Kỳ nhông ông kỳ đà
Câu hát vè “Kỳ nhông ông kỳ đà, kỳ đà cha cắc ké, cắc ké mẹ kỳ nhông”, không ai dạy ai mà con nít xóm tui đều thuộc làu mới ngộ. Những đứa con nít đó tớn lên đến lứa tuổi biết làm toán cộng trừ. Có đứa lẩm nhẩm câu học thuộc lòng từ thở chưa tới trường, rồi hiểu ra kết quả chằng chịt của câu vè đó. Nghĩ rằng người lớn đặt ra chuyện cho vui, chớ trên đời làm gì có chuyện một “nhân vật” vừa làm lớn vừa làm bé trong một quan hệ “vòng vòng trở lại cắn đuôi” như thế.
Nếu đem nguyên tắc: a thắng b, b thắng c => a thắng c, rồi đem áp dụng vào bóng đá thì coi chừng hỏng giò hay rạc gáo. Ai cũng biết nguyên lý tranh tài xưa nay là mạnh được yếu thua. Nhưng trong thể thao, nhất là môn bóng đá, những đội được bà con gọi tiếng lóng “under dog” (dưới cơ) thắng vẻ vang những đội “top dog” (trên chân), trường hợp ngựa về ngược cũng không phải là hiếm có. Ngoài kỷ thuật cá nhân và đồng đội, bóng đá cũng cần thêm may mắn. Bởi rất ít khi một cá nhân tự làm bàn mà không cần sự trợ giúp của đồng đội. việc giao và nhận banh banh đúng nơi đúng lúc. nhiều khi sự kịp thời được tính bằng một cái chớp mắt. Cũng lắm trường hợp như đội mạnh có nhiều dịp sút như mưa vào khung thành, nhưng trớ trêu là những đường banh nguy hiểm đều ra ngoài trong gang tấc hoặc trúng xà ngang hay nhè 2 cây cột dọc ốm tong mà cứ tán vào.
Bảng G World Cup năm nay làm người ta tưởng xém chút nửa thì lịch sử câu chuyện kỳ nhông được lập lại. Trở lại hai trận đợt đầu của bảng, Germany thắng đậm Portugal 4-0 và Mỹ thắng Ghana 2-1. Trận đợt hai là Germany hòa Ghana 2-2, một ngày trước khi đội Mỹ gặp Portugal. Đêm trước khi đội Mỹ đấu với Portugal, bà con ủng hộ đội Mỹ nổ như bắp rang: “Mỹ thắng Ghana. Ghana hòa Germany. Gemany thắng Portugal => Mỹ là sư thúc tổ của Portugal là cái chắc”. Nhưng buổi chiều Chúa nhật vừa rồi, Portugal làm các fans đội phải Mỹ giật thót tim.
Chiều 22-6 đội Portugal đưa ra đội hình 4-3-3 với các cầu thủ mạnh nhất trong lời thề “thắng hay là chết”. Người Mỹ cũng biết họ đối diện với đối thủ đang mở đường máu để vượt lên. Nhưng đội Mỹ mất đi chân sút Jozy Altidore đã bị thương hamstring lìa sân rất sớm khi giao đấu với đội Ghana, và coi bộ tiền đạo trụ đồng nầy của Mỹ sẽ bỏ mùa World Cup. Huấn Luyện Viên Jurgen Klinmann đội Mỹ đưa ra đội hình nặng phần thủ 4-5-1, với chỉ 1 tiền đạo Dempsey, mà ông ta đặt trọng yếu với phần tổ chức mủi tấn công M. Bradley và 4 tiền vệ khác lảnh việc bao khu trung lộ và 2 cánh. Nhiệm vụ của họ là tràn lên tấn công nhanh hay rút lẹ về tăng cường phòng vệ.
Phút thứ 5, trong một pha tấn công của Portugal, một hậu vệ đội Mỹ phá banh lên nhưng vì “sút cán búa” banh không vọt lên xa mà lảo đảo rơi nhằm chân của tiền đạo số 17 của Portugal đang tràn xuống. Nani dẫn banh xâm nhập cánh phải khung 16.5 đang trống trải. Trong cự ly cách khung thành khoảng 6 mét, Nani sút tung lưới Howard, mở tỉ số 1-0. Bàn thắng của Portugal gây cơn sốc bàng hoàng cho hàng ngàn fans Mỹ trên sân Arena, Arizônia, Brazil. Trái banh tuyệt đẹp của cầu thủ Portugal cũng gây lo lắng cho không biết bao nhiêu ủng hộ viên đội Mỹ, những người đang đối diện những màn hình trong tâm trạng dâng tràn hào khí.
Sau trái banh thua, đội Mỹ như được nung thêm thần lực. Họ tổ chức những pha tấn công rất nguy hiểm, thường xuyên khuấy động khu vực 16.5 của thủ môn Beto, trong khi đội Portugal bỗng trở nên rời rạc và họ đá không còn hiệu quả. Trong hiệp 1, nhiều lúc đội Mỹ có cơ hội san bằng cách biệt, nhưng cầu thủ Mỹ không thể kết thúc những cơ hội làm bàn rất rõ nét.
Hiệp một trôi qua trong sôi động, nhưng kết quả vẫn 1-0 nghiêng về cho đội Portugal. Các fans của đội Mỹ hy vọng đội nầy sẽ làm nên chuyện trong hiệp hai. Bởi theo lịch sử tham gia World Cup đúng 100 năm, đội Mỹ chưa từng mở tỉ số ở hiệp một, chỉ trừ bàn thắng ở giây 30 trong trận gặp Ghana ngày 16-6-2014. Nhân vụ phá lệ nầy, những người có máu hài hước hay có máu đồng bóng, bạn bè tụ họp bình luận đấu hót về bàn thắng phá lệ được kể vào hạng sớm nhất của World Cup: “Có lẽ hôm đó thổ địa cai quản sân banh bị kẹt xe nên tới trể, do đó không ai áp dụng “lời nguyền trăm năm giữ trinh trắng hiệp một” của Mỹ. Nhờ vậy mà tiền đạo Clint Dempsey thắng lén một quả khi sân bóng chưa có thần linh cai quản”. Nói đến trận thắng Ghana, cũng xin nêu lên thêm vài điều bất thường. Hồi nào cho đến lúc đó trong World Cup, đội Mỹ chưa có một cầu thủ vào thay nào mở được tỉ số. Hậu vệ J. Brooks vào sân ở phút 46. từ quả phạt góc, quả đánh đầu tung lưới tuyệt vời của Brooks giúp đội Mỹ nâng tỉ số 2-1 cho đến khi mãn trận. Cũng tay hậu vệ Brooks nầy thố lộ với truyền thông ngay sau trận thắng và với bạn đồng đội vào ngày hôm trước: “Hai đêm trước đây, tôi chiêm bao thấy thắng một quả vào phút 80, và chính trái đó giúp đội thắng trận đấu”. Tuy hiện thực trể hơn 6 phút so với chiêm bao, nhưng chuyện hậu vệ Brooks trên sân cỏ và trong chiêm bao cũng gây chút xôn xao bên lề sân cỏ.
Trở lại hiệp hai trận Portugal/Mỹ, tái mở đầu bằng những pha tấn công của đội Mỹ trong cố gắng gở hòa tỉ số. Cả hai đội đều có những cơ hội ghi bàn, nhưng mọi cố gắng đều không thành. Mãi cho đến phút 64, từ một quả phạt góc rót vào khung 16.5 của Portugal. Banh văng ra khỏi khung 16.5 về phía trên, tiền vệ áo số 13 J. Jones của Mỹ có banh ngoài khung 16.5. Anh ta kéo ngang một khoảng ngắn để tìm khe hở của rừng người trước khung thành, Jones sút mạnh, banh bay là ngang ngực. Thủ môn Portugal chưa kịp nhận rõ thì banh đã tung lưới, san bằng 1-1.
Phút 69, huấn luyện viên trưởng của đội Portugal thay đổi chiến thuật, ông ta rút một tiền vệ và thay bằng tiền đạo S. Varela mang áo số 18, trong mục tiêu dồn sức tấn công mạnh để dành thắng cuộc. Nhưng đêm đó đội Mỹ chơi quá hay, không phải dở òm như hôm đụng với Ghana.
Phút 81, hậu vệ Mỹ, D. Beasley có banh từ cánh trái ngoài khung 16.5 gần vôi cuối sân. Beasley tạt banh bay xà trước khung thành Beto rất nguy hiểm. Ngay lúc đó tiền đạo Dempsey trờ xuống, anh ta chỉ có cách duy nhất là dùng bụng voley quả da văng vô khung thành Beto trong khoảng cách chưa đến 2 mét, kết quả vô trái banh khiến cho các tường thuật viên không có tên để gọi và phải phì cười. Đội Mỹ dẫn 2-1.
Đội Portugal phản công dữ dội, người Mỹ rút về cố thủ để bảo vệ kết quả sẽ giúp họ chắc chắn lọt vào vòng nhì chỉ qua 2 trong 3 trận thi đấu của bảng, một mơ ước của hầu hết 32 đội tuyển của 8 bảng mỗi lần World Cup.
Những phút cuối cùng, có thể nhận ra nguy hiểm trong việc trân mình chịu đấm ăn xôi chờ tiếng còi mãn trận với một đối thủ dốc toàn lực quyết tử “một là thua thêm, hai là gở hòa”. Huấn luyện viên đội Mỹ, cựu danh thủ thời huy hoàng của bóng đá Tây Đức những năm 1990, ông Jurgen Klinmann 50 tuổi, ra quyết định xua quân lấy tấn công làm phòng ngự. Phút 95 cũng là những giây cuối cùng trận đấu, một trung vệ đưa banh cho tiền vệ M. Bradley, cây tổ chức mủi tấn công, kiến trúc sư các trái banh thắng của đội Mỹ. Anh ta là con trai của Bob Bradley cựu HLV đội tuyển quốc gia Mỹ, và có 2 mùa kinh nghiệm đá trong World Cup. Tiền vệ Bradley trong trớn chạy vấp banh văng ra ngoài tầm kiểm soát. Banh vào chân của một cầu thủ Portugal và được chuyền sâu xuống cánh phải cho tiền đạo nổi tiếng của họ C. Ronaldo. Ronaldo tạt banh ngang vào khung 16.5 của đội Mỹ, tiền đạo S. Varela của Portugal, người vào sân ở phút 69 còn khỏe giò, anh ta đua nước rút với 2 hậu vệ Mỹ. Giây chót cận khung thành, hai hậu vệ Mỹ lo nhìn đường banh được chuyền từ cánh đưa vào, tiền đạo Portugal vượt lên 2 hậu vệ Mỹ đánh đầu một đường banh tạo góc 90°, tung lưới Howard, gở hòa 2-2 ở những giây cuối cùng trận đấu. Phá tan buổi tiệc chiến thắng của đội Mỹ đã dọn sẵn sàng.
Tính đến hôm nay thứ Tư 25-6-2014, bảng G World Cup có kết quả như sau:
1- Germany: 1 thắng , 1 hòa , 0 thua , sai biệt banh thắng thua +4 , điểm 4
2- Mỹ : 1 thắng , 1 hòa , 0 thua , sai biệt ” +1 , điểm 4
3- Ghana : 0 thắng , 1 hòa , 1 thua , sai biệt ” – 1 , điểm 1
4- Portugal : 0 thắng , 1 hòa , 1 thua , sai biệt ” – 4 , điểm 1
Đội Mỹ sẽ có nhiều lợi thế trong 2 trận thứ 3 cũng là trận chót bảng G trong vòng 1 hay còn gọi là vòng 32 đội, những cơ hội cuối cùng giúp đội Mỹ lọt vào vòng 2 hay vòng 16 đội. Nếu 2 trận Germany/Mỹ và Ghana/Portugal ngày thứ năm 26-6 xảy ra các tình huống như sau:
a- Mỹ THẮNG Germany, Mỹ vô thẳng vòng 2, đầu bảng với 7 điểm.
b- Mỹ HÒA Germany, Mỹ và Germany cùng vô thẳng, mỗi đội lượm 1 điểm, họ sẽ được 1+4= 5 điểm.
c- Mỹ THUA Germany, Germany đầu bảng với 7 điểm. Mỹ vẫn 4 điểm và sai biệt banh thắng thua lúc đó sẽ hạ thấp. Mỹ phải cần 2 điều kiện trời cho để giữ được hạng nhì bảng, những yêu cầu rất xìa nhưng không phải không thể:
c1- Ghana phải hòa Portugal, như thế mỗi đội được 1 điểm, chung cuộc cho 3 trận, hai đội nầy chỉ đồng thu lượm 2 điểm.
c2- Ghana hoặc Portugal, đội nào thắng cũng được 3+1= 4 điểm, đồng điểm Mỹ. Nhưng chỉ số banh sai biệt thấp hơn Mỹ, một trường hợp sẽ gây tức chết cho đội thua vì những con số so cựa.
c3- Thí dụ Portugal thắng Ghana 3-2, Portugal được 4 điểm và hưởng +1 sai biệt banh thắng thua trận đó, và sai biệt banh thắng thua của Portugal chung cuộc sẽ là -3.
c3a- Thí dụ ngày thứ Năm Mỹ thua Germany 0- 2. Mỹ bị -2 trên sai biệt banh thắng thua chỉ riêng trận đó. Chỉ số banh thắng thua chung cuộc của Mỹ sẽ là -1. Mỹ vẫn thắng Portugal với đồng 4 điểm nhưng có chỉ số sai biệt banh thắng thua khá hơn (-1>-3).
Chỉ một trường hợp làm cho Mỹ cuốn gói lên máy bay sớm. Nếu ngày 26-6, Mỹ thua Germany thậm tệ để chỉ số banh thắng thua giảm thấp. Cộng thêm điều kiện đội Ghana thắng áp đảo Portugal để có chỉ số banh thắng thua của họ nâng cao. Nếu đại lộ không đi mà lại lọt vào ngỏ cụt không tên nầy, đội USA cũng nên ra về mà không nên ân hận.
Một Lúa
(Xin được trích ra một ít để riêng tặng các bạn tôi)
Trong một cú phá banh lên từ khung 16.5, hậu vệ G. Cameron của Mỹ đá “sút cán búa”. Quả da không có sức và mất hướng, lảo đảo rơi trước mặt Nani, tiền đạo áo số 17 của Portugal. Anh ta dẫn banh cách khung thành khoảng 6 mét không bị truy cản và sút mạnh tung lưới Tim Edward, mở tỉ số 1-0 cho Portugal ở phút thứ 5. Đó là một trong những quả thắng hiếm hoi trong vòng 5 phút đầu của lịch sử World Cup.
Từ một cú phạt góc của đội Mỹ ở cánh phải, tiếp theo tình trạng hổn loạn trước khung thành Portugal, banh văng lên trên và lại bị đá trở lại vùng 16.5 của Portugal. Tiền vệ J. Jones của Mỹ có banh từ cánh trái tạt ngang sát khung gôn. Tiền đạo áo số 8 của Mỹ, C. Dempsey, dùng bụng voley trái banh tạt vào lưới Beto, nâng tỉ số 2-1 nghiêng cho Mỹ.
Một Lúa ơi! Anh thật sự kinh ngạc và rất ngưỡng mộ trình độ bóng đá của em . Anh cũng mê nhưng chưa đủ khả năng phân tách những cas lắc léo như trận MỸ–ĐỨC tối nay…
Mấy đêm nay thức trắng vì World Cup nên anh không có thời gian đọc bài và thơ trên Trang nhà…mà có đọc cũng không phản hồi nỗi…còn đâu viết bài được…Thật bái phục em trai…
Bạn già ơi ! Hổm rày, chờ bạn lượm dế nhũi gọi cho tui thức xem 1 trận. Nhưng chưa được, hôm nay, đọc bài và những phân tích cũng khoái khoái. Thôi thì cố gắng theo dõi vào mỗi buổi sáng vậy, tường thuật lại, mình chưa xem trực tiếp thì cũng như mới thôi. Nhưng dù sao, xem trực tiếp thì vẫn hấp dẫn hơn !
Chào anh Phú Thạnh,
Tụi em có một tiệc trà nhỏ trưa nay, vừa ăn lạc luộc vừa xem đội Mỹ đi đại lộ hay tiểu lộ.
hihi
Thỉnh thoảng tui và Quách Đào nhắc đến huynh Một Lúa một lòng bái phục, nhưng đọc bài này, tui cũng quá kinh ngạc, bái phục cái mà bái phục.
Anh Phú Thạnh, anh Lần, Thanh Nhi, Quách Đào
Hai trận đợt 3 trong chiều ngày thứ Năm của vòng loại bảng G đi đúng ý mong muốn của fans ủng hộ Mỹ.
-Germany/Mỹ 1-0
-Portugal/Ghana 2-1
Kết quả bảng G ngày 26-6-2014
1-Germany : 2 thắng, 1 hòa , 0 thua, GD +5, điểm 7
2-USA : 1 thắng, 1 hòa, 1 thua, GD 0, điểm 4
……….(2 đội trên được vào vòng kế tiếp)……………..
3-Portugal : 1 thắng, 1 hòa, 1 thua, GD -3, điểm 4
4-Ghana : 0 thắng, 1 hòa, 1 thua, GD -2, điểm 1
(GD=Goal Difference=Sai biệt bàn thắng thua)
Đội Portugal tối nay lên đường, một phần là do trận thua Germany 0-4 ngày 16-6, một sức ép tâm lý rất nặng. Hôm nay họ về hạng ba là do con số oan nghiệt nầy.
+Portugal muốn được hạng nhì của bảng, hôm nay phải thắng Ghana 6-1. (GD+5)
+Ghana muốn được hạng nhì của bảng, hôm nay phải thắng Portugal 4-2. (GD+2)
Cả hai không làm được, thế nên nhường cho đội Mỹ vô xìa.
Chúc đội Mỹ may mắn vòng tới
Một Lúa
Đọc bài của Một Lúa, ngoài cái khoái được nghe những phân tích sắc sảo còn khoái được nghe lại những từ của giới ” chuyên môn “. Như trong bài nầy, từ ” sút cán búa ” của dân bóng đá miền Nam, xuất hiện trên báo chí cuối cùng là lúc nào? Đố các bạn đó! Nhưng trước hết, xin anh chuyên gia Một Lúa cho biết thêm, ” sút cán búa ” với ” giở chà ” khác nhau chỗ nào? Hihi.
Chào Quách Đào,
Hồi tui còn ở ấp Năm, thường nghe “Trọng tài xây cá nại”. Qua ấp Sáu nghe truyền thông Mỹ nói “ông ta (trọng tài) nuốt cái còi của ổng”, mình khoái câu tếu đó vô cùng.
Cám ơn câu đố, mình pó-tay. lúa