Cây bồ đề chùa Bửu Đức
Hôm nay rằm tháng 4, lễ Phật đản tự dưng thích đi chùa. Ở xã Tân Thiềng , Chợ lách có chùa Phước long Cổ tự, nơi mà hòa thượng Thiện Huệ trụ trì. Hòa thượng mất cách nay gần 2 năm, cổ tự giao cho đệ tử là thầy Liễu Thành tiếp nối. Thế nhưng, khi hỏi lai lịch ngôi cổ tự, tiểu sử cố Hòa thượng trụ trì thì thầy Liễu Thành không rõ vì mãi lo tu tập, không chú ý đến việc trong chùa. Để tìm hiểu về thầy trụ trì tiền nhiệm, Lương Minh hỏi thăm chư huynh đệ của thầy, cũng không có . Điều này không có gì lạ vì ngôi chùa này thuộc về vùng sâu của huyện Chợ lách. Ngày xưa, việc đi lại rất khó khăn, Tân Thiềng chỉ cách Chợ lách 7 cây số , nhưng một ngày chỉ có một chuyến đò lên xuống, đường bộ thì đi xe đạp được vào mùa khô, mưa xuống thì sình lầy không đi được. Thầy Liễu Thành cho biết, ở xã Long Thới có thượng tọa Thích Giác Tạng, trụ trì chùa Bửu Đức có thể biết rõ về thầy Thiện Huệ, đến đó hy vọng sẽ được nhiều thông tin hơn.
Tìm chùa Bửu Đức không khó khăn vì ở quê chẳng có mấy chùa, nhưng khi đến thì mình hơi ngở ngàng. Một ngày lễ lớn của Phật giáo mà chùa không có một băn rôn, không có cờ xí và thậm chí thiếu vắng Phật tử. Thầy Giác Tạng sau khi nghe tôi trình bày mục đích, đã vui vẻ trò chuyện. Chùa Bửu Đức đã có lâu đời với hình thức như chiếc am, đến năm 1945, hòa thượng thích Minh Thiện xây dựng thành chùa nhỏ, lúc đó có vị sư đi hành hương Ấn Độ đem về cây bồ đề cho Hòa thượng trồng trước chùa.
Chùa Bửu Đức ít tín đồ vì chung quanh xã hầu hết là bà con giáo dân Thiên Chúa, những người dân còn lại trong xã thường đến đây tu tập. là chùa nhỏ nhưng thầy Giác Tạng vẫn tổ chức tu bát quan trai, mỗi tháng 2 kỳ: Ngày mùng 4 + 5 và ngày 19+20 âm lịch. Đệ tử đến chùa học đạo đem gạo và thức ăn đến đủ dùng trong hai ngày và thầy tự hướng dẫn. Thầy Giác Tạng cho rằng, đôi lúc cũng muốn rước quý thầy giảng sư về để thay đổi không khí nhưng không có kinh phí. Các chùa nghèo lân cận đã thực hiện “tiên phuông” rước thầy về thuyết giảng, bồi dưỡng “ nửa triệu bạc” thì là lần sau, thầy giảng sư không đến nữa.
Chùa có hơn công đất, trên đó có 12 cây dừa là nguồn thu nhập chính. Dừa hái được , không bán được thắng dầu để dành ăn suốt năm. Gạo thì có bá tánh cúng dường, thức ăn thì rau củ quanh chùa, thầy chỉ có một mình nên cũng không có nhu cầu lớn.
Vậy mà, thầy cũng được Phật tử ở TP.HCM rủ đi làm từ thiện ở nhiều nơi xa xăm, mỗi năm 5 đến 6 lần, nhờ vậy mà đệ tử thầy có cơ hội giao lưu với người thành phố và được “du lịch chùa” trên những vùng miền xa lạ.
Rời khỏi chùa, tôi đi vòng qua chính điện, tham quan cây bồ đề, kế bên cây dương. Phải nói là cây bồ đề có dáng đẹp, trông tựa như các cổ thụ ở Ao bà Om, liền nổi lòng ham muốn chụp liền mấy phát. Ra đường lớn tôi ghé quán nước mía giải khát, hỏi anh chủ quán vì sao chùa nhỏ mà nhiều Phật tử trên thành phố “rủ đi “ hoài. Anh chủ cho biết, thầy giữ giới luật nghiêm chỉnh và là người chân thật.
Rằm tháng 4 Giáp Ngọ
Lương Minh
H1
h2
—————————————–
Chùa Bửu Đức cách thị trấn Chợ Lách 5,5 km, cách quốc lộ 57 ( 2,2 km )
Chừng nào ông bụng bự trở lại chùa Bửu Đức lần nữa, làm ơn cho hay trước 1 hay 2 tuần.Cám ơn.
Nghe mà ngưỡng mộ. Thời buổi nầy kiếm một chân tu rất khó khăn.
Vì nghe lời bàn (của Kim Thánh Thán đương đại)
Thời mạn pháp phải lo cướp giựt
Tu hành chi cho cực tấm thân
Nhưng có người cũng cho rằng (chủ nghĩa MacKeNo – Mặc Kệ Nó)
Ai làm bậy, tội ráng chịu
Lúc rày sao tui viết chính tả trớt quớt
Thời mạt pháp…
He..he..Hai thầy của hai chùa không cho ông Sãi chụp hình, mà ảnh hai chùa ông cũng giấu luôn hỏng cho Hoàng Hưng cùng bè bạn xem.
Ở thôn quê ngày nay, chùa chiền phát triển mạnh lắm. Chùa tuy có nhỏ hơn ở các đô thị,nhưng khi mình đến tham quan, cúng dường cho các chùa ở nơi xa xôi ấy, lòng mình thấy ấm áp và thích thú lắm phải không LM. Đậc biệt hơn nữa là chùa Bửu Đức còn có Cây bồ đề quá quý và đẹp lạ nữa. Có dịp mình sẽ đi viếng một lần…
-“Hôm nay rằm tháng 4, lễ Phật đản tự dưng thích đi chùa” có nghĩa là phật tánh chói rọi trong lòng em hôm nay. Mừng.
-Nói chuyện với thầy Giác Tạng mà có được chút tin tức nào của Phước Long Cổ Tự không vậy?
-Cây bồ đề đã sống khoảng 69 năm rồi (nếu tính từ 1945) cùng trải qua những thăng trầm
của đất nước, trông thật uy nghi! Quý!
Em định viết về lịch sử các ngôi chùa trong huyen Chợ lách vì hiện nay khong có chùa nào được được ghi chép đầy đủ. Khách muốn tìm hiểu cũng không có. Thật vậy, khi đi đến chùa hỏi thì thầy trụ trì cũng không biết, đừng nói đến tín đồ. Phía bên Công giáo thì đở hơn, quý linh mục đã ý thức nên có nhiều nhà thờ có sử liệu. Chùa ở Chợ lách xây sơ sài lắm không có cái nào đẹp để được xem là thắng cảnh.
Ý kiến hay, đã viết quyển Chợ Quê Chợ Tỉnh rồi, bây giờ viết tiếp quyển Chùa Quê Chùa Tỉnh đi.
Anh Phú Thạnh ơi, anh có đi viếng chùa rồi thì về, đừng có ở luôn nghen. Hôm trước có đọc lời anh nói về anh Diệu. Bận chở Gia Bảo đi học, về quên luôn. Cám ơn anh cho biết tin anh Diệu. Ngày xưa anh Diệu còn ở Cầu Mới, anh cùng nhiều người ở Cầu Mới hùn nhau mua một căn nhà gần trường Ngô Tâm Thông, hình như anh hùn nhiều nhất. Trong nhà có hai người chú là Nguyễn tấn Tập và Nguyễn trung Tín. Khoảng năm 1960 hay 1961 em có lên ở trong căn nhà này khoảng 1 tuần. Anh Diệu là người ăn mặc chải chuốc nhất, đầu luôn luôn chải láng mướt, nên cái gối của anh nằm đen thui. Mỗi ngày được anh chở đi vòng phố Vĩnh Long, đi ăn mì. Thích nhất mỗi ngày anh cho một đồng, mang thơ đến cho một chị hàng xóm. Chờ chị viết thơ trả lời, chị cho thêm một đồng công mang thơ hồi âm. Mới đây mà đã nữa thế kỹ. (Cách đây 10 năm các anh NK63 họp mặt, chỉ có anh Vệ, bây giờ đã thành tu sĩ còn nhớ Nguyễn tấn Tập)
Mình về VL biết được chuyện này, có chàng trai đem thư của người khác lại cho bạn gái mình -một thiếu phụ nửa chừng xuân (không biết thư có quan trọng không) mà đòi tiền tem bằng 1 cái hun. Cô ta không chịu, người đưa thư bảo không trả tiền cước thì không về. Nhìn đồng hồ thấy chỉ còn 5 phút nữa là đứa con đi làm về nên cô ta đồng ý cho hun một cái ở má phải. Anh đưa thư thừa thắng xông lên đòi “tả hữu bình bình”, nên hun thêm một cái nữa trước khi dông. Chuyện này có thiệt, ai cũng biết.
Chào ACE thân mến,
ACE coi kìa, Anh Lương Minh và Út Hoàng Hưng đang bàn chiện…chùa mà hai người lại nhớ chuyện…”hun bình bình” của ngày nảo ngày nao làm 7 tui cười te tét cho cái thằng Út Hoàng Hưng!! Chuyện xưa giờ…khui lại vẫn mới au hé.
Sáng nay nhận được thư của Hoàng hưng, nhờ đến chùa Bửu Đức cúng dường giùm 2.000.000 đồng. Ngày mai, LM sẽ đi chùa chắc cũng được hưởng phước lây.