NGUỜI VIẾT LICH SỬ ĐIỆN BIÊN BẰNG VĂN VẦN

Ngày đăng: 5/05/2024 09:49:16 Chiều/ ý kiến phản hồi (0)

Tôi biết chị Huỳnh Thiên Kim Bội ở CLB Nguời Yêu Sách Nguyễn Huy Tưởng, chị tặng tôi mấy quyển sách sử của Huỳnh Thiên Kim, phụ thân của chị  và một số sách của Kim Bội như “Điều kỳ diệu của Tình yêu”, “Sầu riêng” nhưng tôi chú ý nhất là quyển “Việt Sử Diễn ca, hiện đại” do NXB Tổng Hợp TPHCM xuất bản năm 2018. Đọc sách ông Huỳnh Thiên Kim  có nhiều tư liệu, năm rồi tôi đã giới thiệu với bè bạn ở các tap san, nay đọc quyển sử của Huỳnh Thiên Kim Bội từ thời 1945 đến 1975 trong đó có phần viết về Điện Biên Phủ dày 34 trang , tức trọn chương 4, phần thứ nhất từ trang 103 đến trang 137.

Huỳnh Thiên Kim Bội (trái)

Thật ra, chương này củng không có gì mới, toàn những cứ liệu trong sách sử nói hết rồi , chị chỉ diễn lại bằng văn vần cho người đọc dễ thuộc, dễ nhớ. Tôi nhớ những năm học tiểu học sách giáo khoa ở miền Nam có những bài học thuộc lòng của Chiêu Đăng hay những bài thơ hay của thi sỹ miền Bắc như Nghỉ Hè của  Xuân Tâm Trong khoảnh khắc sách, bài là giấy cũ/ Nhớ làm chi. Thầy mẹ đợi, em trông. Trên đường làng huyết phượng nở thành bông. Và vườn rộng nhiều trái cây ngon ngọt.

Hoặc bài: Ông Đồ của Vũ Đình Liên mà bậy giờ hơn 60 năm tôi vẫn còn nhớ vì đã thuộc lòng. Tôi chợt nghĩ với những đoạn thơ như vầy:

Giữa rừng xứ Thái Mường Thanh, Núi đá, suối lượn, quanh quanh song dài, Cây cao bón g cả rừng già . con người vở ruộng, dựng nhà , thả trâu/ Truyền thuyết từ một quả bầu; Đồng bằng châu thổ, nhiệm mầu đỉnh cao.( Huỳnh Thiên Kim Bội)

Chi 6 câu thơ , chị đã tả cảnh một vùng cao mà ba ngàn lính dù của Pháp sắp đổ bộ khiến người Thái, người Mèo phải chạy trốn vào hang ! Và đây 8 câu của Huỳnh Thiên Kim Bội để tả xuất hiện của quân đội Việt Nam:

Võ Nguyên Giáp vị tướng tài/ Đại đoàn 316 đường dài chuyển quân. Hành quân đi bộ chân trần. Vũ khí lương thực toàn thân đeo vào/ Hàng nghìn cây số tiếp theo; chặng đường gian khổ , sang lào hôm nay…

Trong chương này có thuật chuyện Phan Đình Giót xông vào lửa đạn, Tô Vĩnh Điện xả than cứu pháo; Tấn công sân bay Gia Lâm và Cát Bi; Trận chiến cứ điểm Him Lam; Trần Can – một bức tường đồng. Trận cứ điểm Hồng Cúm và Điện Biên Phủ thất thủ, tướng De Castries kéo cờ trắng đầu hàng.

Quyển Việt sử dày hơn 410 trang, riêng phần Điện Biên chị đã giúp cho độc giả dễ nhớ, dễ thuộc . Tôi nghĩ ước gì phần Việt sử của chị viết được đưa vào các sách giao khoa các lớp cấp 1 để học sinh học sử một cách nhẹ nhàng hay sau này lớn lên chúng cũng ít nhiều nhớ được từng giai đoạn lịch sử.

Tôi không ca tụng chị là một nhà thơ tài năng, nhưng hàng trăm thi sĩ hiện đại từ Bắc chí Nam mà tôi đã gặp chưa có một nhà thơ nào viết sử bằng văn vần như chị,  do vậy ở chừng tuổi cổ lai hy mà bạn bè văn chương vẫn gợi ý chị nên viết tiếp quyển sử ký thời hiện đại, tức sử ký sau năm 1975 và chị vẫn không ngại mình sức yếu mà tiếp tục lên đàng.

LƯƠNG MINH

(Tháng 4/2024)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác