ĐI THỦ ĐỨC HOÀI NIỆM VỀ DU LỊCH XƯA

Ngày đăng: 28/05/2020 09:50:08 Chiều/ ý kiến phản hồi (0)

Chỉ cách TP. HCM hơn chục cây số, Thủ Đức – một vùng nửa chợ nửa quê- có vườn cây ăn trái, có ruộng đồng, có rừng cao su. Một khung cảnh yên tỉnh khác xa với những ồn ào, náo nhiệt chốn thị thành.

Có còn hấp dẫn?

Thủ Đức ngày nay không còn hấp dẫn! đó là nhận xét của nhiều người ở thành phố và cả người địa phương. Tuy nhiên, nếu chịu khó tìm hiểu, du khách vẫn  được một chuyến đi vui vẻ ở một vùng đất trước kia có khá nhiều cảnh đẹp. Anh Lê Hồng giám đốc Quỹ đầu tư PV nhận xét, chợ Thủ Đức theo kiến trúc cổ, lâu đời. Nhiều người ở Sài Gòn đi làm ăn xa gặp anh thường hay hỏi chợ Thủ Đức bây giờ ra sao?

Anh thú nhận, mấy năm nay không về Thủ Đức cũng không biết thay đỗi như thế nào, nhưng cách đây vài năm anh còn thấy xe thổ mộ chạy trên đường Kha Vạn Cân và điều đó làm cho người lớn tuổi hoài cổ muốn đi để ngắm lại cảnh xưa. Thủ Đức có khá nhiều di tích kiến trúc, văn hóa được Bộ Văn hóa – Thể thao – Du lịch công nhận, anh Kiều Thiện  cán bộ nhà truyền thống Thủ Đức cho biết như thế.

Trước hết là đình thần Đình Trường Thọ được xây dựng cách đây hơn 200 năm. Trong đình có chiếc mõ  dài 2m, đường kính 0,4m hai đầu có chạm nổi hình đầu rồng sơn son thiếp vàng. Đây là chiếc mõ cổ nhất ở các đình tại TP HCM. Do có kiến trúc cổ nên đình thường được các hảng phim dùng làm cảnh trí cho các bộ phim lịch sử, phim tình cảm nông thôn Việt ngày xưa. Một điểm đẹp nửa là chùa Nam Thiên Nhất Trụ- tức chùa trên một cột năm trên đường Đặng Văn Bi, mô phỏng theo chùa một cột ở Hà Nội, do tính sao chép nên không được nhìn nhận là di tích lịch sử. Tuy nhiên, do lòng hoài niệm quê hương mà một số đồng bào miền Bắc sống ở Sài Gòn trước đây thường hay đến hoạc nhửng thanh niên sau này thích cái lạ đến đây chiêm ngưỡng. Nhà thờ Giáo Xứ Thủ Đức là nhà thờ cổ, kiến trúc khá đẹp nên các đôi nam nữ đến đây để lập bộ ảnh cưới cho mình.

Thủ Đức là điểm giữa Sài Gòn và Biên Hòa, do vậy mà ngày xưa chính quyền cũ quy hoach khu làng đại học. Do xây dựng sau nên các con đường được trồng cây xanh rất đẹp như  đường Dân Chủ là con đường có lá me bay, cuối đường Dân Chu có hàng loạt quán karoke. Gần đó có các con đường tên rất Tây như: đường Eisten, đường Tagore đều thuộc loại có cây dài bóng mát. Đường Bác Ái có caphê Windi, Moon càphe, càphê Hoàng Yến. Các quan caphê có kiễu trang trí đẹp đều nằm trong làng đại học, trên các con đường Thống Nhất, Lê Quý Đôn.

Mất nem còn nhiều thứ khác

Nửa thế kỷ trước, nem Thủ Đức ngon nổi tiếng được giới ăn chơi sài Gòn hâm mộ, nhưng ngày nay làng nem đã không còn, thậm chí những hiệu bán nem đã lấy nem nơi khác như: Lai Vung (Đồng Tháp), nem Quy Nhơn về bán. Chợ Thủ Đức có quán Mỹ Phương Viên II đều bán nem, chạo trình bày đều bắt mắt, nhưng giá cả dành cho doanh nhân nên không có nhiều khách tại địa phương. Một thương hiệu nem có trên 50 năm là Thiên Hương Viên tuy không nằm trong khu vực chợ, nhưng có khuôn viên rộng dành cho du khách có xe nhà đến thưởng thức. Giờ đây, thương hiệu này cũng chỉ là “vang bóng một thời”.

Đi theo đường Kha Vạn cân, qua khỏi ga Bình Triệu là khu vực làng nhậu. Tại đây có nhà hàng Rừng Xanh thuộc Forimex, một nơi chuyên nuôi cá sấu. Kế đó là một nhà hàng, quán nhậu thịt dê như: Hưng Ký 407, dê núi Hoa Cà, Dê Tài Ký, Dê Hương Sơn. Khu vực này cũng có câu lạc bộ giải trí “Cây Gòn Xanh” một địa điểm câu cá còn gọi là Hổ Rô Lóc. Một hổ lớn khác là hồ Cẩu Làng (phường Hiệp Bình Chánh) có rất nhiều “ngư ông” trẻ tuổi. Qua khỏi cầu Gò Dưa có vườn kiểng của năm Đông, khách đến vườn này vào những ngày cận tết có thể xem những cây mai được tạo dáng và trổ hoa rất đẹp. Nếu ưng ý, khách mua chưng trong những ngày xuân. Về món ngon, Thủ Đức không còn những món ngon nào nổi tiếng. Các món ăn ăn cũng không khác ở Sài Gòn. Anh Kiều Thiện cho bết, quán Sáu trên đường Nguyễn văn Bi được dân địa phương cho là ngon. Một tô bún giò heo giá 25.000đồng, do một người gốc Huế mở ra và hiện nay cũng có vài chi nhánh. Món bún thịt nướng ở hẻm Đại Đồng cũng được liệt vào hàng món ngon, được giới sinh viên chiếu cố. Có một đặc sản ở Thủ Đức “phủ sóng” khắp các quận, huyện trong TP HCM là bún tươi, loại bún mà các bà nội trợ, các tiệm mua về làm nguyên liệu cho bún bò Huế, bún thịt nướng…Các sạp chợ đều để bảng: bún Thủ Đức. Nhiều người công nhận là bún ngon, khô, sợi nhỏ nhưng lò sản xuất bún này ở chổ nào không ai biết.

Thủ Đức là cửa ngõ phía bắc của TP HCM với miền Đông Nam bộ. Từ Bình Dương, Đồng nai, Bà Rịa- Vũng Tàu đều phải qua Thủ Đức mới vào thành phố, tuyến xe buyt rất nhiều, lại có một chợ đầu mối Thủ Đức, chuyên bán trái cây, cung cấp cho cả vùng Nam bộ. Thủ Đức là vùng đất xưa, dân cư đông đúc, nên thương mại rất phát triển. Nơi đây có rất nhiều trường đại học nên việc kinh doanh văn phòng phẩm, sách báo có nhiều tiềm năng. Chính vì thế mà công ty cổ phần máy tính Nguyễn Hoàng đã sớm lên đây mở “bệnh viện” máy tính cho sinh viên, học sinh.

Nếu chịu khó tìm hiểu, du khách vẫn có một chuyến vui vẻ  ở một vùng đất trước kia có khá nhiều cảnh đẹp.

Lương Minh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác