Hạt bụi ba ngàn

Ngày đăng: 1/10/2014 06:29:20 Sáng/ ý kiến phản hồi (15)

 unnamed

 

Hạt bụi ba ngàn

Xác thân mù bụi cát

Mòn hồn nặng hạt sương

Một nụ cười khắc bạc

Lên hình hài tha hương

Muôn dặm trùng khói tỏa

Ta đâu muốn lên đường

Muôn duyên cùng kết họ

Vào cõi dục yêu thương

Ngày lại ngày hút dạng

Ta quên mất quê xưa

Ngày lại ngày liễu nạn

Cuộc vui mấy cho vừa

Nắng dội gầy đá xám

Mưa phủ đậm màu rêu

Em cùng ta kết bạn

Nắng mưa cuộc giữa chiều

Ta mù mờ cung quế

Em lơ đãng nhịp thơ

Dường như tim mê muội

Cả một thời nắng mưa

Bốn mùa làm thời tiết

Hạn cuộc sáu mươi năm

Diệu dược nào – Tứ Đế

Ta biết ta lạc lầm

Mắt mờ trên thiên lý

Sợi bạc lấn sợi xanh

Tim người vẫn ũy mị

Ước vọng lữa khô cành

Ngày nào em rô biết

Ta là TA phiêu du

Hãy như TA đừng tiếc

Vào giữa kiếp dặm mù

Đời muôn trùng gánh khổ

Đôi vai nặng làm vui

Nặng nhẹ cùng là gánh

Vui buồn sát na hơi

Trương mẫn 

*<<- Thế giới ba ngàn bọt nước xao Hạt bụi ba ngàn *

Mỗi mỗi thánh hiền như điện phất.>>

Có 15 bình luận về Hạt bụi ba ngàn

  1. HồngTrần nói:

    Kính Anh Trương Mẫn !

    GIÁC CA

    Lắng nghe tiếng lòng nói :

    Muộn phiền chi lẻ loi

    Đua đòi Tình Danh Lợi

    Luân trầm hồn chơi vơi

    Vô thường đời giả tạm !

    Chắc bền đâu mà ham !

    Già lam tiêu dao thú

    Cực Lạc miên trường thu

    Thoát ngục tù trần thế

    Ta Bà CA GIÁC MÊ .

    Thanh Trần

  2. NGUYEN TUYET nói:

    Ba ngàn hạt buị  kiêu sa

    Làm sao quên được  kiếp trần  hởi ai !!??

  3. Trịnh Thị Như Thuỳ nói:

    Anh Trương Mẫn quý mến ơi, sẽ có bao nhiêu người đồng cảm với đoạn cuối bài thơ này ?

    “Đời muôn trùng gánh khổ

    Đôi vai nặng làm vui

    Nặng nhẹ cùng là gánh

    Vui buồn sát na hơi ”

    Theo em là VÔ SỐ …!

     

  4. Hoành Châu nói:

    Số kiếp long đong của phận người,  phải phấn đấu vì đời muôn trùng gánh khổ , , tác giả chịu đựng gánh khổ ấy  xem đó là niềm vui  Hihi

  5. NHA nói:

    Tôi vốn dốt về Phật học, Thiền học nên để hiểu thêm bài của anh Trương Mẫn, tôi lùng tìm …Thấy được mấy điều xin chép lại bên dưới, biết đâu cũng hữu ích cho vài bạn …như tôi:

    1-

    Suốt suốt thấy không một vật
    Cũng không người cũng không Phật
    Thế giới ba ngàn bọt nước xao
    Mỗi mỗi thánh hiền như điện phất

    Thiền sư Huyền Giác

    2-

    Bấy giờ trong đại chúng, bỗng có một đóa hoa sen bảy báu, từ nơi mặt đất hóa sinh, cọng bằng bạch ngân, lá bằng hoàng kim, đài sen bằng ngọc phiêu thúc ca, riền hoa bằng ngọc trân châu, thứ lớp trang nghiêm.

    Bấy giờ Đức Thích Ca Như Lai liền từ tòa ngồi đứng dậy, bước lên đài hoa sen báu kia, ngồi kiết già phu, từ nơi thân thanh tịnh, Ngài hiện ra thân của năm ngả, mỗi thân của năm ngả, có một vạn tám ngàn hình loại khác nhau, mỗi mỗi hình loại, hiện ra trăm nghìn thứ thân, trong mỗi mỗi thân, lại có vô lượng thân, nhiều như cát sông Hằng, cho đến bằng cả số cát sông Hằng ở bốn phương v.v… trong mỗi mỗi thân, lại hiện ra những thân nhiều như hạt bụi cả đại địa khắp bốn châu thiên hạ, ở trong số mỗi mỗi thân nhiều như những hạt bụi ấy, lại hiện ra những thân nhiều như những hạt bụi trong ba ngàn đại thiên thế giới, ở trong mỗi mỗi thân nhiều như hạt bụi ấy, lại hiện ra những số thân nhiều như những hạt bụi trăm nghìn ức chư Phật thế giới ở khắp mười phương, cho đến hiện ra những thân nhiều cùng tận cả cõi hư không pháp giới, không thể lấy tâm nghĩ miệng bàn cho xiết được.

     

    (Trích KINH ĐẠI PHƯƠNG TIỆN PHẬT BÁO ÂN-dịch giả Thích Chính Tiến & Thích Quảng Độ)

  6. Hue Dang nói:

    Hoan hô anh NHA ,phổ biến thêm nhiều hiểu biết.

    Anh Phú ơi, anh giải thích  2 câu cuối dùm đi nha.

    ” Thế giới ba ngàn bọt nước xao Hạt bụi ba ngàn

    Mỗi mỗi thánh hiền như điện phất”

    • trương mẫn nói:

      Cùng Huê Dang, nếu giải thích mà bạn nghe ra là duyên của bạn, nếu không được vậy là do khiếm khuyết trí cùng lời của tôi. Mong bạn thông cảm.

      Trong bài có lỗi inter, trên đầu bài Hạt buội ba ngàn, tôi đánh dấu hoa thị phía cuối dành giải thích phần cuối.

      câu – Thế giới ba ngàn…. Là của Thiền sư Huyền Giác trong tác phẩm CHỨNG ĐẠO CA do cụ cư sĩ TRÚC THIÊN dịch cùng diễn giải rất công phu. Huyền giác cùng Lục Tổ Huệ Năng biện đạo tuy ngắn mà tinh túy, người thời đó gọi cuộc đàm đạo đưa người vào mạch máu đạo giải thoát là ĐÊM GIÁC NGỘ.

      Câu thế giới ba ngàn như sau:  Dựa theo giải nói của Đại sư Trí Khải thuộc phái Thiên Thai Tông.

      – Trong thế giới vũ trụ gồm- Địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, atula, người, trời, thanh văn, duyên giác, bồ tát, Phật.  tức mười loại  10

      -Theo kinh Hoa Nghiêm thế giới trùng trùng duyên khởi nên tương duyên nhau 10 x 10 = 100

      – Trong mỗi 100 thế giới có 10 tính chất, điều kiện tồn tại gồm : Tướng, tánh, thể, lực, tác, nhân, duyên, quả, báo Bổn tức 100×10= 1000

      – Trong 1000 thế giới có đủ 3 hiện lượng : Quốc độ, chúng sanh, ngủ ấm 1000×3 = 3000

      Theo kinh sách là vậy, chỉ số tượng trưng. Cũng như dẫn đầu cho bài thơ  CHỨNG ĐẠO CA. Huyền giác đến gặp lục tổ, chủ yếu là không biết mình mê hay ngộ nên đến xin ấn chứng một cách bi tráng-

      Huyền giác đi quanh lục tổ ba vòng xong chống tích trượng đứng.

      Lục tổ phán  – Phàm sa môn phải đủ ba ngàn uy nghi, tám muôn tế hạnh, đại đức từ đâu đến mà lớn lối quá vậy.

      Thế giới 3000 cũng như 3000 uy nghi và 84.000 tế hạnh ( Nói gọn thành 80.000 ) Đây là cách nói tượng trưng

      Biết chút nào nói chút nấy, mong Hue Dang thông cảm.

      Cám ơn anh Nha khơi gợi cùng giải thích.

      Độ rày tôi bổng lười viết, chữ có hoa thành không, hỏi ngã lộn xộn, thậm chí sắc huyền ở nhằm nhà nhau V…V..Xin được bỏ qua và thông cảm

      Thân mến. Trương Mẫn

      • Hue Dang nói:

        Huệ cám ơn Anh Phú rất nhiều. Anh mở sẳn tất cả các cửa nhiệm mầu của Phật Đạo để  tự mỗi người bước vào  chiêm nghiệm. Huệ đang xem cuộc đàm đạo của Thiền Sư Huyền Giác và Lục Tổ Huệ Năng. Cũng giống như Anh NHA, ít biết về Phật học nên phải lên Google  tìm từng phần để hiểu thêm, chắc đến cuối đời cũng không xong.                     Một lần nửa cám ơn Anh Phú thật nhiều.

        • trương mẫn nói:

          Cùng cô Huệ     Đặng, trên đường có người đi lâu mà rất chậm thấy, cũng có đôi vị sau duyên, tiếp tục truy vấn hết lòng, không lâu bất ngờ chợt nhận ra rõ ràng như nhìn trong bàn tay mình, bổng thấy mình vô sự, thiện ác đúng sai..những cập đôi chỉ là như chứ không tách rời bao giờ. Cái đó như một quyết định tánh không lui sụt phân vân, nghi ngại..để tiếp tục đi…Cũng có thể anh Nha đang bước sãi dài.

          Chúc anh Nha , cô cùng các bạn sớm vào nhà.

  7. Hue Dang nói:

    Huệ đã download được quyển “KINH ĐẠI PHƯƠNG TIỆN PHẬT BÁO ÂN-dịch giả Thích Chính Tiến & Thích Quảng Độ. Cám ơn Anh NHA nhiều lắm.

  8. HồngTrần nói:

    Kính Anh TM cùng chư thiện hữu tri thức !

    “Đêm qua mưa bão bên trời

    Sáng nay mở mắt rạng ngời trong veo”TM

    Sự hành hỏi tiếp vần eo

    Trăng Thân có biết cột treo chỗ nào ?

    Niết Bàn danh tướng ra sao ?

    Đến đi Thần Thức dựa vào nơi đâu ?

    Sách Kinh chỉ rõ đuôi đầu

    Mãi lo luận diệu bàn cầu xa cao !

    THI

    Hằng sa thế giới chẳng ngoài tâm

    Sự Lý dung thông khỏi lạc lầm

    Tự kỷ phản quan bổn phận sự

    Vọng ngôn khẩu xuất đọa luân trầm

    Kẻ mê theo Lý đời khen tặng !

    Người tỉnh Sự hành Đạo Diệu thâm

    Lời thật mất lòng đây há ngại 

    Thương cùng Huynh Đệ xế quang âm !

    Hồng Trần

    Trích : “GIÁC MÊ TẮT PHÁP” của Hồng Trần

    Lời Kinh Kệ , dẫn đường chỉ lối

    Mà người tu , lầm lỗi vô tình

    Mãi lo Luận diệu Bàn linh

    Thật ra chẳng chịu coi mình đúng sai

    Ngày thường bữa , lạy hoài cúng mãi

    Khoe ngồi lâu , đau oải cả thân

    Hỏi thì không biết THỨC THẦN

    NIẾT BÀN không rõ trong THÂN chỗ nào !

    Vậy cũng nói , công phu luyện Đạo

    TÁNH NIẾT BÀN , chẳng thạo chẳng thông !

    Suốt ngày ĐỘNG TỊNH xoay vòng

    Sắm tuồng ra vẻ cũng không ích gì !

    Bước tu tập , hành trì xét lại

    Buổi ban đầu , cũng phải đúng sai

    Trúng hành trật chỉnh sửa ngay

    Con đường Đại Đạo trong tay chắc cầm

    Đừng học thói , chấp lầm tà kiến

    Cứ khư khư , ngụy biện đủ điều…

    ( Y pháp bất y nhân ) HT Kính.

     

     

     

     

     

     

    Hằng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác