TỔ QUỐC CHỈ CÓ MỘT

Ngày đăng: 19/12/2023 08:23:50 Chiều/ ý kiến phản hồi (0)

Đây là bộ phim viết về  Đại tá Pra- Sỏng (Nguyễn Song – Nguyễn Hữu Sở)  do Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc, Cựu HS trường Tống thực hiện và viết kịch bản. Mời anh em và góp ý kiến.

Chịu trách nhiệm thực hiện và kịch bản: NNC Đinh Kim Phúc

Biên tập-Lời bình: Hồ Tiến Thảo

Quay phim: Trần Thanh Triều-Phạm Xuân Nghị

Dựng phim: Hồ Tiến Thảo

Đọc lời bình: Nguyễn Bình Nguyên

https://www.youtube.com/watch?app=desktop&si=UuVD0m7GROqhCvNN&v=2Db5DysaeqE&feature=youtu.be&fbclid=IwAR3ObZeBOV_1TtGsCSfyIOGwoxSt56HL56E1GiSYeNSzIwRqPMW7PSMjchE

 

Tinh thần yêu nước là một giá trị cốt lõi hàng đầu, trong bảng hệ giá trị cao đẹp của dân tộc ta. Trải qua các cuộc kháng chiến trường kỳ, gian khổ, tinh thần yêu nước của người Việt Nam được thể hiện bằng tình yêu quê hương đất nước, lòng trung thành đối với Tổ quốc, đặt lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân lên trên hết. Đó cũng chính là những khát vọng để hình thành và hun đúc nên những con người sẵn sàng hy sinh để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ. Đầu thế kỷ XX Việt Nam là một phần của xứ Đông Dương thuộc Pháp. Chính phủ bảo hộ đã không cho người dân bất cứ quyền tự do dân chủ nào. Rất nhiều cuộc nổi dậy, rất nhiều phong trào chống Pháp nổi lên nhưng đều đàn áp dã man và bị dìm trong biển máu. Trong hoàn cảnh đó, năm 1911, người thanh niên Nguyễn Tất Thành, khi ấy 21 tuổi đã ra đi tìm đường cứu nước. Ông bôn ba khắp trời Tây để tìm chân lý cho mình, cho dân tộc mình và ông đã tìm ra: muốn giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản. Trên con đường bôn ba đó, mùa thu 1928 Nguyễn Ái Quốc từ Châu Âu về Thái Lan, với hộ chiếu một Hoa kiều mang tên Nguyễn Lai. Từ đây, ông đến vùng Đông Bắc Thái Lan, nơi có khoảng 2,5 vạn người Thái gốc Việt và Việt kiều cư trú. Tỉnh Nakhon Phanom được Thầu Chín trực tiếp huấn luyện gây dựng tổ chức, trở thành một trong những điểm quan trọng của Hội Việt Nam Thanh niên Cách mạng. Lúc bấy giờ, vào năm 1930, bên dòng sông Mekong, tại thị trấn U Thên, tỉnh Nakhon Phanom cậu bé Pra Sỏng đã cất tiếng khóc chào đời, để rồi 13 năm sau, cậu bé ấy bắt đầu góp sức của mình cho sự nghiệp của cách mạng Việt Nam. Ông sinh năm 1930 tại Thái Lan. Tham gia cách mạng năm 13 tuổi, được quân đội đặt tên Nguyễn Song (Ba Song) là phiên âm tên tiếng Thái Pra Sỏng. Ngay từ thuở thiếu niên, cậu bé Pra Sỏng đã tham gia các hoạt động cách mạng, đầu tiên là vào tháng 8/1945 tham gia cướp chính quyền và kháng chiến ở tỉnh Thakhek, Lào. Đến Tháng 6/1946 tham gia bộ đội và hoạt động trên chiến trường Lào. Tháng 1/1948 về chiến trường Campuchia. Ngày 27/7/1949, Nguyễn Song được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, kể từ đây, ông trở về để chiến đấu ngay trên quê hương của mình, với 1 khát vọng dành độc lập cho tổ quốc. Giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, ông tập kết ra Bắc và trở về Nam tham gia chiến đấu tại Trung đoàn 3 Sư đoàn 9. Trong Chiến dịch Mậu Thân 1968 ông là Phó Chính ủy Trung đoàn 3 Sư đoàn 9. Sau ngày thống nhất đất nước, ông tiếp tục tham gia chiến đấu bảo vệ tổ quốc ở chiến trường Campuchia. Đây cũng chính là nơi Đại tá Nguyễn Song thể hiện bản lĩnh, tài thao lược của mình, nhất là khả năng dự báo chiến lược. Với sự hiểu biết, gắn bó mật thiết với cách mạng Campuchia, sau khi giải phóng Phnompenh và giải phóng Kokong. Đại tá Nguyễn Song tiếp tục được bạn tin tưởng, mời ở lại để giúp đỡ chính quyền cách mạng còn non trẻ ở đây. Giai đoạn này ông được phân công làm trưởng đoàn chuyên gia tỉnh Kokong. 93 tuổi đời, 75 năm tuổi Đảng. Cả cuộc đời của Đại tá Pra Sỏng – Nguyễn Song – Nguyễn Hữu Sở gắn liền với sự nghiệp đấu tranh cách mạng ngay từ giai đoạn tiền khởi nghĩa. Với ông, dù ở cương vị nào, ở mặt trận nào thì tất cả việc làm đều phục vụ cho lợi ích của quốc gia, của dân tộc. Bởi với ông – Tổ quốc chỉ có một.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác