THỞ BỤNG – MỘT CÁCH CHỮA BỆNH

Ngày đăng: 22/09/2021 03:54:52 Chiều/ ý kiến phản hồi (0)

Truyện xưa Hy Lạp . Có một ông thần chủ tế y khoa có 2 người con gái. Cô tên Hy -Gô- A chuyên nhắc nhở loài người giữ vệ sinh , phòng ngừa bệnh tật;  Cô tên Pa -Na -Xê chuyên chữa tất cả các loại bệnh .

Thật ra đây chỉ là ước mơ thôi. Bệnh tật thì có vô số nguyên nhân vi trùng, chất độc ; những biến động trong môi trường , bao nhiêu cảm xúc tình tội. Bệnh nào cũng gây ra rối loạn thần kinh, rối loan tiêu hóa , yếu hơi thở lưu thông huyết dịch

Mấy nghìn năm rồi Đông – Tây đã nghiên cứu nhiều loại cây cỏ, hóa học ; tạo ra mấy vạn chất liệu nhưng chưa ai tìm được Pa Na Xê nào cả. Có những thứ thuốc rất hay nhưng chỉ đăc biêt. là chưã môt loai bênh nào thôi và gay go hơn những hiêu thuốc có hiêu lưc ấy thường hay độc hại. Uống vào lành nhưng gây ra bênh chứng khác . Tôi sẽ làm nhiều người và các ngành y học ngạc nhiên và không tin. Nếu tôi bảo tôi đã tìm ra bài thuốc chữa bệnh (Nguyễn khắc Viện )

Năm Nguyễn Khắc Viện 30 tuổi bị bệnh lao phổi nặng, ông phải chịu mổ 7 lần cắt bỏ toàn bộ lá phổi bên phải và 1/3 lá phổi bên trái. Các BS Pháp bảo ông chỉ sống chừng hai năm nữa thôi Và rồi ông Ngũyên Khắc Viện đã tìm ra phương pháp thở để tự chữa bệnh cho mình. Ông đã sống thêm hơn 40 năm nữa .

Đó là Thở bụng. là kiểm soát vùng bụng dưới . Khi thở ra thót bụng cho bụng xẹp xuống. Khi hít vào thấy bụng từ từ phình lên

  1. Khoa hoc sinh lý cho biết lúc ta thở ta vân dụng 1 hệ thống cơ bắp gồm : các cơ ngực gắn vào các xương sườn, làm.cho lồng ngực (2 sườn ) nở ra và khép lại

2.Các cơ ở bụng và cơ đáy chậu.làm cho bụng thóp lại hoặc phình lên

  1. Nằm ngang giữa bụng và ngực có cơ hoành. Lúc cơ hoành xuống làm cho lồng ngực và bụng phình lên còn khi cơ hoành lên thì lồng ngực thu lại và bụng thóp lại. Cơ nầy như tấm chắn ngăn cách – khoang bụng ( gan, thận, cơ quan sinh duc ) và khoang ngực ( tim, phổi ).

Cơ hoành là bộ phận quan trọng nhứt nên goi là hệ cơ hoành. Vân dụng tốt hệ cơ hoành là.phối hợp vận động của 3 bộ cơ ấy cho hiệu sức tối đa giúp máu huyết lưu thông .xoa bóp nội tạng. Nhờ vậy hệ tiêu hóa tuần hoàn hoạt đông tốt , dưỡng chất thấm qua thành ruột vào máu và chuyển đến các cơ quan dễ dàng. Động tác cơ hoành lên xuống phối hợp cơ bụng của lối thở nầy là THỞ BỤNG

Thóp bụng thở ra – Phình bụng hít vào

Trong một  bài viết, BS Đỗ Hồng Ngoc viết ” phương pháp thở của thầy Nguyễn Khắc Viện là một sự tổng hợp của khí công, thiền , yoga dưỡng sinh của Đông phương từ ngàn xưa được nhìn bằng sinh lý học hô hấp hiện đại của  người thầy thuốc ”

Với tình hình dịch bênh hiện nay, thầy Mai Văn Như có hướng dẫn nhiều cách thở. Và kêu gọi chúng ta ” hãy tập thở , hãy, luyện thở ! Đừng chểnh mản đừng lười biếng ”

Gần đây trên.fb của anh Đặng công Tạo (CHS TPH-VL) cũng có bài viết ” Hơi thở thuốc quí thường bị lãng quên ”

Phổi của chúng ta từ từ lão hóa nên với tôi : hít thở bằng bụng là để phụ với lá phổi của mình .

Hít đầy , thở hết chạm tới huyệt ” đan điền ” là ruộng thuốc mà chúng ta sẳn có

. LƯƠNG NGUYỆT HỒNG

(Sưu tầm và biên soạn)

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác