Út Công nói về “đạo văn”

Ngày đăng: 21/08/2016 06:48:39 Chiều/ ý kiến phản hồi (15)

0 ba huyn thanh quan

Sau khi đọc các ý kiến xoay quanh bài của tác giả Huỳnh Hữu Đức cho rằng Hai Bà Chúa thơ Nôm đạo văn, tôi xin phép có mấy ý như sau:

Ngay tựa đề bài cũng đủ làm cho người đọc cảm thấy bàng hoàng chứ tôi chưa nói đến Shock. Nếu với thiện ý tham khảo thì có nên chăng ta có dấu!   hoặc dấu? ở cuối tựa bài. Đàng này tác giả ghi rõ hai từ đạo văn như một lời khẳng định.

Xin thưa từ trước 1975 và đến nay trong Văn học sử và trong chương trình của Bộ giáo dục thì hai bà chúa vẫn là tác giả của 2 bài thơ ấy. Trong tâm hồn bao nhiêu gíao viên và học sinh cũng như bao nhiêu người yêu văn chương thì họ vẫn là bất tử.

Xin hỏi rằng những tư liệu mà tác giả bài viết dựa vào đó để viết bài đã đảm bảo trung thực và độ tin cậy cao đến cỡ nào mà nói Hai bà Chúa thơ Nôm đạo văn.

Từ đạo văn nghe quá nặng nề nó chỉ dùng cho hạng người ăn cắp thơ văn người khác để làm của riêng mình. Chả lẽ những người có trách nhiệm về giáo dục từ trước đến giờ không đủ hiểu biết để đặt vấn đề này mà mãi hôm nay tác giả Đức dày công sưu tập để cho mọi người biết hay sao?!

Gần đây nỗi lên một số việc như chỉ với một vài cuộc hội thảo hay một vài tư liệu chợ trời nào đó thì người ta muốn lật đổ lịch sử nhất là về Sử học và Văn học.

Với tư cách một người yêu văn học quý trọng truyền thống dân tộc, tôi thấy hai nhà thơ Huyện Thanh Quan và Hồ Xuân Hương vẫn là tượng đài của mọi người từ quá khứ đến hôm nay và cả mai sau. Tôi nhớ Lenin trong bài viết của mình đã có ý mà tôi thấm đậm nhớ mãi: Kẻ nào bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào họ bằng đại bác.

Và tôi cũng nghĩ rằng không nên có việc Ông lại xuống thằng mà thằng lại lên ông trong văn học sử. Văn tức là người có thế thôi. Không được xúc xiểm tiền nhân nữa nhất là những người đã dày công đóng góp vào nền Văn hiến của dân tộc Việt và nhớ rằng ta vẫn là ta sau mấy ngàn năm chống xâm lược là cũng chính nhờ vào Bản sắc văn hoá Việt Nam. Những lời chân thành đóng góp tất nhiên chưa tròn trịa về mặt văn phong ý tứ. Rất mong các anh chị quý thầy cô xem như Mua vui cũng được. ..khoảnh khắc. Có gì sai hoặc phật lòng xin niệm tình đại xá.

Cảm ơn quý bạn và thầy cô. Chúc an vui hạnh phúc.

Nguyễn Thành Công( Gia đình C)

Có 15 bình luận về Út Công nói về “đạo văn”

  1. Hoành Châu nói:

    Bài viết  đọc nghe  thấm  quá   ,,,theo vận nước  nổi  trôi   ắt  phải  có  những  điều  mà mình  không  muốn  biết  hoặc  không   muốn   thấy  ,,,,   tôi có gửi một  phản hồi ngay từ  lúc   bài  viết   đầu  của  anh   Huỳnh  Hữu Đức  nhưng  đến   nay  tôi cũng  không  thấy   nó   xuất  hiện !!  Chắc  tôi  sơ sót  trong  kỹ thuật  nên  nó  văng  đâu  mất   rồi  ! Tóm  lại  ,,, đến   bây giờ  tài  năng    của   hai  vị   nữ  sĩ  ấy  vẫn  luôn  là  hai   ánh  sao  song  hành    chiếu  sáng  nhất    và  sáng  mãi  trong  tim   tôi  !              Hoành Châu  (Gia đình C  )

  2. Neang Phi Rom nói:

    Lời viết rất rõ ràng, minh bạch, tôi hoan nghênh ý kiến bạn Nguyễn Thành Công, đúng là “út cưng Công” của gia đình C.

  3. Hoành Châu nói:

    Thích  nhất  là     anh  ÚT  Thành  Công   đã   dẫn  chứng  câu  nói   của   Lênin”  Kẻ  nào  bắn  vào  quá  khứ   bằng  súng  lục   thì tương   lai  sẽ  bắn   vào   họ   bằng  đại  bác  ” ,,,,, Xin  cảm  ơn   và  rất  tâm  đắc    tất  cả  các  bài  viết  của  những  tác  giả    cùng  đồng  tình  ủng  hộ   bài  viết  này  !!      Hoành Châu  (Gia đình C  )

  4. Nguyễn Thành Công nói:

    Trân trọng cảm ơn chị Phi Rom và Út Hoành Châu đã đồng cảm. Mỗi chúng mình cùng có trách nhiệm giữ tính nhân văn cho văn học phải không nào. OK.

  5. PhươngNga nói:

    Nhiệt liệt hoan hô cả hai tay!

    Anh Út Công, Bravo!

  6. Huỳnh Hữu Đức nói:

    Út Công có lầm lẫn chăng khi áp dụng một câu nói nặng chất chính trị của Lênin vào vấn đề tranh luận, mổ xẻ hay phản biện một nghi vấn văn học?

    • PhươngNga nói:

      Có đôi điều xin thưa với anh Huỳnh Hữu Đức:

      1. Nếu anh nói là nghi vấn, thiết nghĩ không nên chụp cho hai nữ sĩ cái nón “Bà Chúa Đạo Thơ”

      2. Anh có lầm lẫn không khi cho rằng chính trị không dính dáng tới văn học? Nếu thế, chúng ta cắt nghĩa thế nào với “Bình Ngô Đại Cáo” & “Hịch Tướng Sĩ”? Anh có chắc khi Nguyễn Trãi và Hưng Đạo Vuóng viết những tuyệt tác văn học nầy, hai ngài “lờ” chính trị?

       

      • Nguyễn Thành Công nói:

        Chị Phương Nga thân mến!

        Trân trọng cảm ơn và đón nhận ý kiến của chị. Chúc chị vui khoẻ và chúng ta thường xuyên gặp nhau trên trang nhà. Thân ái.

      • Hoành Châu nói:

        Rất  đắc    ý  với   hai  nội  dung  mà  em  Phương  Nga đã  nói  trong  phản  hồi  ,  người  trí  có một  cái  nhìn  thật  sâu  sắc  như  thế   mới  là  một  người  trí  thật  sự  ,  chị  cảm  ơn  em  nhé  !      Hoành  Châu  (Gia đình  C  )

    • Nguyễn Thành Công nói:

      Thưa anh Đức. Tôi khẳng định là rất minh bạch và vô tư khi có ý kiến về bài viết của anh về hai Bà Chúa thơ Nôm mà ngay tựa đề anh cho là đạo văn. Không có văn học nào thoát ra khỏi chính trị mà thể chế hiện hữu đang tồn tại. Và thưa với anh rằng:Bản thân của chính trị cũng là văn học để hướng tầm nhìn và tầm suy nghĩ của người làm công tác văn học Anh ạ. Tất nhiên lời thật thường hay mất lòng và tôi chấp nhận việc ấy với suy nghĩ rằng những tư liệu mà anh đưa ra để nói hai bà chúa thơ Nôm đạo văn đã được Hội đồng khoa học cấp Nhà Nước thẫm định và công bố chưa!Nếu chưa thì xin phép anh suy gẫm thêm những lời chân tình mà tôi góp ý. Một việc nữa là chưa có gì chính thống thì ta nói hai bà Chúa thơ Nôm đạo thơ nhằm mục đích gì?Làm sáng tỏ một vấn đề văn học hay nhằm mục đích lật đổ lịch sử văn học hay làm lung lay niềm tin của mọi người vào tượng đài văn học mà đã ngự trị trong lòng mọi người nhiều thế hệ?

      Kính Chúc anh Đức vui khoẻ hạnh phúc. Thân ái.

      • Nguyễn Thị Hạnh nói:

        Chị hỏi Út chút xíu, câu ” Nếu anh bắn quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn anh bằng đại bác” thực ra là câu đề từ trong tập truyện Đaghextan của tôi của Rasul Gamzatov, vậy không biết Lênin có nói lại câu này ở bài nào mà em đọc không? Và câu đó không có mở ngoặc để viết tên người đã nói câu đó không? Vài ý trao đổi với Út. Thân.

  7. Nguyễn Thành Công nói:

    Kiến thức được học ở Học viện Chính Trị Quốc Gia chị ạ. Cảm ơn chị đã bổ sung kiến thức. Ngày ấy và hôm nay là sự kết nổi mang tính kế thừa chọn lọc phải không chị.

  8. Trương phú nói:

    Bài viết rất thành công trong nhiều khía cạnh chính yếu. Cám ơn bài viết Út Công

  9. Huỳnh Hữu Đức nói:

    Chào Út Công,

    Tự ái vặt, cái tôi quá lớnđó chính là những trở ngại khi giao tiếp với mọi người“. Đây chính là nguyên tắc căn bản của tôi. Nhờ vào nguyên tắc này, tôi đã học được rất nhiều từ bạn bè, từ những cuộc thảo luận. Tôi không ưa việc khen xã giao qua lại, vì điều đó không mang ích lợi gì, đôi khi hại cho người được khen, ngoại trừ trường hợp làm vui lòng đối tượng..Vì thế khi có những ý kiến phản bác, đồng tình trong thảo luận, thì tôi lại càng thích thú, chính điều này thể hiện rõ sự chân thật. Út Công cũng như Các Bạn đừng ngại khi chỉ trích bài viết của tôi, càng được chỉ trích trong thảo luận, tôi càng hứng thú.

    Tôi đã có gởi cho Lương Minh về những ý kiến tại sao tôi cho rằng câu nói của Lê Nin không đúng trong trường hợp này, cũng như giải thích lý do tại sao tôi mạnh dan lấy tựa đề bài “Hai Bà Chúa Thơ Nôm Đạo Thơ”. Có lẽ Lương Minh cũng sớm đăng vào thôi.

    Thân

    H.H.Đức

  10. Nguyễn Hoàng Trung nói:

     Thưa anh  Nguyễn Thành Công  cùng các anh chị và các bạn,
    Về câu nói :” Nếu anh bắn vào quá khứ…đại bác “ tôi rất tâm đắc ý kiến của chị Nguyễn Thi Hạnh. Thât ra để rõ hơn, trong quyễn Daghextan của tôi (Мой Дагестан ) câu này được Raxun (   Pасyл ) nhắc đến hai lần. Một lần tác giả lấy làm đề từ đầu quyển một , lần hai trong chương Bút Pháp cùng quyển một , tác giả ghi lại lời nói của nhà thơ Abutalip bạn thân của cha mình nói với mình . ( Abutalip Gafurop người Lắc, Taghia Khrucxki người Lêzghin, Ali Kaziap người Kumức , Zaghit Gatgiep  người Avar  là bốn nhà thơ thuộc bốn dân tộc, tứ trụ của hội nhà văn Daghextan lúc bấy giờ )

    Nguyên văn được Phan Hồng Giang dịch trong tác phẩm Daghextan của tôi, trang 197, NXB Tác Phẩm Hà Nội Mới 1984 in tại Liên Xô NXB Cầu vồng,như sau :
    ” – Dê rừng biết trú ở đâu, nếu không ở núi ? Suối chảy ở đâu nếu không đi qua các hẻm núi ? Anh đừng đội mũ lạ lên đầu tôi. Sao anh cứ có vẻ khó chịu với quá khứ của tôi như vậy ? Phải rồi, trước kia tôi là người thổi kèn, người chăn bò, thợ tráng men. Nhưng chẳng lẽ tôi tự thấy xấu hổ với những năm tháng đã qua của mình sao? Đó cũng là tôi, là Abutalip cơ mà. Anh Raxun, anh hãy nhớ điều bây giờ  tôi nói với anh :” Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác. “

Trả lời Trương phú Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác