Những ngày mới tới Mỹ (Kỳ 5)

Ngày đăng: 10/04/2015 06:00:56 Chiều/ ý kiến phản hồi (9)

Hôm Chúa nhật về nhà anh Chánh nhận được khá nhiều thư, trong đó có thư của Diểm. Diểm cho biết đã rời Phi sau tôi hai tuần. Hiện Diểm đang ở nhà người bác tại Houston, Texas. Nhớ lại một kỹ niệm vui với Diểm. Một ngày Chúa nhật đẹp bên Phi, tôi và Diểm đi chơi với hai nhóm khác nhau. Gặp giửa đường, Diểm rất “Tây” chìa má cho tôi hôn. Sau khi hai nhóm chia tay, rẽ hai ngã khác nhau. Cô bạn cùng nhóm nói, người ta đưa má cho hôn “xã giao,” còn anh thì hôn thiệt tình. Nhìn cô, tôi không trả lời, nhưng nghĩ, sao cô nói đúng quá trời. Mấy khi được người trẻ đẹp cho phép hôn, những người phàm phu như tôi, mấy ai dễ chối từ.

Nhà vừa gắn điện thoại, trong thư Diểm cũng cho số điện thoại. Có điện thoại, có số điện thoại, mới đầu tôi ngớ ngẩn không biết làm sao goi. Tôi bấm đại số Diểm cho, không gọi được. Tôi nhớ ngày xưa điện thoại nhà ở Vĩnh Long số 057. Muốn gọi điện thoại về nhà phải nhờ tổng đài từ tỉnh này chuyển qua tỉnh khác Tôi lật quyển điện thoại tìm số tổng đài. Tôi gọi hỏi tổng đài tại sao tôi không gọi đến Houston, Texas được. Tổng đài cho biết, phải thêm số 1 phía trước. Theo sự chỉ dẩn của tổng đài, gọi gặp được Diểm liền. Hôm đó nói chuyện trời trăng mây nước gì không nhớ, nói khoảng mấy giờ liền. Bổng nghe có tiếng cô Mỹ xen vào,” Bạn hãy ngừng cuộc điện thoại của bạn, bạn có một cuộc điện thoại khác rất quan trọng.”  Sau khi nghe người Mỹ nhắc lần thứ hai. Tôi hỏi lại, có phải cô đang nói với tôi không. Có tiếng trả lời, đúng rồi. Tôi hỏi lại, cô là ai. Cô ấy trả lời, cô ấy là nhân viên tổng đài điện thoại. Nói “bye” với Diểm, vừa đặt điện thoại xuống. Điện thoại reo, tôi nhắc điện thoại lên nghe. Nghe tiếng đầu dây bên kia trách móc, nói chuyện gì mà lâu dử thần vậy. Tôi là Rô nhân viên USCC đây. Tôi nghe nói anh nghỉ làm ở quán bà Sơn rồi, và cũng nghe nói anh ba gai lắm phải không. Tôi tìm được cho anh việc làm mới, tốt hơn việc làm ở quán. Anh sửa soạn đi, mười lăm phút nữa tôi đến chở anh đến phỏng vấn việc làm. Chị Rô nói như ra lệnh, chẳng cần biết tôi có đồng ý hay không, rồi cúp điện thoại. Mười lăm phút sau chị chạy đến. Hồi nảy, chưa chi nghe tiếng trách móc, tưởng chị rất khó khăn. Bây giờ gặp mặt thấy chị vui vẻ, dể thân thiện. Lên xe, chị nói hôm tôi đến hội USCC gặp chị Tú, hôm đó chị nghỉ. Chị nói tiếp, chị Tú, chị và tôi cùng tuổi. Chị Tú và tôi đều có gia đình, chị còn độc thân. Tôi hỏi lại chị, sao chị biết tôi có gia đình. Chị nói, hồ sơ bảo lảnh vợ Tạ thị Chinh và con Nguyễn hoàng Thái, chị đã hoàn tất và đã gởi đi. Tôi mới nhớ lại, chỉ một tuần sau khi tới Mỹ, đến gặp hội USCC, nơi đã giúp làm hồ sơ bảo lảnh tôi từ Phi sang Mỹ. Bà Foley trưởng hội USCC lấy giấy tờ cho tôi điền đơn bảo lảnh cô 9. Từ hồ sơ này,  về sau  từ từ bổ túc thêm những gì sở di trú đòi. Lúc đầu làm hồ sơ tại hội USCC miển phí, sau này bổ túc thêm, tổng cộng chỉ tốn hai trăm bảy mươi lăm đô. Một người bạn đến Mỹ trước tôi hai năm, nhờ luật sư làm tốn hơn ba ngàn đô, mà vợ con của bạn đến Mỹ sau cô 9.

Chị Rô chở đến hảng cho mướn xe du lịch, việc này trước đây cũng do người Việt Nam làm. Người này nghỉ làm về Cali đi học. Việc làm mỗi ngày, chạy những chiếc xe của khách vừa mướn xong vào bải, lau chùi, hút bụi, coi lại nhớt máy, nhớt hộp số. Ngày đầu tiên, trong một chiếc xe tôi lượm được hộp quẹt zippo có khắc chữ “Vietnam” và lá cờ. Tôi định bỏ túi, nhưng nghĩ lại biết đâu là vật kỹ niệm của một người. Mang vô hỏi ông chủ, ông chỉ chổ cho tôi để, có thể người khách sẽ trở lại tìm. Đưa cả những bạc cắc tôi lượm được trong xe cho ông chủ, ông lấy cái hộp bỏ vào. Ông đưa cái hộp lại tôi, ông nói đem về nhà. Sau này mỗi ngày có lượm được bạc cắc, đem về bỏ vào chiếc hộp này, xem một tháng lượm được bao nhiêu. Tôi làm ở đây được ba tuần, lượm được khá nhiều bạc cắc. Không biết có phải vì lượm bạc cắc ở đây không. Sau này thỉnh thoảng nằm chiêm bao thấy lượm nhiều bạc cắc. Ở Cali có lần ra chổ đậu xe, thấy bốn năm cô Mỹ khoảng mười bốn, mười lăm tuổi, vừa đi vừa rải bạc cắc. Tôi hỏi các cô, cô bỏ hả. Một cô trả lời, đúng rồi, có thích lượm đi. Tôi lượm, có một bà Mỹ đi đến cùng lượm. Tôi nói, bạc cắc này không phải của tôi, của mấy cô bé vừa đi qua liệng bỏ. Tôi đưa hết số bạc cắc cho bà Mỹ. Bà Mỹ nói, hồi nảy ngồi trên xe bà thấy hết rồi, bà xuống lượm phụ tôi. Bà đưa tất cả số bạc cắc bà vừa lượm cho tôi.

Nếu tôi chịu khó làm ở quán ăn đúng một tuần, tổng cộng bảy mươi hai tiếng, lảnh được hai trăm mốt đô. Làm ở hảng cho mướn xe mỗi tuần bốn chục giờ lãnh được hai trăm đô. Cảm thấy sống tạm được, tiền mướn nhà chỉ hai trăm, tiền ăn một tháng khoảng một trăm.  Mặc dù lãnh tiền mặt, nhưng bà chủ cũng bỏ tiền trong bao thơ dán kín lại. Sau khi lãnh bao thơ thứ ba, bà chủ nói, tôi phải ra ngoài đường lái xe vô,con đường này Cảnh Sát đi tuần thường. Hôm nào bị Cảnh Sát xét không có bằng lái, bà cũng bị liên lụy. Bà nói, về thi lấy bằng lái xe xong trở lại bà tăng lương. Hôm trước bị bà chủ Việt Nam đuổi, hôm nay bị bà chủ Mỹ đuổi. Tôi chưa thi lấy bằng lái xe vì Louisiana có luật, đến Louisiana ở đúng ba tháng, mới được thi lấy bằng lái xe.

Lúc đó Đạt đã đến ở chung rồi, mỗi ngày đi làm nhà hàng của anh Ân và chị Kim từ chín giờ sáng đến chín giờ tối. Sau hai tuần đến Mỹ, đứa em trai Hoàng Thạnh được các anh giới thiệu việc làm trong hảng sơn, chuyên sơn các dàn khoan. Đứa em cũng đi làm giống như anh Chánh, làm ngoài dàn khoan hai tuần về nghỉ một tuần. Mỗi tuần làm từ chín chục đến một trăm giờ. Hảng này chỉ nhận người dưới ba mươi tuổi, lúc đó tôi đã trên ba mươi tuổi, không xin được.

Nhà tôi mướn là một biệt thự xưa, ngăn ra cho bốn gia đình mướn. Tôi ở trên lầu phía trước, phía sau một người đàn bà còn khá trẻ, không phải người Việt Nam sống với một đứa bé chưa đầy tuổi. Đường lên lầu cùng chung cầu thang, đến lưng chừng chia hai lối rẽ như chữ Y. Nhiều lần nhìn qua cửa sổ, chỉ thấy hai mẹ con cùng đi về có nhau. Sao mà phí vậy, phòng rộng thênh thang chỉ hai mẹ con ở. Mấy lần thấy nàng bồng con bước ra, tôi cũng mở cửa bước ra. Nàng đứng lại, chẳng nhìn tôi, ý đợi tôi đi trước. Lần nào nàng cũng đứng đợi, chẳng nhìn, chẳng hỏi, chẳng chào, chẳng cười. Một hôm có một lễ hội diển hành ngang, trống kèn ỏm tỏi, đàn ông cũng mặc váy ngắn. Nhìn thấy nàng bồng con đi xuống. Lần này đợi nàng đi, thật nhẹ nhàng tôi theo phía sau. Đứa bé xoay lại, tôi đưa tay tôi cho đứa bé nắm. Chắc cảm thấy nằng nặng, nàng xoay lại, thấy đứa bé nắm tay tôi. Nàng vẫn không cười, không nói. Tôi đưa tay ẵm thằng bé, thằng bé nhoài qua cho tôi ẵm liền. Nàng đưa bé cho tôi ẵm. Toán diển hành chưa qua hết, nàng đưa tay ẵm đứa bé lại. Đứa bé không chịu qua. Tôi nói bằng tiếng Mỹ với nàng, để tôi ẵm đứa bé, chừng nào toán diển hành đi qua, tôi ẵm lên trả. Nàng không trả lời, nhưng không đòi đứa bé lại. Nàng đứng thêm một tí, tôi biết chắc nàng không phải là người Việt. Tôi nói tiếng Việt với đứa bé, cám ơn con nghe, lát nữa ba có cơ hội lên phòng của mẹ con. Sau khi toán diển hành đi qua, tôi ẳm đứa bé lên trả nàng. Cửa chỉ khép hờ, vừa gõ cửa, đẩy cửa bước vào liền. Nếu đợi nàng ra ẵm lại đứa bé, đâu có cơ hội bước vào nhà. Nàng nhìn, không trách, không nói, không cười. Yên lặng gọt mấy trái cây để vào dỉa. Gọt xong, nàng bước tới ẵm đứa bé, bé bám cứng vào tôi, nàng khẻ gở tay bé ra, mang đến thả vào “chuồng” cho trẻ em. Tôi chưa đi về vội, đứng nhìn đứa bé, nàng đến lấy dỉa trái cây đưa tôi. Tôi nhận dỉa trái cây, mang đến chổ để chén dỉa. Lấy một cái dỉa nhỏ, chỉ lấy ba miếng nhỏ để vào dỉa, trả lại nàng dỉa trái cây lớn. Nàng mang dỉa trái cây bỏ vào tủ lạnh, lấy một lon nước mang đến đưa tôi. Ăn xong ba miếng trái cây, không uống lon nước, tôi đem lon nước trả lại tủ lạnh. Mang dỉa nhỏ đi rửa, vừa rửa xong, nàng lấy cho tôi một miếng giấy lau tay. Đến chơi với thằng bé một tí, rồi kiếu từ nàng ra về. Nàng cũng chẳng cười, chẳng nói.

Sau này mấy lần thấy nàng vừa về tới. Tôi xuống ẳm thằng bé, nàng để cho tôi ẳm. Ẳm thằng bé lên lầu, ở chơi với thằng bé một tí, rồi từ giả ra về. Nàng vẫn yên lặng như trước. Một hôm cũng ẳm thằng bé lên lầu, cũng chơi một tí với thằng bé, rồi cũng từ giả ra về. Bổng nàng hỏi tôi, có muốn đi giặt đồ không, ở gần đây có tiệm giặt đồ. Tôi gật đầu, về nhà lấy mấy bộ đồ, bước qua nhà nàng. Nàng vừa bỏ đứa con lên rổ quần áo định bưng ra. Tôi bước tới bưng rổ quần áo và chiếc xách đựng xà bông, nàng ẳm con,giống như một tiểu gia đình hỉ. Tới tiệm giặt đồ, tôi bưng rổ quần áo vào. Đến một cái máy trống, đọc bảng chỉ dẩn, vì đó là lần đầu tiên tôi đi giặt ở tiêm. Nàng vào sau đứng kế bên, vẫn yên lặng nhìn. Đọc xong bảng chỉ dẩn, tôi lấy hai miếng hai mươi lăm xu bỏ vào khe của máy. Dở nắp máy bỏ đồ của tôi vào. Hỏi xin nàng tí xà bông. Xong, qua máy kế, bỏ tiền, bỏ đồ của nàng và em bé vào. Nàng yên lặng ẳm đứa bé lại chiếc băng ngồi. Trong khi chờ máy giặt, tôi để ý những người giặt đồ xong, mang đến bỏ vào máy xấy. Khi đồ giặt xong, không cần nhìn bảng chỉ dẩn nữa. Tôi đem đồ của tôi và nàng bỏ chung vào một máy xấy, bỏ thêm hai miếng giấy xấy khá thơm.(Sau này biết được giấy xấy đồ có thêm nhiều công dụng, trừ được muổi, lau mặt kính TV…) Xấy xong, mang đồ về nhà, hỏi nàng mượn bàn ủi. Ủi mấy bộ đồ của tôi xong. Chừa đồ nàng ra, tôi ủi luôn mấy bộ đồ của thằng bé. Ủi xong mấy bộ đồ của thằng bé. Tôi mang đồ của thằng bé để trên đầu tủ, mở ngăn thứ nhất, thấy đồ của nàng, tôi đóng lại. Mở ngăn thứ hai, cũng đồ của nàng, nhưng là những đồ nhỏ nhỏ, mặc phía trong. Tôi không đóng lại vội, nhìn những đồ nhỏ nhỏ mặc trong, sao lại có nhiều màu. Nàng chọn những màu nhạt nhạt xinh xinh, khác với một cô nữ sinh Tống Phước Hiệp ngày xưa. Cô đi học mặc quần trắng phía ngoài, bên trong mặc chiếc quần đỏ chói. Vừa vào tới sân trường Tống Phước Hiệp, thầy Tổng Giám Thị nhanh nhẹn mời cô nữ sinh quần đỏ đi về. Bạn Trần văn Ch   bê ba tức tối phàn nàn thầy Tổng giám Thị, chơi không đẹp, không để cô quần đỏ uốn éo giửa sân trường cho bạn Ch   được rửa mắt. Tôi vẫn chậm chạp chưa đóng vội ngăn tủ thứ nhì, nàng cũng nhìn thấy, vẫn yên lặng, vẫn không cười, không nói, không phàn nàn. Tôi không biết lúc đó nàng nghĩ gì. Tôi cũng không nhớ lúc đó tôi nghĩ gì. Chắc cũng như bạn Trần văn Ch   bê ba, chẳng có ý nghĩ gì thánh thiện.

hoang hưngMột hôm nàng rũ tôi đi siêu thị. Chị Hoa có cho nồi nấu cơm điện nhỏ và chỉ cách nấu, cách kho thịt. Chị Hoa có biệt tài kho thịt không bao giờ nếm nhưng nồi thịt nào cũng vừa ăn. Mặc dù vẫn nhớ những gì chị Hoa dạy, nhưng chưa bao giờ nấu cơm. Chỉ một người ăn, phải nấu cơm, quá phiền phức. Hồi ở Sài Gòn tôi cũng từng ăn bánh mì hàng tuần. Bây giờ vẫn bánh mì, hôm nào thích ăn cơm, đến tiệm mua dỉa cơm ba đô bảy mươi lăm xu ăn cả ngày. Đi siêu thị tôi chỉ mua jambon về ăn bánh mì, mua thêm trứng. Tôi chỉ chiên được trứng. Mua thêm vài miếng bánh cheese. Tôi ghiền ăn bánh cheese. Nàng cũng mua xong, tôi nói nàng ẳm con đến cửa chờ, tôi đẩy xe đến quầy trả tiền. Nàng móc tiền đưa tôi, tôi không lấy. Về nhà nàng lấy tiền trả lại. Tôi nói, đâu có trả tiền, chỉ trả bằng phiếu trợ cấp thực phẩm. Tôi kể nàng nghe, những người bảo trợ không cho tôi đi xin trợ cấp hay phiếu trợ cấp thực phẩm. Tôi lén đi xin phiếu trợ cấp thực phẩm, buổi sáng gặp bà Mỹ đen. Bà nói, tôi hiểu nhiều, tôi nói, bà chẳng hiểu gì hết. Buổi chiều gặp bà Mỹ trắng, chỉ mười lăm phút là xong. Tôi hỏi bà Mỹ trắng, sao hồi sáng tôi nói, bà Mỹ đen không hiểu, bây giờ tôi nói bà hiểu. Bà trả lời, hơn mười năm bà làm việc với người Á Châu. Nghe giọng nói là bà biết người nước nào. Nghe được một chữ là bà hiểu cả câu. Tôi xin được phiếu thực phầm, nhưng chưa bao giờ xài. Đàn ông con trai xài phiếu trợ cấp thực phẩm, cảm thấy mắc cở. Hôm nay lần đầu tiên xài phiếu trợ cấp thực phẩm.

Hôm đó ở nhà nàng hơi lâu. Tôi kể cho nàng nghe, những ngày không có việc làm tôi đi khắp hết các tuyến xe buýt. Đến trạm cuối cùng, tôi nói với tài xế, tôi đi lạc rồi, ông làm ơn chở tôi về nơi tôi lên xe. Tôi móc tiền ra trả, không tài xế nào lấy. Tôi đã đi gần hết các tuyến đường, chỉ trả tiền có một bận đi. Bận về nói dối, bị lạc. Lần đầu tiên tôi thấy nàng cười. Rồi nàng cười nói tiếp thêm, lần tôi đi giặt đồ với nàng, tôi đem đồ sạch đi giặt. Tôi chỉ biết cười, không ngờ nàng biết được hôm đó tôi đem đồ đã giặt bằng tay rồi đến tiệm giặt lại.

Nàng khuyên tôi đi học lại, nàng nói,có thể năm,mười năm sau tôi sẽ theo kịp những người đã qua Mỹ lâu. Tôi hứa với nàng, để một thời gian, suy nghĩ nên học ngành gì.

(còn nưa)

Hoàng Hưng

 

Có 9 bình luận về Những ngày mới tới Mỹ (Kỳ 5)

  1. Luong Minh nói:

    Một bạn nhỏ trong xóm thường đi uống cà phê với tôi buổi sáng, hỏi tôi bí quyết: “Chú ơi ! làm thế nào để quen được bạn gái trong trường., chú nói cho cháu nghe kinh nghiệm đi, con cám ơn chú”.

    Trời ơi, việc này đâu phải sở trường của tôi. May quá, đọc xong chuyện này, tôi bảo cháu: ” Hãy đọc kỷ truyện của chú Hoàng Hưng rồi lĩnh hội được bao nhiêu thì tùy căn cơ của cháu.”

     

  2. vothilai nói:

    Anh Hoàng Hưng ! những ngày mới đến Mỹ kỳ 5 nầy em thấy anh cũng luôn gặp may mắn,đúng là số đỏ nữa rồi.Anh Hưng ơi, em trông  cháu bé anh vác trên vai sao hao hao giống anh quá nhỉ !

  3. Hoành Châu nói:

    Chuyện nào cũng lâm ly kỳ thú ,  khen ÚT Hoàng Hưng thiệt luôn ,,,14 Hoành Châu

  4. nguyễn thị đức tính nói:

    Anh Út Hoàng Hưng oi, ngày xưa em có quen mấy anh không quân, có một anh bên SD4KQ nữa, biết các anh vốn rất hào hoa phong nhã được phái nữ ái mộ. Nên em chả hề ngạc nhiên vì anh Út mình đi đến đâu cũng có …mỹ nhân lưu luyến. hihi. Ngoaì ra, anh Út còn thêm tài ăn nói, văn chương, giờ đây viết truyện nhiều kỳ dù thật dài vẫn làm bao người say mê theo dõi hồi hộp đón đọc.

  5. Phan Lương nói:

    Hi hi

    Anh Hoàng Hưng có số đào hoa lắm nhe

    Thời kỳ mới đến mỹ mà bao cô nàng để ý tùi ,có cô còn chìa má cho hôn nửa

    Truyện càng lúc càng ly kì hấp dẫn nhe

    Xuất bản thành tập hồi kí đi , em đăng kí 1 quyển nhé

  6. Nguyễn Thị Hạnh nói:

    Giống phim quá út Hưng: tạm ngưng ngang khi phim đang gay cấn, hấp dẫn… Rồi có nghe lời NÀNG đi học tiếp không?

  7. hoàng Hưng nói:

    @Đọc lời phản hồi của ông Sải. Đọc lại bài, chẳng thấy có tuyệt chiêu gì hết, rất bình thường. Cám ơn ông Sải cho lên cao một chút.
    @Cám ơn Lài nhiều. Đứa bé giống HHg, chắc HHg bị ăn đòn đó.
    @Cám ơn  Muội 14 khen thưởng
    @Cám ơn Đức Tính nhiều, sự thật HHg chỉ tầm thường thôi.
    @Cám ơn em gái Phan Lương nhiều.
    @Cám ơn chị 11. Thưa chị, chưa kịp đi học thì đã rời Louisiana

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác