CÂU CHUYÊN VỀ CÁ KHÔ TÌNH

Ngày đăng: 1/08/2016 12:00:53 Sáng/ ý kiến phản hồi (12)

Trong những ngày lang thang ở miền Tây để nắm tình hình dich cúm gia cầm, tôi được thưởng thức một món ăn dân dã, đặc tính chất , mà sắc”lưu dân”-Thuơ những ngày đầu đi mở cõi, khẩn hoang vùng đất Nam bộ. Đo là món cá khô tình . Ông Sáu Đính năm nay 79 tuổi, nhưng dáng vẻ còn “ngon cơm ” lắm .Cao to trên 1,70 m, ăn nói sâu sắc, ngọn ngành; ông Sáu là một lão nông rất nổi tiếng ở vùng tứ giác Long Xuyên và khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung . Sự nuôi thử nghiệm thành công và nhân giống con cá lóc môi trề hay còn gọi ” cá ông Sáu “của Sáu Đính đã khiến các nhà khoa học ở đại học Cần Thơ và TPHCM hết sức ngạc nhiên . Hiện “sự kiên” này vẫn đang được giới nghiên cứu về vật nuôi , cây trồng quan tâm theo dõi, để hổ trợ ông Sáu cùng nông dân đang nuôi loại cá này, nhất là vấn đề bệnh gây chết cá hàng loạt do nhiễm khuẩn. Cũng vì muốn tìm hiểu về con cá lóc môi trề mà tôi đã gặp ông Sáu, và được ông cho ăn cái món “cá khô tình” có một không hai trên đời !

– Chú em có bao giờ ăn con cá khô tình chưa ?Sáu Đỉnh hỏi tôi . – Dạ chưa! Thậm chí bữa nay tôi mới nghe chú nói tới cái tên đó. Tôi đáp lời ông Sáu mà lòng rất hồ nghi .Khô lóc, khô đuối, khô khoai, khô bổi… tôi đều có nghe và có ăn. Song cái tên khô tình lạ quá! Hay là trong ý ông Sáu có sự đùa phá gì tôi chăng ?… Một cái dĩa kiểu trắng tinh, tròn u được anh Sĩ, con ông Sáu bưng ra. Tư Dũng, bí thư xã Phú Thọ, khều tôi :”Nó đó .Khô tình đó ..”, tôi dòm thiệt sát, thiệt kỹ nhưng chỉ nhận ra được 2 thứ bày trong dĩa là bún tàu và đậu phộng .Tuyệt không thấy bóng hình nào của thứ món ăn goi là khô cả. Rau tập tàng, chuối khế đủ mặt. Môt chai rượu “bổ ngữa” mới mua ngoài quán về , cùng mấy lon bia. Rót một ly xây chừng đưa tôi, ông Sáu nói: Chú ” cắt” với tui chung này, rồi tui giải thích chú nghe” “….Nó là con khô bủng, nhưng do làm quá cầu kỳ, mất nhiều công sức, ăn lại ngon thấu trời, nên mấy cha dân nhậu ở Tam Nông này (huyên Tam Nông ,tỉnh Đồng Tháp ) đặt cho nó cái tên là con khô tình. Ý là tình nghĩa, tình cảm anh em bè bạn .Chỉ có khách quý hoăc bằng hữu chí cốt mới mần đãi nhau. Chú xuống làm việc ở Tam Nông , ông Ba Thảo (cán bộ phụ trách tôn giáo của huyện -NV) báo cho xã, rồi thằng Sương, phó chủ tịch xã Phú Thọ báo cho tui, kêu chuẩn bị mần khô tình mời chú…” Cái món khô tình ấy làm như thế này. Theo giảng giải của ông Sáu Đính: “…Lựa con cá lóc môi trề hoặc cá lóc đồng cỡ 1kg(cá lớn quá hay nhỏ quá ăn không ngon) là vừa, đem rộng trong lu, khạp chừng 2 ngày cho sạch ruột. Cá rộng không cho ăn, nó quậy, thở ngái thải ba chất dơ trong mình ra hết, sạch lau. Kế đó lấy ra, dùng sợi chỉ cước hay cọng kẽm nhỏ móc hàm, cột mang lại đặng cho nó khó thở. Rồi cột thân nó vô cái cây, đem cặm xuống hầm (ao nuôi cá). Canh chừng một tiếng đồng hồ, cá chết .Lúc này tháo dây ra, liệng ngang dưới nước , để vậy chừng 7- 8 tiếng nữa, tự nhiên con cá dựng đứng lên , đuôi chĩa lên trời , lú khỏi mặt nước một khúc ,dòm biết liền . …Vớt cá lên lấy dao xẻ dọc bụng nó một đường rồi banh ra phơi.Nêu nắng tốt, phơi cở 1-2 nắng là vừa, còn nắng yếu phải 3-4 buổi. Bung ở đây không có nghĩa bủng beo, mủn nát mà là con cá mới chết vài giờ, hườm hườm chứ chưa sình thúi. Song phải lưu ý, con cá bủng này do cách của con người làm cho nó chết, chứ không phải chết tự nhiên vì bệnh hoặc nguyên nhân nào khác. Con cá chết tự nhiên sẽ phơi khô hoặc làm mắm, chứ chế thành khô bủng thì ăn rất vô duyên .Khô bủng như kể trên có mùi vị gần giống con khô cá mặn nhưng thịt săn chắc , ngọt ngào, ngon …lột lưỡi . ……Phơi đủ nắng là đem vô liền, xắt khúc(đê nguên con cũng được) sắp lên dĩa, cho củ hành tí, bún tàu , thịt ba chỉ và nêm chút đường , bột ngọt…rồi nhấc lên bếp chưng cách thủy . Món này đặc biệt không nêm muối , nước mắm mà ăn với nước mắm ngon để ngoài. Nước mắm y , rắc chút tiêu sọ xay nhuyễn. Cũng có cách làm khác là khi đem phơi, bốc nhúm muối nhé vô bụng cá, cho nó tan thấm vô thịt, vừa ăn . Chưng từ lúc nước bắt đầu sôi tới ăn được, khoảng 15-20 phút. Cá chín, bỏ thêm tí mỡ thắng xém cạnh , khô dòn cùng ít đậu phộng đâm cục. Cuối cùng, để lên mặt dĩa” khô tình ” mấy cọng ngò, vài lát ớt đỏ cho có màu sắc và món ăn thêm đẹp mắt , gợi hứng thú…Khô tình ăn kèm rau tập tàng, tức nhiều thứ rau như rau má, rau dấp cá, cải xanh, lá chùm bao (nhãn lồng ), rau đắng đất, chuối xanh , khế (đừng chua lắm)….Gắp một lát thịt khô , thịt ba chỉ , bún tàu, tý mỡ , thêm rau ….múc miếng nước mắm chan vô rồi lùa nguyên bụm . Ăn thứ “hương đồng cỏ nội ” này phải ngồm ngoàm thế mới ngon, mới thưởng thức được cái thú …hoang dã , sơ khai của nó. Nhưng đó là kiểu ăn cho gọn vì đói bụng, chứ lich sự hơn, cầu kỳ một chút thì phải cuốn bánh tráng….ai ăn nấy cuốn . Cách làm con khô tình như vậy, xem ra quả là cầu kỳ và rất có tình như lời giải thích của ông Sáu Đính lúc ban đầu. Cá thòi lòi kho tiêu miệt Năm Căn, Đấm Dơi , Cái nước xứ Cà Mau, ăn không thua con cá bóng sông Trà ở Quãng Ngãi , kho khô ăn với rau tập tàng; món gỏ ong của dân tâp đoàn Phong Ngạn -gac kèo, ăn ong-rừng U Minh ; mắm vọp , ba khía..cũng với cái con cá khô tình này là thứ văn hóa ẩm thực của vùng sông nước Nam bộ từ thời khẩn hoang. Bảo tồn các “di sản ” có môt không hai đó là giữ gìn phong hóa , truyền thống ông cha từ buổi đầu đi mở cõi phương Nam ; giữ gìn cá tính và hào khí con người Nam bộ vậy …

THU CUC

 ( viết lại bài báo của Nhà báo KIỀU PHONG trong An Ninh Du Lịch-sô 2- ra ngày 18/7/2004)

0 ca nuong trui 1H1 : Cá lóc môi trề nướng trui

 0 ca nuong trui 2H2:Môt đĩa cá khô tình chưng cách thủy

0 cuc 3H3: Nhà báo Kiều Phong (mang kiếng )trong một chuyến công tác ở Đồng bằng sông Cửu Long .

Có 12 bình luận về CÂU CHUYÊN VỀ CÁ KHÔ TÌNH

  1. Thu Cúc nói:

    Chị Phi Rom ơi ! Chi đọc bài báo về “cá khô tình” , nghe tác giả diễn tả cách làm món  đó sao mà cầu kỳ , nhiều công đoạn quá hé chị .? Tình là như vậy . Chị có thích ăn món đó kg  ? Hôm nào về quê , mình làm thử món “cá khô tình” nhe chị .

  2. Neang Phi Rom nói:

    Nhìn dĩa cá lóc nướng trui ngon thiệt, ai mà nướng khéo quá, chấm nước mắm me, 1 chút ớt cay cay, rau tươi sống ăn với cơm nóng hoắc cuốn bánh tráng, hỏi thử có ai xà bác ra không nhỉ…nói tới chị bị tiết tâm linh rồi đây… Cả Lần nhìn thấy là chung vô mấy xị rồi…hihi

    Có lần chị đi ngang đường Tân Kỳ Tân Quý, phát hiện nguyên con đường bán toàn cá lóc nướng trui thơm phức, muốn dừng lại ghé vào nhâm nhi mà không có chổ ngồi, mua về 1 con, họ bán đày đủ, cá nướng được gói giấy bạc để giử nóng, rau vườn, bánh tráng, bún,   2 thứ nước chấm, nước mắm me và mắm niêm pha khóm, một con khoảng trên 100 ngàn tùy con lớn nhỏ.

    • Thu Cúc nói:

      Em biết chỗ đó rồi .Có mua về ăn . Nhưng mình thèm ăn ở nhà , tự mình nướng cá .Nướng  cá bằng lửa rơm , cá mềm và ngọt lắm . Về Vĩnh Long , ở dốc cầu Thiềng Đức (phường một) ng ta cũng có bán cá lóc nướng bằng lửa than . Em thích ăn món dân dã đó ở vườn nhà .Ngồi quây quần trên chiếc chiếu trong vườn .Rau tươi tâp  tàng để trong rỗ bên cạnh .Cá nướng chín ăn liền nóng hổi ,vừa thổi vừa ăn thì ngon hết ý luôn .

      Người thì ngon lột lưỡi, kẻ mới nghe nói đã tiết tâm linh.,..Còn kẻ này thì ngon hết ý .Toàn là những chuyên gia ẩm thực thuộc loại “ngoai hạng” cả thôi .!

  3. Neang Phi Rom nói:

    Hoan nghênh Thu Cúc! rất nhiệt tình, hết lòng xem trang  nhà là tổ ấm, là niềm vui ở tuổi xế chiều, một mình viết còn hơi buồn nay kéo thêm ông xã làm cho bài vỡ của trang ngày thêm phong phú, hay lắm Cúc ui! hãy luôn giữ khí thế như vậy nhé. Thương lắm lắm.

  4. Hoành Châu nói:

    Hai  vị  có  tâm hồn  ăn  uống  này  vừa mới  được  trao  giải NHẤT và NGOẠI HẠNG  đây !!
    Hoành Châu  (Gia đình C  )

  5. My Nguyen nói:

    Bạn Thu Cúc mến! “Câu Chuyện Về Cá Khô Tình” thật hay, thật lôi cuốn người đọc tìm hiểu về một đặc sản ở Tam Nông. Nghe mà muốn được một lần nếm thử. Cảm ơn bạn đã post lên bài viết này.

    • Thu Cúc nói:

      Chị My Nguyễn mến .!

      Chúng ta là người cùng môt Trang nhà TPH ( chung một mái nhà ) vui buồn cùng chia sẻ .Có lý gì minh biết mà  kg chia sẻ với mọi người chứ ? Còn gì là tình thân TPH .Cám ơn chị đã đọc và phản hồi .

  6. Thu Cúc nói:

    Chị Châu , chị Hạnh thân mến .! Văn hóa ẩm thực cũng là môt “di sản ” Chúng ta phải ra sức bảo tồn . Rất hân hạnh đươc phong là chuyên gia ẩm thực “bậc nhất ” và “bậc ngoại hang” Nó là hương vị của cuôc sống .Nó làm cho cuộc sống ngày càng phong phú và thú vị .Ka ka ka …

  7. Bài viết của phóng viên chuyên nghiệp hay quá, đọc giả lại được biết thêm một nét đặc thù về văn hoá ẩm thực của miền Nam. Cám ơn Thu Cúc đã chia sẻ bài viết của ông xã với tất cả bạn đọc của trang nhà. Một kinh nghiệm ẩm thực cũng như tình cảm chân tình, mộc mạc của người dân quê quả thật là đậm đà, đáng trân trọng.

    • Thu Cúc nói:

      Thân quí gởi cô Hồng Khanh.!

      Dạ thưa cô , do mong muốn của cô : Nội dung Trang nhà cần có nhiều bài viết phong phú nên em gửi đăng bài viết này .Đề tài ẩm thực luôn có sức hấp dẫn .Mỗi vùng miền đều có món đặc sản , có cách ăn riêng .Đọc bài viết xong cũng muốn đến địa phương đó khám phá một chuyến để hiểu về cuộc sống người dân đồng bằng sông Cửu Long .

  8. Một Lúa nói:

    Cá khô nhưng rất đượm tình. Món nầy nhậu với đế Tam Nông  là “bắt” à nghen!

     

Trả lời Neang Phi Rom Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác