Cha tôi
CHA ƠI!
Cha tôi tên Đỗ Văn Năm, sinh năm 1926, tại làng Long Thanh thuộc đất Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long. Long Hồ, một vùng dất đã sinh ra nhiều vị anh hùng dân tôc của xứ sở Nam bộ, hay còn gọi là “Địa linh nhân kiệt”. Cũng chính trên quê hương mình từ thời còn bé, tôi thường nghe ba tôi kể chuyện, cũng có thể gọi là tâm sự của một người con Vĩnh Long hiếu học, yêu thương và chăm lo gia đình hết mực.
Lúc ba còn nhỏ, nhà ông bà nội nghèo không có tiền lo cho ba đi học. Ba thường đến trường làng, đứng bên ngoài nhìn vào lớp và lắng nghe thầy giáo giảng bài. Khi thầy nói về những điều hay lại, ba chăm chú nghe với vẻ mặt thích thú. Thầy giáo thấy vậy gọi ba vào hỏi: “Trò có thích đi học không?”. Ba trả lời: Dạ thưa thầy, con thích đi học lắm nhưng nhà con không có tiền! Thầy giáo nghe vậy, thương tình cho ba được học ở ngoài sổ (hồi đó cũng có học “dự thính” nữa ta). Mỗi lần có ông “đốc học” đến thanh tra trường, thầy sợ bị khiển trách, bảo ba ra khỏi lớp, nấp trốn ở các gò mã phía sau trường. Khi nào ông “đốc học” về, ba mới được vào lớp. Ba tôi chỉ học đến hết lớp ba trường làng rồi nghỉ, ở nhà phụ việc cho ông bà nội. Năm 24 tuổi, ba lập gia đình. Mẹ tôi là gái quê, sinh tại làng Bình Phước (Long Hồ, Vĩnh Long). Mẹ tôi, người hiền lành, chăm chỉ và đảm đang. Ba mẹ tôi sống trong cảnh nghèo nhưng hạnh phúc theo quan niệm “phu xướng phụ tùy “. Ông bà nội tôi nghèo nên chỉ giúp ba mẹ tôi một số tiền nhỏ đủ làm vốn cho một thúng xôi bắp. Hàng ngày mẹ tôi đi bán xôi, ba tôi ở nhà trông con nhỏ. Có lúc gặp mưa dầm, bán ế, ba mẹ tôi phải ăn xôi bắp thay cơm. Nhờ chăm chỉ, cần cù và đồng vợ đồng chồng nên ba mẹ tôi buôn bán ngày một khá, dần dần dành dụm được một số vốn kha khá. Anh em tôi được ba mẹ lo cho đi học. Lúc ấy ba mẹ tôi đã xây dựng được nhà cửa khang trang, làm ăn ngày càng phát đạt. Từ một người lao động chân chính, ba tôi tạo nên một cơ sở đóng ghe xuồng khá lớn. Tuy là một ông chủ khá giả trong làng nhưng ba mẹ tôi luôn đối xử tử tế với người làm công, hết lòng giúp đỡ những người nghèo khổ.
Ngày mẹ tôi mất (1982), ba tôi 56 tuổi. Tôi còn nhớ rất rõ cái ngày đau buồn ấy. Ba tôi tan nát cõi lòng đến sinh bệnh rồi sút hẳn đi trong một thời gian dài. Sau ngày chôn cất mẹ tôi, vào những buổi sáng sớm, ba tôi thương ngồi bên mộ mẹ, thì thầm: “Mình ơi !Sao mình nỡ bỏ tôi mà ra đi sớm vậy? Ôi! Đau xót quá!”. Nghe câu nói ấy, tôi thương ba vô cùng! Nhưng sau đó vì nghĩ đến trách nhiệm của một người cha, ba tôi đã nén đau thương, vượt qua nỗi buồn khổ, tiếp tuc làm việc để gây dựng sự nghiệp cho các con. Ba mẹ tôi đã xây dưng gia đình cho 4 người con và giúp vốn cho từng người. Chỉ còn cù lại người anh thứ tư và tôi (cô gái út ). Ngày đám cưới tôi, ba rất mừng. Chuyện đó dù có hơi muộn (năm tôi 30 tuổi), nhưng dẫu sao đã làm cho cha mẹ vui lòng, nhẹ gánh lo cũng là trả hiếu (tôi nghĩ vậy). Tôi lập gia đình rồi theo chồng về sống và làm việc tại Tp. Hồ Chí Minh. Mỗi năm tôi chỉ về thăm ba, thăm quê vào dip hè và những ngày giỗ tết. Gần đây nghe ba bệnh nhiều, tôi rất muốn về thăm nhưng công việc bó buộc phải đành chịu. Đêm đêm nhớ ba, nhớ quê tôi chỉ biết khóc thầm. Ba ơi! Giờ đây con mới thấm thía ý nghĩa của lời hát ru: “Ầu ơ! Chim đa đa đậu nhánh đa đa Chồng gần không lấy mà lấy chồng xa Mai sau cha yếu mẹ già Bát cơm đôi đũa bộ kỷ trà ai dâng!…”.
Ba tôi tuy học ít song ông có tư tưởng tiến bộ về sự công bằng đối với con cái. Không phân biệt trai hay gái, dựng vợ gả chồng tùy theo ý các con. Ông luôn giáo dục con về vấn đề: Gia tài để lại cho con không phải là “ruộng cả ao tiền” mà là một trình độ học vấn hay môt nghề chuyên môn. Ông thường nhắc nhở chúng tôi bằng những lời hay ý đẹp của người xưa hay những tấm gương hiếu học trong “quốc văn giáo khoa thư” (mà chính bản thân ba là một tấm gương). Ba tôi thường nhắc chúng tôi phải có ý chí tự lập, đừng nên ỷ lại vào của cải cha mẹ theo câu nói của người xưa: “Vườn ruộng bề bề không bằng một nghề trong tay”. Ba tiếc rằng xưa vì cảnh nghèo, ba không được học nhiều. Nay ba khá giả rồi nên ba mong muốn các con phải học hành đến nơi đến chốn. Ba bảo chúng tôi phải cố gắng học để đỗ đạt thành tài, nương nhờ tấm thân và hiểu biết với đời. Ba đã hy sinh cho chúng tôi, lo lắng về vật chất lẫn tinh thần.Với các con trai ba thường nhắc nhở: ý chí làm chủ gia đình, gánh vác việc nặng nhọc và thương yêu vợ con. Đối với con gái, ba luôn nhắc nhở việc chăm lo gia đình, yêu chồng, thương con. Tôi vô cùng xúc động và nhớ mãi hình ảnh của ba tôi trong hai lần tôi sinh nở. Sự có măt của ba và ánh mắt lo lắng đã nói lên rất nhiều tình thương con của ba. Nghe tin chồng tôi bệnh, ba vội khăn gói lên thăm…
Ba ơi! Con cảm ơn tình yêu thương to lớn của ba vô cùng! Ba ơi! Con đang viết những lời này cho ba nhưng giờ đây làm sao ba đọc được nữa. Hiện giờ ba đang nửa mê nửa tỉnh do sự hoành hành của căn bênh ung thư não giai đoạn cuối rồi! Ba ơi! Dẫu biết rằng “sinh lão bệnh tử” là qui luật của trời đất, nhưng sao con vẫn mong muốn ba còn đươc sống thêm với con một thời gían nữa. Trời sắp goi ba “về”, con phải đành chấp nhận nhưng lòng quặn thắt, đớn đau. Con vô cùng biết ơn công lao “sinh thành dưỡng dục ” như trời biển của ba. Với con, ba mãi là tấm gương sáng ngời về nhân cách sống cao đẹp với gia đình, với mọi người xung quanh, về ý chí tự lập và vươn lên không ngừng nghỉ trong cuộc đời này.
Vĩnh biệt cha, một người cha cao cả! Nguyện cầu linh hồn cha sớm siêu thoát. Lần cuối cùng xin được gọi hai tếng: “Cha ơi!”.
THU CÚC
H: ảnh gia đình ThuCúc năm 1965
Khi đọc bài viết ” Cha tôi ” của Thu Cúc trên fb, tôi thật xúc động bởi vì Thu Cúc đã viết về cha mình với tất cả tấm tình chân thật của một người con. Nay được đọc một lần nữa trên trang nhà tôi cảm nhận được tất cả sự thương yêu, kính nể mà Thu Cúc đã dành cho đấng sinh thành của mình, một người cha đã hy sinh suốt đời, làm việc cực nhọc để vươn lên, để đem lại một cuộc sống đầy đủ cho gia đình, để con cái có điều kiện học tập nên người
Xin được tỏ lòng ngưỡng mộ tất cả các đấng sanh thành đã hy sinh, hết lòng chăm lo và xây dựng một mái ấm gia đình để con cháu có điều kiện phát triển, thành công cũng như trở thành người hữu dụng cho xã hội.
Tôi viết bài này năm 1998 .,trước lúc ba tôi mất một tháng .Đó là cảm xúc chân thât của một người con đi xa , không được ở gần và chăm sóc cha trong những ngày cha hấp hối . Ngậm ngùi , hối tiếc và nhớ cha mãi khôn nguôi . Tháng 7 Vu Lan , cũng là ngày giỗ cha , chuyện cũ vẫn làm tôi cảm động đến rơi nước mắt. Lời cha dạy tôi luôn ghi khắc trong tim .
Bài viết của Thu Cúc thật hay và cảm động. Chẳng những trong mỗi mùa Vu lan mà trong lòng chúng ta luôn có hình ảnh những người cha, người mẹ thật đáng kính yêu và ngưỡng mộ. Một mái ấm gia đình, một tuổi thơ đi qua không tìm lại được. Còn chăng là những hoài niệm thật đáng yêu…
Cám ơn chị My Nguyễn cũng có những đồng cảm với Thu Cúc . Tình cảm và tấm gương của cha vẫn không bao giờ phai mờ theo năm tháng . Đến ngày giỗ cha lòng cảm thấy nôn nao ., nhớ hình dáng , lời nói, những bài học làm người trong “Quôc văn giáo khoa thư ” và những quyển sách gối đầu giường của dịch giả Nguyễn Hiến Lê.Cha thương nhắc các con đọc và noi theo những tấm gương đó .
Nhớ năm nào còn dạy ở Trường cũ Tống Phước Hiệp, nhà Trường thưởng một số giáo viên giỏi được tham quan Đà Lạt miễn phí ,,Tôi và em Thu Cúc được nằm trong danh sách ấy ,,,Bác Năm ( phụ thân của Thu Cúc ) thương con gái lần đầu xa nhà , Bác xin Trường được đóng phí để cùng đi được Đà Lạt với con gái út của mình ,, Từ đó tôi trân quý , nể phục hình ảnh một người cha mẫu mực ,, và cho mãi đến bây giờ chúng tôi luôn tề tựu , nhớ về ngày giỗ hằng năm của Bác ~ ngày truyền thống khắc nhớ ,, gặp nhau , nhắc lại kỷ niệm xưa ,, cũng ấm cúng lắm . Hoành Châu (Gia đình C )
Chị Châu nhắc làm em nhớ chuyến đi Đà Lạt năm đó quá .Chuyến đi nhiều kỷ niệm với cha . Tiếc là những tấm hình chụp ở Đà Lạt em để đâu lạc mất , tìm chưa ra .!
Cứ thấy chị Thu Cúc nhắc và đòi về quê mãi tôi cứ tưởng chị yêu như bao người. Hôm nay đọc bài viết này mới xúc động và chía sẻ với chị nhiều hơn.Chúc chị có mùa Vu lan hạnh phúc và thanh thản
Vĩnh Long , quê cha đất tổ .Vĩnh Long là cội nguồn yêu thương . Quê hương sao tôi không nhớ ? . Lòng luôn mong muốn về thăm .
Chị Thu Cúc thân mến ! Bài “Cha Tôi “của chị em đọc rất là xúc động em cũng không còn Ba chị còn nói lên nổi lòng của mình đối với cha,em thì không có còn dịp để nói.Chị có suy nghĩ như em không ,tuy mình đã lớn nhưng cha mẹ mất rồi mình cũng cảm thấy bơ vơ .Chúc chị mạnh khỏe và bớt đau buồn theo thời gian .
Cảm ơn chị Lài đã có đồng cảm .Viết bằng cảm xúc thật nên mỗi khi đọc lai vẫn rơi nước mắt chị ạ . Có những việc , lúc ba còn sống , mình chưa làm được .Giơ chỉ còn hối tiếc mà thôi .!
Rất xúc động khi đọc bài viết về cha của Thu Cúc. Xin chia se tâm trạng yêu kính biết ơn và tưởng nhớ Cha của Cúc vì mình cũng đồng hoàn cảnh như em, bất hạnh hơn là mình mất cha khi con rất nhỏ, mới 13 tuổi.
Cám ơn chị Đức Tính đã đọc bài viết và phản hồi . Mẹ em mất sớm , ba em là người gần gũi , chăm lo trong mọi việc nên hình ảnh của cha rất đậm nét . Cả cha và mẹ đều đáng kính , đáng để con cái yêu thương , tôn trọng . Rất lâu rồi không đoc bài viết của chị trên fb .Nhớ giọng văn mượt mà ,lãng mạn của chi .
Chị Thu Cúc thân iu!
Ở lứa tuổi chúng ta, ai còn đấng song thân bên cạnh là diễm phúc lắm! Em cũng là đứa sớm cúc côi nên đọc bài “Cha tôi” của chị em hết sức xúc động… như chị nói dùm em vậy… Cứ mỗi độ Vu Lan về em lại bùi ngùi… BL chúc chị mùa Vu Lan an lạc của người con hiếu thảo
Thân chào Bạcch Lộ !
Ai cũng có hoàn cảnh riêng.Mỗi khi mùa Vu Lan đến mà minh không còn cha mẹ , không được cài hoa hồng trên ngực áo ., mình cảm thấy buồn , mất mát , ngậm ngùi hối tiếc … không thể tả hết .Viết để giải tỏa .Cám ơn Bach Lộ đã đọc và chia sẻ .