Cô giáo lớp 4
Tommy, đứa cháu nội đích tôn sắp sửa lên mười. Cháu đã đi học được 7 năm, lần lượt với 7 cô giáo. Cô giáo đầu tiên, dạy cháu năm 3 tuổi rất tận tụy. Mất khoảng 4 hay 5 tháng cô dạy Tommy đánh vần và viết được tên. Cô gọi tôi vô lớp để nhìn Tommy viết tên. Hơn 3 tuổi viết được tên, tôi cũng cảm thấy vui, nhưng không ngạc nhiên lắm. Đứa cháu Nichell, con của thằng em, chỉ 24 tháng cháu đã đọc được 26 chữ cái. Nichell vừa lấy được bằng Master, khá sớm so với những cháu cùng tuổi. Nichell sinh tháng 11 năm 1994.
Cô giáo dạy Tommy năm 4 tuổi, chắc cô rất yêu âm nhạc. Cô dạy Tommy khá nhiều bài ca. Cólẽ nhờ cô, bây giờ ngày nào cũng nghe Tommy ca, và tự lên internet tìm bài ca mới.
Năm mẫu giáo Tommy bị nhốt trong "tù." Tan học Tommy rơm rớm nước mắt nói, bị cô giáo nhốt. Tommy kể lại, bạn Mỹ của Tommy dạy Tommy nói một chữ mới. Tommy không biết nghĩa nhưng cũng nói theo và đứa bạn khác mét cô giáo. Cô giáo nhốt Tommy vô tù vì tội nói tục. Ở ngay văn phòng trường có 2 phòng làm nhà tù để nhốt học sinh vô kỹ luật.
Năm lớp 1, cô giáo Tommy gọi tôi vô gặp cô. Cô cho biết trong lớp có hai học sinh Việt Nam, đứa kia Anh văn rất giỏi, còn trình độ của Tommy chưa bằng học sinh mẩu giáo. Tôi nói cho cô biết, đứa bé Việt Nam nói tiếng Anh giỏi trong lớp vì mẹ của bé là giáo sư dạy toán lớp 12 ở trường trung học. Ở nhà mẹ bé nói chuyện với bé bằng tiếng Anh, nên bé rất giỏi tiếng Anh, nhưng bé không biết tiếng Việt. Nếu ở nhà, tôi nói tiếng Anh với Tommy còn hại Tommy hơn, vì tôi nói tiếng Anh không đúng giọng. Cô giáo hiểu, cô hứa sẽ tận tâm dạy Tommy. Khoảng 4 hay 5 tháng sau, tháng nào Tommy cũng được lảnh thưởng. Năm lớp 2, mỗi thứ hai cô giáo phát cho mỗi học sinh một tờ giấy với 20 chữ mới. Về nhà học viết, thứ sáu cô đọc cho viết lại. Mỗi ngày tôi dạy Tommy viết 5 chữ, đến thứ sáu Tommy thường viết đúng 20 chữ, thỉnh thoảng mới sai một chữ. Tôi hỏi Tommy trong lớp có ai viết sai nhiều không. Tommy nói, bạn Mỹ của Tommy viết sai 15 chữ.
Có một ngày thứ hai, sau khi Tommy đi học về, tôi kiểm lại tập vở của Tommy, không thấy tấm giấy 20 chữ mới. Hỏi Tommy, Tommy nhớ lại, cô phát lúc Tommy đi nhà vệ sinh, khi trở lại cô quên đưa Tommy. Tôi dặn Tommy ngày mai nhớ hỏi xin cô. Ngày hôm sau Tommy quên xin.
Ngày thứ tư khi đi rước Tommy, hỏi Tommy có xin cô tờ giấy không. Tommy vẫn quên. Tôi bảo Tommy đi đến gặp cô đang đứng ngoài sân trường để xin tờ giấy. Tommy đến xin. Cô sừng sộ, với giọng the thé, cô nói, ở đây không có, sao hồi nãy trong lớp không nói. Tommy đứng rơm rớm, tôi bước đến ôm Tommy, dẫn Tommy đi. Đi được một đoạn, mẹ của một bạn của Tommy chạy theo, nói với tôi, theo cô ấy về nhà sẽ photo cho một bản.
Năm lớp 3, cô giáo rất quan tâm đến Tommy, suốt năm lớp 2 không có phần thưởng nào. Lớp 3, Tommy có nhiều phần thưởng hơn năm lớp 1.
Sang lớp 4, cô Tommy nói với tôi, Tommy nhỏ quá, cô sắp Tommy ngồi gần cô, để cô dễ chăm sóc. Không giống như những cô giáo khác, cô ngồi bàn chỉ cao hơn bàn học trò một tí và ngồi thật gần với học trò. Ngày nào cũng thấy chữ viết của cô trong tập vở của Tommy, cô uốn nắn cho Tommy từng chữ một. Do đó Tommy cũng có khá nhiều phần thưởng.
Trước ngày bải trường, cô mở tiệc ở nhà, đải tất cả học trò của cô. Tôi mua cho Tommy cành phong lan, mang đến cám ơn cô. Tuần lễ cuối tôi đã mua quà cám ơn cô rồi. Lễ Giáng Sinh tôi mua quà cho cô, và cho cả những cô dạy Tommy những năm trước.
Buổi tiệc cô đải học trò từ 5 giờ chiều đến 8 giờ tối. 7.50 giờ tôi đến rước Tommy, cô ra mở cửa và nói, Tommy đến trước nhất, cũng về sớm nhất. Tôi cám ơn cô đã đăc biệt chăm sóc Tommy suốt năm qua. Tôi nói với cô, 55 năm trước tôi cũng học xong lớp 4 như Tommy hôm nay. Cuối năm thầy chụp và rửa cho tôi tấm hình. Tôi mãi mãi nhớ ơn thầy. Tôi nghĩ Tommy cũng vậy, cả cuộc đời Tommy sẽ không bao giờ quên ơn cô.
Ngày hôm sau bải trường, cô gởi Tommy mang về một lá thơ. Xin tạm dịch "thoát" như sau
Cha mẹ Tommy thân mến.
Tôi gởi trả Tommy lại cho hai bạn, đứa trẻ mà bạn giao phó cho tôi chăm sóc vào mùa tựu trường năm ngoái. Năm nay Tommy cân nặng hơn năm trước, cao hơn một chút, khỏe mạnh hơn, có trách nhiệm hơn và trưởng thành hơn.
Tommy đã đạt được sự tăng trưởng quá nhanh. Tôi đã có được niềm vui và đặc ân để xem nhân cách của Tommy từng ngày, từng ngày, và ngạc nhiên trước sự phát triển kỳ diệu của Tommy. Tôi gởi Tommy trở lại một cách miễn cưỡng, vì đã trải qua chín tháng với nhau trong phòng học. Chúng tôi đã sống, cười, chơi, học tập, học hỏi, và làm phong phú cuộc sống của chúng tôi suốt thời gian qua.Tommy luôn là đứa học trò siêng năng và lắng nghe cô giáo. Chúng tôi đã trở thành một phần của nhau. Tôi ước nó có thể tiếp tục vô hạn, nhưng tôi phải trả Tommy lại cho hai bạn. Để Tommy được nghỉ ngơi vào mùa hè và sẽ lên lớp 5 vào niên học tới.
Tôi luôn giữ mãi trong tâm trí hình ảnh đứa học trò cưng của tôi.
Tôi sẽ luôn theo dõi từng bước đi của Tommy, cho đến khi cháu nó trưởng thành và thành đạt.
Tôi sẽ chung vui với những niềm vui của Tommy. Với những nỗi buồn của Tommy, tôi xin chân thành chia sẻ.
Tôi sẽ luôn luôn là bạn của Tommy.
Mãi mãi thương nhớ.
Mrs Graham.
Hoàng Hưng
H
Phải công nhận một điều ,,, nếu phụ huynh luôn quan tâm , lo lắng nhiều đến việc học của con cái ở trường , sớm muộn gì kết quả học tập của các bé cũng sẽ tốt hơn thôi .! (Ở đây xin giới hạn lại một số những việc làm như mua chuộc , đổi trao bất chính ! ). CHÚC MỪNG BÉ ! Rồi đây Tommy chắc chắn sẽ tự hào ghi nhận công lao giáo dưỡng của thầy cô cùng ông bà , cha mẹ , người thân của mình ! Tommy , tự mình , rồi sẽ vượt lên hơn thế nữa trên cái nền tảng vững chãi như thế này ! . Cảm ơn bài viết của anh Hoàng Hưng nhé .
Hoành Châu ( Gia đình C )
Cám ơn Các Các. Để ý đến việc học của Tommy mỗi ngày, đôi khi mình học ngược lại từ Tommy. Ngày xưa mình học Kha luân Bố là người tìm ra Mỹ châu đầu tiên. Tommy học, Kha luân Bố không phải là người tìm ra Mỹ châu đầu tiên.
Đọc chỗ có phòng nhốt học sinh vi phạm, nhìn lại nhà trường VN tôi có suy nghĩ nhiều. Bây giờ hình như GV không dám phạt hs , hở ra bị chụp hình, bị phụ huynh kéo vào chửi có khi đánh, bị ngành kỷ luật..thôi thì cứ cố gắng làm tròn nhiệm vụ cho xong.
Cám ơn Nguyễn Gương. Như vậy nền giáo dục sẽ ra sao?
Cô giáo lớp 4 của cháu Tommy thật là tuyệt. Cháu may mắn được học với cô.
Một cấp lớp cũng có nhiều lớp như ở Việt Nam hả Hoàng Hưng?
Và học sinh được xếp vào lớp nào là theo tiêu chuẩn học lực hay theo cách thức nào?
( thí dụ ở VN: giỏi thì xếp vào lớp 4/1, kế là 4/2,… yếu kém thì 4/6, 4/7… )
( có ” chạy lớp” bên đó không Hoàng Hưng?)
Cám ơn chi 11. Hình như là có sắp lớp theo sức học của mỗi học sinh, nhưng âm thầm. Trong lớp Tommy có 30 học sinh. Năm tới Tommy chưa chắc học chung với 29 bạn năm rồi, trộn qua lớp khác.
Nhà nước chi nhiều tiền cho giáo dục lắm, hình như mỗi năm nhà nước tốn cho Tommy khoảng 20 ngàn đô. Trường Tommy được hạng A 5 năm liên tục. Những học sinh kém, hiệu trưởng sẽ cho những cô giáo khác dạy thêm, không để cho trò nào phía sau.
Hoc khu ở đây có nhiều tiền lắm. Tommy và Gia Bảo vừa học xong lớp hè miễn phí. Sáng ăn sáng miễn phí, cho cả gia đình đến ăn chung. Đến 11 giờ 30 ăn trưa xong mới về. Tất cả đều miễn phí. Tommy nói bửa trưa cho ăn ngon lắm. Khi về, hôm thì cô cho một bịt bánh mì, hôm thì hộp bánh ngọt.
“Chạy lớp” là sao chị?
Cấp 1 ở đây nhiều hơn bên Việt Nam một lớp. Lớp 6 cũng kể là tiểu học. 7 và 8 là middle school. 9, 10, 11, 12 là high school.
Năm học đệ lục, nghỉ giờ giửa ra ra cầu tàu chơi, gặp ông hải quân Mỹ hỏi, học ở đâu. Hưng trả lời Tống phước Hiệp high school. Ông Mỹ, what! what! Đến chừng qua Mỹ mới biết, lớp 9 trở lên mới gọi là high school.
Ở đây, học sinh học theo tuyến, tức học ở chỗ hộ khẩu mình. Học trường điểm, trường nổi tiếng chỗ khác thì phải giỏi, không giỏi mà muốn vào thì cha mẹ phải “chạy” ( đưa tiền để vào học). Là chạy trường .
Học lớp 4/7, 4/8 hỏng chịu, đưa tiền hoặc lợi dụng quen biết gởi vào 4/1 ( cô giỏi, học sinh giỏi) là chạy lớp , vân vân…
Hồi Tommy học lớp 2. Kiều là giáo sư dạy toán lớp 12 đó, nói với Hưng, Bác cùng với con xin cho Tommy và Phi Phi qua lớp cô Fisher. Hưng nói với Kiều, mỗi lớp có 30 hoc sinh, mình chuyển như vậy, thành ra một lớp 32, một lớp 28, chắc chắn ông hiệu trưởng không đồng ý.
May mắn lớp 2 Gia Bảo hoc với cô Fisher. Cô dạy hay thật. Từ mẫu giáo cho đến nửa năm lớp 2 Gia Bảo đều bị phê chữ L, nghĩa là LOW. Nữa năm sau Gia Bảo qua được chữ L. Kết quả tam cá nguyệt cuối, điểm của Gia Bảo còn cao hơn của Tommy. Cô Fisher dạy như thế nào, Gia Bảo chưa hề học cửu chương, mà làm được toán nhơn đến cửu chương 9.
Bên Mỹ không có sắp theo 4/1 hay 4/2 mà gọi là lớp 4 của cô Graham, lớp 4 của cô. .
Hồi chị Hạnh làm cô giáo có khi nào ưu ái một học trò nào quá nhiều không? Cô Graham quá “ưu ái” cho Tommy. Tommy bỏ quên bài tập ở nhà, cô phải phạt thẻ vàng. Rồi cô tìm gì đó cho Tommy làm để được điểm xuất sắc, gở được thẻ vàng, cho lại thẻ xanh. Tommy vẽ một bức hình, dán một bức cô chọn cả hai, gởi đi triển lảm. Cô gởi thơ về thông báo địa điểm triển lảm. Vô xem thấy lớp 4 của cô Graham chỉ có Tommy được triển lảm 2 bức.
o my chay lop la hoc sinh chay, tu lop 7 tro len , hoc mon nao la chay den phong day mon do
Chạy lớp ở VN ( như ý của chị Nguyễn thị Hạnh ) rất khác xa với chạy lớp ở Mỹ !
Hoành Châu (Gia đình C )
Đúng rùi Các Các ơi.
Đọc truyện xứ người, ngẫm lại việc ở ta và qua bản thân tôi.
Các bé mẫu giáo, HS tiểu học có thể các bé chưa diễn tả được nhưng các bé biết được, cảm nhận được thầy cô nào thật sự thương yêu mình, thầy cô nào quan tâm và nhiệt tình giảng dạy. Việc nầy thể hiện qua kết quả học tập của các bé. Như tôi lúc nhỏ: Thầy cô nào tôi thích, kết quả học tập năm đó hay môn học đó sẽ tốt, hay tệ lắm cũng khá, bằng không tôi chỉ học chiếu lệ, cốt yếu cho trên trung bình.
Không lấy gì ngạc nhiên khi HS cấp 1 rất tôn trọng (có thể nói là sợ) thầy cô, thậm chí tuân lời dạy của thầy cô hơn lời của cha mẹ, và tình cảm của các bé dành cho thầy cô cũng thể hiện nhiều hơn. Nói đến đây tôi chợt nhớ lại và thấy thương thầy cô dạy tiểu học cho tôi khi xưa quá, nhất là thầy cô dạy lớp năm, lớp tư. Một số bạn bè tôi là những đứa bé đi học ăn mặc lôi thôi, chân đất đến trường, đi học chỉ có quyển vở và cây bút chì (mấy tháng sau mới chuyển qua bút mực), thế mà sang năm lớp tư đã có thể đọc và viết được. Không biết thầy cô tôi đã làm thế nào mà chúng tôi được như vậy?
Cám ơn Hoàng Long. Cám ơn Hoàng Long tâm sự chuyện ngày xưa. Ngày xưa mình cũng vậy.
Em có anh bạn về nước anh kể rất nhiều về xứ sở Cờ Hoa , nhưng có một điều anh tâm đắc nhất là ngành giáo dục. Anh nói giáo dục ở Mỹ rất tốt , hôm nay được anh Hưng kễ về việc học của cháu Tommy em cảm nhận được điều anh bạn nói lả đúng. Cháu Tommy rất thông minh chắc thừa hưởng từ ông Nội. Anh nói đúng làm gì cũng phải cho các cháu nói rành tiếng Việt . Nghe anh nói cái thời học tiểu học , em cũng nghĩ như anh không biết thầy cô làm cách nào mà chúng ta biết chữ , quí thầy cô giỏi thật .
Cám ơn Lài nhiều. Anh vẫn còn nhớ nhiêu chuyên hồi năm lớp 4. Đôi khi anh so sánh. Anh nhận thấy Tommy khôn hơn anh hồi anh bằng tuổi Tommy.