SEN ĐÔN TA

Ngày đăng: 28/09/2019 10:58:43 Chiều/ ý kiến phản hồi (0)

Theo các ngày lễ của người kinh, vào tháng bảy âm lịch có Lễ Vu Lan Báo Hiếu để tưởng nhớ công đức của tổ tiên, ông bà cha mẹ, thì với dân tộc Campuchia và Đồng bào Khmer Nam bộ có lễ nghi tương tự là Sen Đôn Ta cũng là ngày lễ rước mời tổ tiên, ông bà, cha mẹ về nước, ghé nhà thăm. Đây là tâm ý tưởng nhớ, biết ơn công đức của tổ tiên, ông bà, cha mẹ những người đã khuất cũng như cầu an cho bản thân, gia đình và những người còn đang sống “nước” trần gian này.
Theo lời má tôi nói:” Tổ tiên, ông bà cha mẹ hay những người đã chết,họ không còn ở trọ “nước ” trần gian nữa mà đã về “nước” của họ. Do đó để tưởng nhớ và báo hiếu. Con cháu chúng ta phải mua sắm, lễ vật, bánh trái, hoa quả, nhang đèn và các thứ…Tổ chức nấu cơm, thức ăn..cúng vái mời rước họ về thăm nhà và phù hộ, ban phước cho gia đình. Theo lễ nghi truyền thống trước đây của dân tộc Campuchia và Đồng bào Khmer Nam bộ thì Sen Đôn Ta được tổ chức kéo dài mười sáu ngày với bốn nghi thức chính là:
1/ Lễ Đặt Cơm Vắt ( Bis Bai Ben )
2/ Lễ Cúng Ông Bà (Sen Đôn Ta )
3/Lễ Rước Ông Bà ( Phchum Ben )
4/Lễ Đưa Ông Bà Về Nước ( Chun Đôn Ta)
Dần dần do điều kiện sản xuất, mua bán, nuôi trồng, bảo đảm sức khỏe… nghi lễ được cải tiến,thu ngắn ngày và giảm bớt nghi thức. Thời gian chỉ tổ chức ba ngày vào tháng sáu âm lịch: ngày hai mươi chín tháng sáu âm lịch,ngày ba mươi tháng sáu âm lịch và ngày mùng một tháng bảy âm lịch. Còn nghi thức gọn lại là:
1/ Vào ngày hai mươi chín âm lịch, cúng rước ông bà (Sen Đôn Ta) bắt đầu từ mười hai giờ trưa cho đến chiều.Tùy theo điều kiện thời gian của từng gia đình mà tiến hành cúng rước giờ nào cũng được.Tối mời ông bà đi chùa.
Sáng ngày ba mươi trong gia đình họp mặt đông đủ, tổ chức mang lễ vật đến chùa. Mời các vị sư đến nhà độ thực,tụng kinh cầu siêu hồi hướng công quả cho những người trong gia đình đã mất. Đặc biệt không thể thiếu món cơm vắt hay còn gọi là cơm vắt nắm tay ( Bay Ben ) và cơm vắt có hình tháp như chiếc nón lá ( Buy Bat Bor ).
Theo má tôi thì trước đây,Đồng bào Khmer Nam bộ chuyên canh tác lúa mùa. Bắt đầu xuống giống từ đầu năm khi bắt đầu bước vào mùa mưa kéo dài đến mùa ĐônTa.Thời điểm này cũng là lúc làm xong mùa gieo cấy,không còn bận bịu công việc đồng áng. Họ thường dành thời gian này cho việc thăm hỏi ông bà, cha mẹ ở xa. Nhân thể tỏ tấm lòng hiếu thảo bằng những món quà thu hoạch hay trồng trọt, chăn nuôi, chế biến từ quê như: Bánh trái, hoa quả.
Cho nên vào tháng sáu âm lịch mỗi năm,Đồng bào Khmer Nam bộ tổ chức nghi lễ Sen Đôn Ta. Vào tháng này hai vợ chồng tôi luôn sắp xếp công việc,dắt nhau về quê thăm ông bà, cha mẹ vợ. Thường ở quê má tôi,người ta tổ chức lễ Sen Đôn Ta tại nhà và ở chùa.
Sáng ngày hai mươi chín âm lịch,ba má và các em tôi thức dậy sớm. Chuẩn bị các lễ vật cho việc vào lễ cúng rước, mời ông bà về nhà. Thường là những thức ăn từ việc nuôi trồng,sản xuất,đánh bắt trong gia đình và đi chợ mua thêm. Đây cũng do điều kiện kinh tế và lòng hiếu thảo tiếp đãi ông bà những món ngày xưa khi còn sống ưa thích. Má tôi bày mâm cơm với món canh, mặn, xào. Cơm vắt nắm tay (Bay Ben)và cơm vắt hình nón lá(Bay Bat Bor). khăn, áo làm bằng giấy. Tối lại thỉnh mời ông bà đi chùa. Sáng ngày ba mươi tháng sáu âm lịch. Cả nhà thức sớm, tắm gội, sau đó họp mặt đông đủ, đem lễ vật đến chùa. Cúng vái, nghe tụng kinh, sau đó mời sư đến nhà độ thực, tụng kinh cầu siêu hồi hướng công quả cho những người đã khuất trong gia đình. Bước sang sáng ngày mùng một tháng bảy âm lịch, tiến hành nghi lễ cúng đưa ông bà về nước (Chun Đôn Ta ). Má tôi đã chuẩn bị sẵn các lễ vật cho ông bà mang theo, tiêu xài, ăn uống dọc đường và dành ăn, mặc, tiêu xài lâu ngày khi về đến nước. Lễ vật gồm:
-một bao gạo ngon.
-một bình rượu ngon
-Bánh tét, bánh ít
-trầu cau
-thuốc lá
Sau đó mua cho ông bà một chiếc thuyền, thường người ta làm bằng bẹ chuối. Phía trước có một người hình nộm mặc y phục phụ nữ, đứng chèo mũi. Phía sau một hình nộm người mặc y phục nam, đứng chèo lái. Xung quanh bè cắm những cây cờ, phướng màu sắc rực rỡ. Bên trong dưới khoan thuyền chất những lễ vật mà gia đình,  con cháu biếu, tặng gồm: giấy tiền vàng bạc dùng để làm lộ phí và dành tiêu xài sau này, bánh, trái ăn dọc đường, nước để uống, cau trầu, thuốc lá, rượu, còn có cả quần áo được cắt bằng giấy.
Sau khi nghi lễ đã xong, người ta còn đến thăm hỏi chúc phước nhau. Bên cạnh đó các cấp lãnh đạo các phum, xóm, ấp, xã, họ cũng tổ chức đến nhà dân thăm hỏi, chúc phúc và sức khỏe, làm ăn, vụ mùa….Nghi lễ Sen Dôn Ta không những duy trì lễ hội cổ truyền mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc của người Campuchia và Đồng bào Khmer Nam bộ. Mà còn tạo ra mối quan hệ mật thiết đoàn kết,thương yêu giúp đỡ nhau giữa người và người. Giữa các cấp chính quyền với nhân dân, mang đậm tính nhân văn rất cao.

Tùy bút

Huỳnh Duy Lộc

H1

 

H2

 

H3

H1+H2+H3 : tải từ Internet

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác