THÁNG GIÊNG VÀ NGƯỜI NÔNG DÂN MIỀN TÂY.

Ngày đăng: 15/02/2017 10:26:04 Sáng/ ý kiến phản hồi (6)

 

Sau mấy bữa tết, theo lịch nông vụ tức là tháng giêng. Tháng giêng thường là tháng nông nhàn, tháng của ăn chơi và lễ hội…nhưng từ lâu lắm rồi người nông dân miền tây cũng không còn nhiều dịp đi du xuân sau tết vì điều kiện sống đang trở nên ngày một khắc nghiệt. Chỉ sau ba ngày tết, người nông dân Miền Tây lại trở về với công việc cố hữu của phận người nông dân: Người có vài công ruộng thì ra đồng với lúa..người có mấy công màu thì ra rẫy với cây , người có vài con bò thì lặng im đi tìm cỏ, người có vài chục con heo thì  tối ngày hì hục bên cái máng lợn…Vẫn biết đó những công việc nhàm chán và cũng chẳng mang lại mấy lợi lộc giữa thời công nghệ số, nhưng nếu không tiếp tục thì họ biết làm gì bây giờ? Nhiều năm nay những sản vật của người nông dân,  nguồn thu nhập chính từ lúa, heo,bò,gà… đến cây trái,hoa,lá… đều mang thân phận đầy may tủi của thị trường. Tâm thế của người nông dân đối với thị trường mang đầy sự  cam chịu, nó được định đoạt bỡi những đối tượng khác, đó là những con buôn “cá mập”, nên cái điệp khúc “ được mùa mất giá” cứ tái diễn như con nước lớn nước ròng vậy,  trăm điều thua thiệt đương nhiên nông dân phải ôm sô lãnh đủ . Vào dịp tết cổ truyền đó là thời điểm tốt nhất để nhiều nông dân có cơ hội kiếm tăng thu nhập vì nhiều loại hàng hóa :Cây, con… tự trồng, tự nuôi sẽ có bán được giá cao. Nhưng tết năm nay có nhiều cơ may lại hóa thành vận rủi, heo mất giá gần phân nửa, cứ một tạ heo người nuôi ôm chắc phần lỗ cả gần triệu bạc, bò cũng chung số phận mất giá hơn một phần ba…ấy thế mà khi vác tiền đi chợ mua thịt về ăn tết, người nông dân vẫn phải trả cả trăm ngàn bạc cho một ký thịt heo, cao gấp vài lần giá gốc và cái khoảng chênh lệch khá khủng ấy đương nhiên người  nuôi heo chả bao giờ được hưởng cơn mưa móc. Mấy năm nay người trồng hoa, kiểng cũng lắm  tâm tư trong mùa bán tết. Lụi hụi mấy tháng trời mới có được chậu hoa, rồi những ngày cận tết còn phải gửi nhà, gửi trẻ cho các bên nội ngoại, tất tả mang hoa xuôi ngược theo dòng đường, dòng trôi túa đi các chợ …Năm nay  chợ hoa ế ẩm bất ngờ, Nhiều nơi tới tận giao thừa hoa vẫn còn thừa mứa… đã vậy tâm lý người mua lại thích dồn cục vào ngày cuối nên áp lực của người bán hoa rất nặng nề. Và đã có rất nhiều  nông dân trồng hoa và mua hoa bán tết còn phải ôm cả cục nợ xấu để ra giêng lại cày cuốc trả nợ.

trau oi ta bao trau nay

Mấy năm nay tình trạng biến đổi khí hậu rồi thì là thời tiết cựa đoan…tác động sâu sắc đời sống con người, và đối tượng phải gánh phần thua thiệt nhất từ môi trường, thời tiết không ai khác vẫn chính là nông dân. Đối với người nông dân, dù là miền Tây, miền Trung hay miền Bắc…ở họ đều có chung một đặc điểm: Đó là những người lao động không có ngày thứ bảy và chủ nhật, cũng chẳng có lương hưu ( bảo hiểm) khi về già…thứ bảo hiểm duy nhất mà họ có được chính là tình thương yêu của người thân trong gia đình, hay còn gọi là những thế hệ nông dân của ngày mai.

Với người nông dân bây giờ, họ rất ngán ngại khi nhận được những lời khen về thành đạt như là nông dân sản xuất giỏi, triệu phú, tỷ phú từ cánh đồng chua mặn…vì để sống được và sống tốt bằng nghề nông là cả một câu chuyện dài đầy chuân chuyên và chát đắng. Cái sự thành công tạm thời của ngày hôm nay mấy ai dám chắc họ vẫn tiếp tục chiến thắng ở ngày mai. Cái mà người nông dân mong muôn trong cộng đồng bây giờ là hãy kể lại câu chuyện của họ một cách chân thật, nói giùm họ những nổi niềm, những trải nghiệm mà họ đang phải sống chung…biết đâu từ  sự chân thành như thế, ta có thêm những hành vi chia sẻ: Người Việt mua hàng cho nông dân Việt.

Phan Tấn Hà

 

 

 

 

Có 6 bình luận về THÁNG GIÊNG VÀ NGƯỜI NÔNG DÂN MIỀN TÂY.

  1. Đọc bài viết của Phan Tấn Hà mới thấy rõ nỗi khổ của nông dân miền Nam nhưng cũng có thể là của nông dân cả ba miền. Được mùa cũng không phải là vui vì nông sản thu hoạch quá nhiều, thị trường bị ứ đọng, giá nông phẩm sẽ bị hạ thấp. Thất mùa, số thu hoạch không đủ để trang trải những phí tổn đã phải bỏ ra. Thử hỏi, khi nào thì nhà nông được vui và thu được nhiều lợi tức để vốn cũng như công sức bỏ ra được đền bù. Nước ta là nước sống bằng nông nghiệp và nghề nông từ ngàn xưa đã có vị trí cao trong xã hội, chỉ thua có sĩ, nếu tình trạng như vầy cứ tiếp diễn, không hiểu nghề nông sẽ đi về đâu……!

    • Vâng đúng như vậy…thực ra nông dân còn khổ hơn nhiều đấy chị Hồng Khanh ơi. Và ngày mai của người nông dân vẫn còn nhiêu kê lắm.  Thôi thì ta chia sẻ với họ được gì cũng là tốt lắm rồi.

  2. Trầm Hương Ptt nói:

    Anh Phan Tấn Hà..Đọc bài viết của anh , chợt nhớ đến bài ca dao tự ngàn xưa nói về nổi lo của nhà nông ” Người ta đi cấy lấy công ..Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề….”  Ngày xưa đã vậy, bây giờ đọc bài nầy thấy còn thê thảm hơn…” Người Việt mua hàng cho nông dân Việt ” Ai mà chẳng muốn vậy…. Ở Canada, hàng nhập cảng từ V.N qua eò uột lắm, có lẻ vì hàng hoá V.N không qua được khâu kiểm tra an toàn của hải quan, tôi không thấy gạo V.N , chỉ có gạo Thái lan…Ấn Độ…Nông nghiệp V.N so với các nước khác hãy còn thua kém…cần được chính quyền quan tâm giúp đở nhiều hơn.

    • Đúng vậy chị Trầm Hương, điểm xuất phát của nông nghiệp, nông dân Việt Nam đang mức rất thấp…tình trạng sản suất manh mún, nhỏ lẻ, chất lượng kém đang rất phổ biến. Cám ơn chị đã đọc và chia sẻ.

  3. Nguyễn Thị Hạnh nói:

    Thương nông dân miền Tây lắm

    Đọc ký của Phan Tấn Hà càng xót thêm

    Biết làm sao bây giờ?

Trả lời Lê Thân Hồng Khanh Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác