác gạo cho chành, hai đứa lén xuống bến sông nhìn chú cõng những bao gạo chỉ xanh đúng một trăm kilô, người nhẹ nhàng vững vàng bước nhún nhảy theo nhịp chiếc đòn dài bắc xuống ghe chài. Tấm lưng trần thênh thang của chú khoác thêm chiếc khăn, đệm giữa lớp chỉ thô bao bố đang miết trên những bắp thịt vồng lên mạnh mẻ.
        Thằng Tí và mình cùng rớt Đệ Thất năm đó, nó phải nghĩ học vì không còn đủ tuổi cho khóa năm sau. Trong khi mình được may mắn mặc đồng phục đến trường Trung học thì nó phải phụ việc bán buôn với má nó. Sáng sớm nào cũng vậy, thằng Tí và thím Hai Quí, kẻ lôi người đẩy chiếc xe ba gác đầy vung đồ rẩy từ nhà đến cái sạp đóng sẳn ở góc chợ nhà lồng. Phụ tiếp má nó dọn rau cải khoai củ ra những cái thúng rổ sàng xịa để bày hàng lên mặt sạp. Xong xuôi thì đảo một vòng giao rau giá cho mấy quán cơm quán phở. Đôi khi còn phải lội bộ mấy cây số đến nhà vườn để lấy thêm rau cải, hoặc các mặt hàng đang hút khách.
        Lật bật mấy năm sau, nhờ hưởng được quyền lợi tình trạng gia cảnh là con một nên thằng Tí được đi lính ở gần nhà. Sau năm 75 thì trở về phụ giúp sạp đồ rẩy, dư thời giờ thì làm lặt vặt cho lối xóm. Thời may có bà dì lâu lắm mới ra thăm, thấy hoàn cảnh gia đình em ruột bổng không lỏng ruột. Bà dì cho thằng Tí mười công ruộng, thời gian tới lui để canh tác nên quen biết dân xóm ấp, bà dì mai mối gả đứa cháu gái của chồng. Từ một thằng tay trắng rỗi nghề, bỗng nhiên chàng Tí có người có của. Hai vợ chồng giỏi dắn đồng lòng, nên chỉ vài năm họ là những người  trồng những liếp chuối liếp dừa sớm nhất trên vùng đất trước đây chỉ có trâm bầu là sống nổi.
        Năm 1980 mình trở về tá túc với cha mẹ ở Xóm Chùa sau những ngày tháng bầm dập với cuộc đời. Mấy tháng lông bông chưa biết phải làm gì thì gặp thằng Tí rủ đi làm ruộng. Mình suy nghĩ, làm ruộng có gạo lúa cá mắm nuôi thân, hổng chừng nuôi luôn cha mẹ nên vui vẻ gật đầu. Cũng nhờ nó òn ỉ mà mình mua trả góp năm công ruộng của bà dì, kế sát bên ruộng vợ chồng thằng Tí.

        Hầu như không ai hoặc rất ít người biết tên thật của tay Hai Chích. Người ta biết cô Hai, vợ hai Chích quê quán ở Cái Ngang, lên Sài Gòn phụ việc bán quán cơm cho người cô ruột ở bến xe Văn Thánh. Tay thanh niên nầy không có nhu cầu xe pháo gì hết mà mỗi ngày tới quán ăn ba bốn dĩa cơm, cô Hai cảm động bưng anh chàng nầy dìa tuốt Cái Ngang. Nhằm lúc dì thằng Tí kêu bán nửa dây ruộng đầu trong, nối theo đất của mình, vợ chồng họ có vốn nên trả tiền một lượt. Lúc đầu người ta chỉ gọi y là chồng con Hai, trỏng trỏng chung chung như vậy.  Tay nầy trước đây đi lính quân y, được huấn luyện sơ cấp cứu và căn bản y khoa. Nên bà con gần xóm nhức đầu sổ mủi, heo gà làm biếng bỏ ăn, nhờ tay nầy chẩn trị tám lần cũng trúng được bốn – năm. Nhờ dạn tay thực tập, nên không lâu nổi tiếng mát tay thiến heo, thiến gà. Có người ở cách mười cây số, đem ghe máy tới rước thầy Hai. Thầy được trả công mà còn được đãi nhậu hoắc cần câu, ghe chở về nhà mà thầy ngồi lên chưa nỗi. Cái tên Hai Chích không biết có khi nào, chỉ biết y rất cưng bộ ống chích thuỷ tinh, đựng trong hộp inox rất là chuyên nghiệp. Mới lấy chồng, cô Hai tá túc nhà  cha mẹ ở gần chợ Xã, đất làm thì mãi tận trong nầy. Tới lui mùa làm và chở lúa thóc về nhà bất tiện, vả lại thấy có người lân cận nên vợ chồng họ về đây dựng căn nhà lá, nằm ngay góc tam biên, vị trí gần như giữa ruột trên hai chục công ruộng cũ của dì Hai thằng Tí.

        Tay Năm Cua đinh thì mới thật là người của truyền thuyết, quê quán của y mãi tận Hòa Bình, Trà Ôn. Vùng đất nhiều lung đìa và những bải bồi lục bình rau mác dọc theo bờ kinh rạch. Không biết y có linh nhãn hay sao, mà nhìn tới nhìn lui mấy bãi sình, y dám quả quyết có cua đinh chém vè ở dưới. Ai đánh cá với y trở lên tay không, chưa có người nào thắng được. Ngoài tài bắt cua đinh thành danh sư tổ, chàng Năm có thêm tài gặt lúa, người ta cắt lúa thần nông ngày một công mệt muốn đứ hơi, chàng Năm nầy trời vừa qua xế thì công lúa đã xong xại khỏe re, trước khi về xóm tắm rửa ăn cơm, y lấy hơi dài hát tặng bà con còn lom khom dưới ruộng vài câu vọng cổ mùi như mít ướt. Không biết trời xuôi đất khiến làm sao, năm đó chàng ta theo nhóm người gặt mướn cánh đồng nầy. Mấy chục chủ đất mà không chọn, bắt nhằm đất ông bà Tư Tốt, trưa nào chàng ta cũng chờ cô út Bền bưng rổ cơm đến để kể cổ nghe chuyện bắt cua đinh, bắt ếch, chuyện đi gặt mướn ở Sóc Trăng mấy năm trước. Đôi khi cao hứng ca vài câu tân nhạc trữ tình ướt át.  Mùa gặt gần xong, dân làm rụt rịt nhổ trại, chỉ có chàng Năm nhởn nhơ bình thản. Họ xầm xì, thằng Năm cua đinh tính chém vè ở đây làm rể.
        Đám cưới con gái út và chàng rể có gia thế mồ côi nhưng lanh lợi giỏi giang vừa xong ít bữa, ông bà Tư Tốt gấp rút ra riêng cho họ trước mùa mưa. Trong sáu công đất ruộng cho cặp vợ chồng mới, họ lấy ra một công để đào ao lấy đất đấp nền nhà, dư ra vài liếp đất trồng cây. Miếng đất của vợ chồng Năm cua đinh kế cận cuối dây đất thằng Tí, ngoài bìa chu vi hình chữ nhật đứng của ba miếng đất tụi tui cộng lại.
 
        Từ ngày cái đường nước nhỏ xíu trước mặt nhà mình và thằng Tí được xáng cạp mở rộng và sâu như một con kinh, số đất được cạp đổ lên hai bên bờ kinh thênh thang như núi. Cái chòm nhà lẽ loi giữa ruộng bổng nhiên nhộn nhịp, các chủ ruộng tới lui cắm cọc căng dây trang trãi bằng thẳng mặt bờ kinh ngay trên phần đất của mình. Nhờ vậy mà thiên hạ biết được có bốn gia đình đang sống hiu quạnh ở đây. Thấy được cảnh con người dựa nhau mà sống. Không hẹn mà tự nhiên hình thành thế tứ trụ, nhà mình và thằng Tí đứng đầu hai dây đất sát bờ kinh, Hai Chích nằm giữa phía sau, nhà Năm Cua đinh đơn thân bọc hậu. Giữa cánh đồng bao la mút mắt, còn có một hổn danh là đồng chó ngáp, vàng hoe cháy nắng lúc mùa khô, nổi lên cái ốc đảo có những tàu lá dừa lá chuối xanh tươi, đem lại cho cảnh hoang sơ một chút  sắc màu sự sống.
        Đường nước nhỏ trước đây dẫn nước từ con rạch của xóm xa xa phía chân vườn. Cũng là thuỷ lộ để nông dân chở phân phướng giống má vào ruộng và tới mùa thu hoach, dùng xuồng nhỏ lòi lúa ra rạch lớn. Dọc theo đường nước là con đường mòn duy nhất cho dân của chòm nhà nầy lội bộ ra Ấp Năm và ra  bên ngoài. Từ lúc nó được đào lớn ra, và đầu trong  cùng của đường nước cũ nầy được nối dài để vươn tới con sông chạy dọc theo tỉnh lộ tráng nhựa về chợ Huyện. Chòm nhà mồ côi nầy bổng nhiên không còn đơn độc. Dân Xóm Rạch Lá và các xóm phía trong bây giờ dùng con Kinh Tắt để chuyển nông sản ra lộ, hay đưa rước người đi thành đi tỉnh. Tiếng xuồng máy tạch tạch dưới kinh bắt đầu từ hai ba giờ khuya của mấy người vùng sâu ra lộ đón các xe đi Sài Gòn chạy lên từ chợ Huyện, làm cho bốn gia đình nầy cảm thấy thế giới vẫn còn ở kế bên mình.
        Khi có người cầm cuốn sổ dầy cui ghi tên các chủ ruộng và dân cư xóm ấp phía trong chung cùng đóng  góp để làm con đường xi măng, bắt đầu rẽ vô từ con đường lên Tỉnh, sẽ chạy ngang trước cửa tụi mình, qua Ấp Năm rồi ra tới Xã. Thì cái bờ kinh đất đen thui còn rít chịch chất phèn bỗng trở thành vàng. Các chủ ruộng bắt đầu lục đục cất nhà dọc theo mé bờ kinh để gần nguồn nước trong lành và thuận tiện giao thông, ngay cả người không có ruộng ở đây cũng ráng chia được một nền nhà giá gần cắt cổ. Cái cột điện hạ thế đầu tiên được trồng xuống để chạy dọc theo con lộ xi măng trên bờ Kinh Tắt, thì giá cả ruộng đất vùng nầy vọt lên tới chỗ không ngờ, cái nền nhà mấy chục mét vuông mặt đất còn loang lổ ở bờ kinh lúc nầy giá cao hơn năm công ruộng mình mua dạo trước.
         Nhà cửa lần hồi mọc lên dầy đặc dọc hai bờ kinh đa số là nhà tường ngói đỏ xinh xinh, tưởng chừng mấy ấp trong xa dời ra đây hết. Những chiếc xe gắn máy qua lại suốt ngày đêm, đằng sau cái đông vui đó phát sinh một vấn nạn cũng hơi nhức nhối. Cái vấn nạn mới thấy đầu tiên trên cánh đồng chó ngáp, chớ nó đã xảy ra đều khắp các nơi.
       
        Thời gian chiến tranh, người ta sống quần tụ những chỗ tương đối an toàn. Vì mặt tiền đường lộ quá ít, nên càng ngày người ta cất nhà chen chút hàng hàng lớp lớp đàng sau những dãy mặt tiền. Những căn nhà phía sau nhiều khi phải đi vòng vo mới đến con hẽm chánh lớn, ít vòng vo hơn trước khi ra lộ. Có những nhà chỉ kế mặt tiền một lớp, lâu nay vẫn đi tắt ra đường nhờ bước qua hông nhà phía trước. Bỗng một bửa, trước mặt mình người ta rào bít chịt, dòm qua thấy những khuôn mặt mới, hay nhiều khi vẫn còn những khuôn mặt cũ lạnh như tiền, hình như chưa từng quen biết mấy chục năm nay.
        Những bậc cha mẹ có vài chục công vườn ruộng, con cái lớn lên cưới gả, lần lượt cắt đất chia từng khoanh nối đuôi theo miếng đất hương hỏa của mình. Không biết có phải con người lớn khôn là để tìm kiếm lý do thù ghét anh em. Một trong những người ruột rà máu mủ đó rào ngang phần đất của mình, hả hê hành tội mấy đứa phía trong phải nhảy mương qua đất người dưng để ra ngoài lộ. Cha mẹ họ chỉ biết dậm chân kêu trời không thấu, phải biết có cảnh nầy thì hồi đó chừa ra con đường chung cho cả đám con ngoan ngoản ngày nào.
        Nhưng có những con đường êm ả vui vẻ lâu nay cũng chưa được yên thân. Ông chủ đất hồi đó nhân hậu chăm chút con đường xuyên qua đất của mình để giúp cái chòm nhà phía sau thông ra lộ. Ông đó cho dù tốt vẫn phải chết, thằng con kế nghiệp cho dù xấu vẫn phải sống. Sau khi kế vị, thằng con bẻ chĩa, con đường đó một là bán, hai là rào kín lại.
        Không riêng ở tỉnh thành mới có cơn sốt nhà đất, ở nông thôn người ta cũng đo đạc đất đai tính bằng tấc, trao đổi bằng vàng. Vì vậy có những con mương ranh vườn đang bình yên phẳng lặng, bây giờ dậy sóng. Ông chủ bên đây nói con mương nằm trọn trên đất của tôi, ông bên kia nói có nửa phần của ổng.  Hai nhà lôi tổ tiên ra làm chứng, cho đến khi ông Toà chia đều cho cả hai bên. Rời phòng xử ra về, Toà mời hai phía bắt tay hòa hoản nhưng quên dặn câu, đừng có tới chết chẳng nhìn nhau.
        Những ống bộng nước âm dưới mặt bờ kinh hoặc mương dẫn nước vô ruộng có đi ngang thì chủ đất phía ngoài không có quyền ngăn chận. Vì ngàn xưa ông bà đã có câu “ruộng trong nong ruộng ngoài”, bắt buộc giúp đở chia sẻ nguồn nước cho nhau. Nhưng ông bà quên để lại câu “đàng trước nhường bước đàng sau”. Thế nên cơn gió vàng ròng bốn số thổi tới, cái Xóm Kinh Tắt chơn chất ở cánh đồng chó ngáp nầy cũng noi theo thời thế. Nhà nhà rào ngang khóa dọc, những cộ lúa hột đựng trong bao kéo từ ruộng xuống kinh không dễ dàng như mấy năm về trước. Cái dãy nhà và hàng quán trống nhạc đèn màu ken khít bờ Kinh Tắt như dãy trường thành che mất cánh đồng chó ngáp. Nếu chủ nhà là con cháu thì chủ ruộng cũng phải hạ mã vác từ bao lúa xuống bờ kinh đi nhờ qua đất nó. Nếu chủ đất không cho qua thì cũng vui lòng kéo cộ lúa nhảy vài bờ đê tìm bến khác quen thân.

        Hai tay Năm Cua đinh và Hai Chích trước đây bình thản vô tư vác phân bón lên đồng, vác lúa bao xuống bờ kinh cân cho thương lái, cả hai đều mạnh chân dậm trên đất của mình và thằng Tí. Nhưng từ khi thấy người ta quá quý trọng đất đai ở cái xóm mới nầy, tự nhiên họ cảm thấy phân vân lo lắng.
        Ngọn gió trúng đất chưa lung lay khu tứ trụ bền chắc keo sơn. Hiện giờ không có gì phá vỡ tình làng nghĩa xóm bốn người của họ. Nhưng ai biết được chuyện ngày mai, sẽ còn rất nhiều đêm dài lắm mộng.

Nguyễn Thế Điển

Có 22 bình luận về Nông thôn “trúng đất”

  1. Phong Tâm nói:

    Tôi không thường mở máy một phần ít thời giờ,một phần có tật làm biếng, phần chính lại là tính lẫm cẫm rớ vào máy gặp nhiều rắc rối cứ ớn ớn đâm ra ngại,chỉ khi LM gọi đt  nhờ cái gì đó,hoặc ( nhớ bà con ) mở lướt một vòng coi có gì không thường là thơ thẩn chợ thơ.Găp bài Nông Thôn Trúng Đất, định lướt mắt vài dòng coi chuyện gì lại bị hút vào một cách kỳ lạ,mới đầu do mấy từ địa phương Nam bộ như cái Chành,cái Đòn dài…gây cho tôi nhớ hồi còn con nít quá gần gũi với mình mê hoặc tôi đọc một hơi hết sạch, nhiều lắm kể ra không hết. Cuối cùng đọc tên tác giả Nguyễn Thế Điển,hay quá! Tôi chỉ biết nói vậy PT.

  2. Hoàng Hưng nói:

    Anh Phong Tâm ơi, em đọc “trúng đất” trước khi đi ngủ, đợi cả Lần ra quân, chắc cả Lần nghe lời khuyên của bác sĩ Liên bỏ hút thuốc, buồn quá không đi chợ, hay là đang xỉn?.

    Cái đòn dài là một miếng ván bắt từ trên bờ xuống ghe, còn đòn ngắn có phải là cây roi của mấy ông thầy hồi lớp nhì, lớp ba không anh Phong Tâm.

    KO dịch chữ chảnh hay quá, còn chữ chành thì dịch làm sao?

     

    • KieuOanh nói:

      Dễ ẹt , anh Hoàng Hưng ơi , Chảnh với chành có họ hàng với nhau mà anh .  Chử ” Huyền “là đen ,  ” Chanh huyền  ” ( chành ) thì em dịch là   ” lemon black ” .  hà hà hà ……..Chắc anh em mình nên kết hợp với Chị Phương Nga cho xuất bản 1 quyển ” Từ điển  Phiên ( điên )  dịch ” quá . Rồi nhờ ông CC quảng cáo dùm ,Không chừng bán chạy rồi làm giàu luôn đó . Anh thấy sao ?? Có ai muốn “hùn ” vô hông ne` ?

      @ Anh Nguyễn Thế Điển ơi : Cho em hỏi chút nhe : ” ….Nhưng từ khi thấy người ta quá quí trọng đất đai ở cái xóm mới này ,tự dưng họ ( Năm Cua Đinh và Hai Chích ) cảm thấy phân vân lo lắng …” Có phải họ phân vân vì không biết nên ” cắt ” lô đất nào để bán ???? và lo lắng vì ..không biết bán có được giá cao hay không , phải không Anh …….? wink

  3. Nguyễn Văn Lần nói:

    Ông Điển nầy dấu đầu lòi đuôi. Tui khai ra hết nè : 2000 công đất của tui và ông mua trước năm 75 giờ tính sao ? Chả lẽ cho người ta làm hoài, mỗi năm chỉ có 5000 giạ lúa. Bi giờ đất mình năm gần khu công nghiệp mới mở đó. Tính sao thì tính. Tui và ông giải quyết luôn đi, nếu không tui đứng bán thì lôi thôi lắm, vì hồi mua đất có giấy tờ gì chứng minh là 2 người đồng sở hữu đâu, ở đây người ta quen nói là đất của cả Lần. Ông coi chừng mất cả chì lẫn chài nhé !

  4. Phong Tâm nói:

         Ừa, đúng rồi Hoàng Hưng ! Cái đòn ngắn là của mấy ổng, tại vì Thầy ưa đánh học trò hơn Cô nên mấy cô không cần mang theo.

  5.                          Anh Thế Điển,đọc bài nầy nhớ đồng ruộng, nhớ thời con coi trâu.
     Lúc đó cánh đồng ruộng mênh mông, ba em cất một cái chòi ở giưa đồng để giữ vịt tàu, còn em coi trâu. Lúa vừa cát xong làm bẫy bắt chuột, mưa xuống thì bắt ếch, mưa nhiều cỏ lát mọc như rừng làm bẩy bắt gà nước. Còn bây giờ đào kinh xẽ đất, nhà cửa vườn ăn trái mọc lên khắp nơi, ruộng để trồng lúa mỗi ngày mỗi thu hẹp.

  6. PhuongNga nói:

    Anh Thế Điển à, trong bài anh có viết vàng ròng bốn số, có phải là 9999 không? Em có nghe vàng ba số, 999. Chắc là 2 loại khác nhau? Có phải 9999 tốt hơn không?
    Anh HHg khi xưa có đi mua bán vàng và chị “Cô Chín” là chủ tiệm vàng có thể giải thích dùm em không?
    Anh Thế Điển nói chuyện chia đất bên mình thì bên Mỹ cũng có “Homestead”. Khoảng 1862, dân Mỹ sống bên Đông đi khai hoang bên Tây, được quyền mua 160 mẫu đất với giá rất rẻ, 1,25 đô la một mẫu bởi luật Homestead nầy. Rồi y như bên VN mình, 160 mẫu đất cũng được chia tam xẻ tứ cho con cháu, rồi cũng tranh tụng tùm lum. Ở đâu cũng vậy, dính tới tiền bạc, quyền lợi thì đôi khi “nước lã” còn hơn “máu đào”.

  7. Nguyễn Thế Điển nói:

    Chào các bạn đọc, các anh Phong Tâm, Văn Lần, Hoàng Hưng, Võ Châu Phương và Kiều Oanh,

    Cám ơn các bạn đọc và cho lời bình luận.

    @ Kiều Oanh, tui rất thích kiểu viết ” áo nàng vàng anh về nuôi chim cút “. Nhưng ông chủ cứ rầy rà cái vụ cà rởn nên tui cũng nhát tay. Hơi khác chuyện anh PT bị cái mái cự nự hoài nên làm biếng rờ. Tui và ông Cả Lần gây nhau trong chợ bị ông chủ cấm bình luận thời hạn ba con trăn. Vì vậy khi thấy chuyện của KO và các truyện của cô bác khác quá hay mà không có cửa để chen vào. Xin cáo lỗi.

     

  8. Nguyễn Thế Điển nói:

    Chào Phương Nga,

    Cám ơn lời bình luận. Cái vụ thử vàng có lẽ nên hỏi Micheal Phelps là đúng nhất. Bốn năm trước, mỗi lần được máng cái huy chương vàng lên cổ, chàng ta hay kéo lên cắn một góc. Nghe đồn cái nào không có dấu răng, có quyền đổi lại. Năm nay ở London, coi bộ anh ta ít có dịp thử vàng kiểu đó.

    Chúc  PN vui khoẻ. <NTĐ>

  9. Nguyễn Văn Lần nói:

    Vàng 9999 là tốt hơn vàng 999 và 99 là chắc rồi. Vì 1 cái 4 số, cái thì 3 số, cái thì 2 số. Dễ ợt !

    • Kieuoanh nói:

      Thấy mấy anh chị nhắc đến mấy con số 9 KO chợt nhớ đến Giải thưởng 5 số 9 của anh Trần Bình . Không biết chừng nào 99.999 xuất hiện đây ??? KO nhận thấy ngoài rất đông các bạn HS NK 79 tham gia dự đoán ,còn có các giáo viên và các bạn khác trong và ngoài nước như : Cựu GV Trương Thị Hạnh ( US ) . Chị Nguyễn Tuyết  (NK 73 ),  bạn Phi yến , Anh Đào , Đức Mến , Tim Ngo ( US ) ,Ở VN có các Thầy Cô : Thầy Cường ( dạy địa ) , Cô Thanh Lệ ( dạy vật lý ), Cô Hoa vàThầy Chương ( dạy TD ) , cũng như có sự tham gia của Chị Lê Thị Kim Hương ( NK 71) , Chị Phương Nga  NK 76 nữa .

      Tiếc là Anh Trần Bình ” khóa sổ ” sớm quá nên KO bị lỡ mất cơ hội giành giải thưởng 1 Chuyến Du lịch Đà Lạt rồi . Còn Anh Cả Lần lần này chắc khoái vàng 4 số 9 hơn con số 99.999 hay sao mà không thấy dự đóan gì hết (?) Để chờ xem ai sẽ là người rinh giải ????  

      • PhuongNga nói:

        KO à, chị PN “no bag hour” “fight fish” mấy con số nầy, mặc dù TB dụ chị PN hoài. Chị biết số mình chỉ trúng…gió chớ trúng số thì còn lâu.

        • Kieuoanh nói:

          Chị Phương Nga ơi ,hôm nay KO bị “ngu đột xuất ” nên nghĩ mãi mà hông biết ý chị muốn nói gì ??? Làm ơn dịch luôn cho em và bà con biết đi , CHị ơi ,Lần sau nếu anh Trần Bình có    đưa ra trò “Dự đoán ” nữa thì chị nhớ tham gia nhe . Lần này đề nghị anh Bình phải cho người thắng cuộc có quyền “chuyển nhượng “cho người khác mới được . Có như thế em sẽ tổ chức vận động các anh chị trong và ngoài nước tham gia như : Chị Lưu Phương , Chị Liểu , Chị PN , HO ,  anh Hoàng Hưng ,Hồng Lợi , anh Hồng Ẩn.,anh Thanh Vân ..hay các anh chị trong nước như anh Phong Tâm , anh Thế điển , anh Tấn giỏi ,….( Còn nhiều anh chị khác nữa …., ) hể ai ” tài giỏi ” trúng được giải mà không thể trực tiếp lỉnh thưởng thì ủy quyền cho KO lĩnh dùm . Chỉ là cuộc chơi nên chủ yếu là vui , và xem ai có thể  xủ quẻ giỏi nhất . Phe mình càng lôi kéo được nhiều người thì xác xuất trúng càng cao .  Nhớ nhé chị .

          • Lương Minh nói:

            Hoan nghênh sáng kiến thông minh này của Kiều Oanh. Như vậy thì LM có nhiều khả năng nhận giải, bởi vì LM thường đại diện chung độ cho Cả Lần và nhiều bạn khác . Ha ha

          • PhuongNga nói:

            KO âu diếu,
            Chị PN lại KO KO nữa rồi…Ý chết không KO KO em đâu, mà là KY KO (knock “yêu” KO).
            “No bag hour” là “không bao giờ”; “fight fish” là “đánh cá” đó mà….

  10. TRẦN BÌNH NHÓM 79 nói:

       Cám ơn Kiều Oanh đã thống kê dùm Trần Bình sơ kết giải thưởng 99999 . Làm một bản tin sơ kết giải thưởng 99999 gởi cho chủ chợ nha Kiều Oanh .Một ứng cử viên nặng ký của  TPH 71 đang có nhiều khả năng đoạt giải nầy

  11. Hoàng Hưng nói:

    Phương Nga ơi,anh đang ở quê hương của Nguyễn Tuyết, gặp lại khoảng 20 người đồng hương Cầu Mới,vui quá và đang xỉn, anh đã đọc lời của Nga,mai trả lời, Cả Lần trả lời gần đúng rồi.

    • Kieuoanh nói:

      Anh Lương Minh đừng có hòng nhận giải nhé , Vì lần nào anh Trần Bình cũng nói : Tất cả các Thầy Cô và các bạn đều được tham gia chỉ trừ Trần Bình và CC . Ai biểu anh làm CC làm chi . 

      @ Anh Nguyễn Thế Điển ơi , anh đừng có sợ anh LM rầy rà , em thấy anh CC hiền và dễ thương thí mồ , Mai mốt ảnh có rầy rà anh nữa thì anh cho em hay đi …..angry em sẽ đứng về phía anh để ……..cool hì hì hì ….năn nỉ ảnh .Em đâu có biết việc trước kia anh với anh Cả Lần như thế nào ? Gây nhau trong chợ hở ? Phải chi em quen biết các anh lúc ấy thì Em sẽ khuyên các Anh ” Thôi ,bỏ qua đi , anh em với  nhau không hà ,hơi sức đâu mà ………nhịn ,kakaka ” smiley

  12. NguyenTuyet nói:

    Kiều Oanh ơi,kỳ này NT về VN vui quá,đã gặp gở và quen biết được các anh, các chị và các bạn, đặc biệt NT được biết  KO là 1 người vui tính và lại là 1 cây bút trứ danh ,làm tăng sinh khí cho trang TPH-VL lúc nào cũng sinh động và có nụ cười rất vui tươi và thoải mái…có vài anh chị bạn ở đây hỏi về KO đó….  NT thì khó lòng mà diển tả cho đúng  chăm phần chăm…Lở mà NT có sao cứ nói chật  người ơi… thì bị KO KO hay OL thì mất vui… vậy hôm nào rảnh thì tự bạch cho bà con hải ngoại biết đi nhé… NT nói mua vé máy bay đi dìa thì biết liền hà… Ha ha ha …. NT về tới Mỹ lúc 5:30,  không những có người thân đón mà còn có mấy người bạn VN ở đây nữa…, họ không cho dìa nhà liền mà gợi ý đi con đườngbiển san Mateo rồi mới qua san Leandro, ghé vô quán ANH ĐÀO vui chơi ăn uống tại đó (bạn già mừng SN NT),  tuy cũng thấm mệt nhưng mà NT cũng ham vui nên nở lòng nào mà về thẳng nhà cho được….. tới 8 ::30 mới được về tới nhà ( tụi bạn nó nói …bộ trong mấy thùng đồ chứa mây tấn vàng sao mà sợ…. Bó tay .com !!!)….. về tới nhà xã hơi 1 chút vì no rồi…. tội nghiệp mấy món chồng con nấu sẳn đón NT đành phải bỏ vô tủ lạnh… mai thưởng thức….khoảng nửa tiếng sau… 2 đứa con trịnh trọng bí mật đem ra cái bánh SN… 2 con nói tụi con đi chọn bánh tới 3 tiệm ,mới ra 1 cái bánh ngon vừa ý  ( vì chồng bận đi làm từ sáng sớm tới chiều, rồi còn đi đón NT nữa )… đường xa tuy mệt nhưng cũng rất vui….. chỉ tiếc 1 điều là HH  khởi hành vào lúc 8 :30 tối nên NT không có cơ hội gặp huynh HH…. đúng là…. Em cứ hẹn, nhưng em đừng đúng hẹn

                                                                                     Anh ra dìa, em xin lỗi…. thế là xong !!!!

    NT chỉ có trể 1 chút xíu thôi….nhưng tại lỗi NT không cho NH số phone… 1 lát sẽ cho huynh nhé…!!!

  13. Kiều oanh nói:

    Mấy anh mấy chị ở hải ngoại ơi ,đừng tin lời Chị Nguyễn Tuyết mà mua vé máy bay dìa Vn nghen . Hình như chị NT có hợp đồng chia hoa hồng với mấy hảng máy bay về VN nên nhiệt tình …quảng cáo đó . Phải hông Chị SNOW ? wink ( Thật thà khai báo đi chị ơi , chắc là đúng rồi nên KO thấy chị tủm tỉm cười kìa .) 

    KO cám ơn các anh chị hải ngoại đã dành cảm tình cho KO ( Nhất là chị Phương Nga đã ” Knock Yêu KO ” blush). Chị Lưu Phương ,Chị Liễu , – có sự chỉ bảo tận tình -, Chị nguyễn Tuyết , bạn Hồng Oanh ( xin được gọi là bạn vì chơi chung 1 nhóm ngày xưa , nên khó gọi là chị quá  dù KO nhỏ tuổi hơn HO ) có những lần giao lưu vui vẽ trên trang tin nhà . 

    Chị Nguyễn Tuyết ơi , có thật là có vài anh chị bên Mỹ hỏi thăm chị về KO hông ?,  Úi chao ơi , KO hông dè mình được nổi tiếng như thế (?) ( hôm qua đọc báo thấy mấy người ngoài hành tinh và mấy con ” dã nhân ” ở TQ cũng nổi tiếng giống vậy đó ..!!! ) Xin cho KO “lemon question”chút nhe cheeky,Hôm qua anh Cả Lần có gọi phone , nói KO biết mấy ” công chúa ” của anh cũng tò mò  muốn biết Cô KO là ai , heheheh .smiley .Nhiều người được khen khoái chí nở lổ mủi và muốn tìm cách ” kẹp ” lại , Còn KO chỉ chờ cái lổ mủi của KO nở lên là cho nó nổ cái BÙM luôn ( như phong pháo của các cô hồn “nhí “của anh Cả Lần trong bài ” NGHIỆP CHƯỚNG ”  vậy ) và cũng để “tiếng vọng ” ấy bay qua đến các anh chị ở bên kia bờ đại dương biết mà né miểng chứ , hehehe … 

    @ Anh Hoàng Hưng ơi ,ở VN mấy người hay  “gieo thù chuốc oán ” , hoặc ” thiếu nợ , thiếu nần ” thì họ giữ số phone của họ kỹ lắm đó , không cho ai biết đâu ,  Anh thông cảm cho chị Nguyễn Tuyết nghen . devil Ái chà , em thấy chị NT đang   “trợn mắt phùng mang ” khi đọc đến đây kìa …angry. Rất may Chị NT ở bên Mỹ nên hông có trong số đó  nhe anh H.Hưng .

    KO chờ 1 ngày đẹp trời  ” ăn năn “hết tất cả tội lỗi trước kia để làm 1 bản “tự bạch ” về mình theo lời đề nghị của Chị NT , vì ở phần BL này không đủ để KO  8 đâu . Hẹn gặp lại tất cả các anh chị  ( khi có dịp ) nhé .

  14. Hồng Oanh nói:

    bạn Hồng Oanh ( xin được gọi là bạn vì chơi chung 1 nhóm ngày xưa , nên khó gọi là chị quá  dù KO nhỏ tuổi hơn HO ) có những lần giao lưu vui vẽ trên trang tin nhà ( KO )

    KO …HO …rất cảm động vì lúc nào KO củng nhớ tới HO …..Có hát Ka ra ô Kơ củng nhớ HO với đó …..wink

    • Kieuoanh nói:

      Dĩ nhiên là nhớ HO rùi . một cô bạn ” đa tài đa năng ” không những nấu ăn giỏi mà còn làm thơ hay nữa . Và KO cũng đang dợt karaoke ráo riết để chờ HO về VN tham gia nè . – Nhưng nhớ đem theo bông gòn về bịt lổ tai lại khi KO cất giọng ca cho chắc ăn nhe   .wink

Trả lời Phong Tâm Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác