PHONG TÂM KỂ LẠI CHUYẾN ĐI HÀ NỘI

Ngày đăng: 7/11/2017 08:09:00 Sáng/ ý kiến phản hồi (12)

Từ Hà Nội về Sài Gòn mất hai giờ bay, tính từ lúc yên vị trong khoang tàu ở sân Nội Bài, đến khi đáp xuống và ngừng hẳn tại sân Tân Sơn Nhất. Kiểm soát, xếp hành lý xong, chúng tôi rời sân bay, nhìn kim đồng hồ đã hơn 14,30 giờ, ngày 25 tháng 10 năm 2017. Sau một tuần ổn định việc nhà, tôi bắt đầu ngồi (gõ)… kể lại một chuyến đi. Sở trường không là  viết văn xuôi, vậy mà tôi tham lam, mọi thứ đều muốn ghi lại, tóm lấy hết, từ những sự kiện đáng nhớ, đến những điều ngoài dự tưởng mà thực tế nhận được. Thế là tôi thả tay theo trí nhớ tự do mọc cánh…

Có lẽ nhà báo Lương Minh cảm thấy sốt ruột, gọi nhắc tôi: “Bà con chờ đọc tin chuyến đi Hà Nội, sao về rồi lặng thinh vậy ông?”. Viết đây chứ, nhưng còn lôm côm dài dòng vì tôi định viết thành một “Ký sự” đây mà! “Viết tóm gọn một số sự kiện kèm hình ảnh nữa thôi”. Được rồi, tôi sẽ tổng lược lại, dù hứa là vậy cũng không phải dễ dàng gì. Khi đọc kỹ bài viết, phát hiện ra một số chi tiết, một vài vấn đề có liên quan… khá nhạy cảm mà trong lúc viết vô tư ghi chép thấy cần nên gợt bỏ.

Thời gian đi, chuyện mới tới, không kịp xếp đặt. Thôi thì cố gắng sơ lược đôi điều trong những ngày tham dự “Cuộc gặp mặt lần thứ nhất – Nhà văn với Sứ mệnh Đại Đoàn Kết Dân tộc”,do Hội Nhà Văn Việt Nam đề ra. Sở dĩ có cuộc gặp mặt mang tính lịch sử này, với khẩu hiệu trên, là do ý tưởng đầy tinh thần dân tộc của  Hội Nhà Văn, muốn xóa bỏ ranh giới hận thù, xây dựng lại tình thương yêu chung một nguồn cội để phát triển nền văn hóa đậm bản sắc dân tộc, hội nhập và phát triển theo kịp trào lưu của nền văn hóa tiên tiến trên thế giới.

Với tôi, đây là lần đầu tiên tôi được bắt tay thân mật nhiều nhà văn, nhà thơ hiện sống, làm việc ở nước ngoài như vài nhà văn tôi còn nhớ tên:  Võ Công Liêm (Canada),  Nguyễn Lam Thủy (Hungary), Huỳnh Lê (Mỹ), các nhà văn ở Đức, Pháp, Thụy sĩ, Thụy Điển, Liên Bang Nga, Malaysia…v.v… trong 12 nước về dự. Rất tiếc, tôi không gặp được các nhà văn mà thời trẻ của tôi từng mến mộ, như nhà văn Du Tử Lê, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ (ở VN)… vì cao tuổi và sức yếu nên vắng mặt.

Về phía trong nước, tôi gặp lại và mới gặp, biết lâu và mới biết các nhà văn tên tuổi, như các vị lãnh đạo Hội Nhà Văn Việt Nam. Nhà thơ Hữu Thỉnh, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Trần Đăng Khoa, nhà văn Nguyễn Bình Phương… tôi cũng gặp nhà thơ nữ Nguyễn Phan Quế Mai, nhà văn Bích Ngân, Chu Lai, Bảo Ninh, Trung Trung Đỉnh, nhà thơ Giang Nam, Trần Vạn Giã…

Cánh phía Nam (TP.HCM) nhà văn Trần Văn Tuấn (chủ tịch Hội NV-TP.HCM), Nhà thơ Thanh Thảo (báo Thanh Niên), các nhà văn Mường Mán, Đoàn Thạch Biền (TPHCM). Cao Thoại Châu, Trần Ngọc Hưởng( Long An) và tôi -Phong Tâm (Bến Tre). Tôi tham dự với tư cách là một khách mời, ngoài tôi còn có đứa con đi theo được phép ngồi chung bàn họp. Từ những gì ghi nhận được, ngoài sự kiện trong phòng hội thảo, cho thấy Hội Nhà Văn VN tổ chức cuộc gặp mặt lần thứ nhất nầy rất chu đáo, lịch thiệp từ đầu tới cuối thật không ngờ. Điển hình là nhà thơ Hữu Thỉnh chủ tịch Hội Nhà Văn, hiện diện suốt thời gian họp mặt, thăm hỏi chăm sóc từng người, không phân biệt, cứ như tất cả là người thân. Sau buổi khai mạc và đàm luận, dự bữa cơm đầy tình cảm, chúng tôi được đưa sang khu Bảo tàng. Nơi đó có sẵn cà phê, bánh ngọt. Bảo Tàng Văn Học Việt Nam nằm trong khuôn viên khu biệt thự Hồ Tây, số 43, đường Đặng Thái Mai, quận Tây Hồ. Khu vực nầy rộng lớn khôn kể, thật yên tĩnh dưới tàn cổ thụ rợp bóng mát trong những ngày thu Hà Nội đẹp nhứt trong năm (người thủ đô nói). Chúng tôi lần lượt tham quan qua mấy tầng lầu, rất rộng, được trưng bày từng phòng, từng ngăn đủ mọi thứ, từ tranh, tượng, sách, truyện, bản thảo, tới đồ dùng cá nhân, các mộc bản, giấy dó, từ thời Vua Trần Nhân Tông…được giữ gìn cẩn thận. Tôi ngắm mãi các tượng điêu khắc như thật, nào Hồ Xuân Hương, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Du, Nguyễn Trãi, Thị Lộ, Trần Tế Xương, Nguyễn Bỉnh Khiêm Tản Đà đến Hàn Mạc Tử, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, các nhà văn trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn… và các nhà văn hóa hiện đại trong thế kỷ 20 dường như không thiếu một  ai, một tư liệu nào.

Tiếp theo phòng trưng bày là chân dung các nhà văn đương đại tới cuối thế kỷ 20, như các nhà văn: Sơn Nam, Trang Thế Hy… (nhớ tới đâu kể tới đó vẫn không hết). Thật bất ngờ khi tôi nhìn lên tường…bất chợt thấy ảnh mình đóng khung treo trên đó, kích thước khoảng 35 x45 cm cùng một dải với các nhà văn, nhà thơ khác như Mường Mán, Đoàn Thạch Biền, Nguyễn Phan Quế Mai, Trần Ngọc Hưởng, Cao Thoại Châu và một số nhà văn khác đang có măt, áng chừng hơn mười mười vị nữa. Bên phải là số hình ảnh cập nhật buổi họp ngày 20/10 trong buổi họp mặt đầu tiên. Rất vui khi gặp ảnh con gái mình (Nguyễn Thị Ngọc Phương) cũng có mặt trong nhóm hình ảnh cập nhật nầy

(còn tiếp)                                                                                                                       05.10.2017

Phong Tâm

h1

h2

h3

h4

 

 

 

Có 12 bình luận về PHONG TÂM KỂ LẠI CHUYẾN ĐI HÀ NỘI

  1. Bạch Lộ NK79 nói:

     Chỉ mới xem phần đầu về Chuyến đi Hà Nội của Đại huynh Phong Tâm về dự họp mặt của Hội Nhà Văn Việt Nam em cảm thấy cuộc họp này rất hoành tráng, ý nghĩa và thân thiện … ảnh đẹp!

    Em đang chờ đọc tiếp phần sau huynh nhé!

    • Phong Tâm nói:

      Hình ảnh ghi được sau buổi họp mặt, tham quan Bảo Tàng VHVN, viếng Đền Hùng (Thanh Hóa), Vịnh hạ Long (Quảng Ninh), Đền Ngọc Sơn (Hồ Tây), chụp rất nhiều cảnh mà không rành gởi ảnh và chú thích, viết tiếp thì chưa xếp ý tinh gọn, Bạch Lộ ráng chờ anh đếm mặt chữ so hàng với chút thời gian nghen. Cám ơn em đã xem bài.

  2. Hoành Châu nói:

    Được đến Viên Bảo Tàng Văn học  cả nước là  một sự vinh hạnh vô cùng ,,, dù là cuộc họp mặt lần nhất  với tư cách là khách mời . Chúc mừng Huynh Phong Tâm được lưu ảnh chân dung  nơi đất Văn Học .
    Em Hoành Châu (Gia đình C  )

    • Phong Tâm nói:

      Cám ơn em Hoành Châu, anh sẽ nhờ Lương Minh ( sau khi đi Hà Nội về) và Phi Rom giúp tải một số hình ảnh đẹp của đất Bắc để ACE cùng xem.

  3. My Nguyen nói:

    Huynh Phong Tâm kính mến! Chỉ mới xem phần đầu bài viết, đã thấy được đây là một Hội nghị thật hòanh tráng, vô cùng ý nghĩa, đậm đà bản sắc dân tộc. Em thiết nghĩ, huynh viết thành một ký sự thì thật là tuyệt vời huynh ạ!

    Chúc mừng huynh đã là Đại biểu khách mời chính thức, được vinh danh trong lần họp mặt này. Sau chuyến đi này, hẳn huynh sẽ có nhiều niềm vui, sức khỏe và tăng thêm tuổi thọ… Đó là điều mong ước của em. Giờ thì em chờ đọc phần tiếp theo huynh nhé!

    • Phong Tâm nói:

      Thật ra, anh cũng chỉ là một trong những người may mắn được mời dự trong dịp nầy, của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (LA. 2, BT.1), cứ tưởng chừng như cô đơn, nhưng do không khí “văn nghệ” nên hòa nhập liền khi đến nơi.

      Huynh cố gắng thu xếp cho xong việc riêng, rồi tóm lược tiếp gởi về trang nhà để ACE đọc cho vui, viết thành “ký sự” là mong muốn tiếp sau nữa. Chúc My Nguyễn vui.

  4. Phan Lương nói:

    Còn niềm vinh dự nào lớn hơn , niềm hạnh phúc nào bằng kh mà Đại huynh Phong Tâm được vinh dự là Đại biểu khách mời của cuộc Gặp mặt lần thứ nhất ” Nhà văn với sứ mệnh Đại Đoàn Kết Dân Tộc ” được tổ chức thật hoành tráng tại  Hà Nội với sự góp mặt của các nhà văn nhà thơ tên tuổi trong nước và các nhà văn nhà thơ  VN ở nước ngoài trong 12 nước về tham dự

    Và thật là bất ngờ và cảm động lắm khi anh bắt gặp tấm ảnh của chính anh  được treo ngang tầm với các nhà thơ văn nổ itiếng… em nghe thấy cũng lấy làm tự hào khi mình được quen biết và luôn được anh xem là em út trong mái nhà chung tongphuochiep vinhlong.com này

    Một lần nửa em chúc mừng anh trong niềm vui lớn này và chúc  anh luôn nhiều sức khỏe

    Em chờ đọc tiếp đấy nhe anh

     

    • Phong Tâm nói:

      Cám ơn Phan Lương vui mừng cùng anh. Đây là chút duyên may trong đời mình có được thôi, cũng là bước gian khó giữ mình tử tế suốt thời gian còn lại, để các em “còn trẻ” coi anh như một anh cả khi nghĩ về anh. Xong việc nhà, anh cố gắng viết tiếp để chia sẻ cùng các bạn. Chúc Phan Lương mãi tươi vui.

  5. Nguyễn Thị Bé ( Xuân Hiệp ) nói:

    M Đọc bài viết của anh em cảm thấy huynh Phong Tâm là niềm tự hào của tụi em nói  theo văn ngôn miền Nam cuộc họp long trọng và gần gủi gắn bó yêu thương chờ xem tiếp phần sau.

    • Phong Tâm nói:

      Được Nguyễn Thị Bé (Xuân Hiệp) đọc bài là anh vui rồi, như đã nói với Phan Lương, đây chỉ là chút duyên may thôi. Rất cám ơn Bé nghĩ tốt về PT.

  6. Một Lúa nói:

    Chào đại huynh Phong Tâm,

    Ngưỡng mộ  và luôn ngưỡng mộ anh.

    Mến chúc anh đóng góp vào Sứ mệnh cao cả bằng thiện lương sẵn có của người trai vùng sông nước Cái Mơn.

  7. Phong Tâm nói:

    Chào đệ nhứt Lúa “cao sản” thân tình

    Xin bắt tay…cám ơn…cám ơn…lời khen ngợi bốc cháy cây rơm, cả cánh đồng rơm.

    Thích nhứt phần sau câu… “người (trai) vùng sông nước Cái Mơn”.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác