Lược sử bổ sung trường Tống

Ngày đăng: 29/03/2016 10:24:31 Chiều/ ý kiến phản hồi (4)

Gần đây có nhiều bài viết về lược sử trường Tống Phước Hiệp, tôi may mắn có được quyển Vinh Long Quê Tôi của thầy Mai Phùng Võ biên soạn. Trong quyển sách này  thầy dành nhiều trang viết về  các trường trung học ở Vĩnh Long trong đó có trường Tống Phước Hiệp thân yêu. Nay tôi xin trích một phần bài viết của thầy để góp thêm tư liệu  lược sử của ngôi  TRƯỜNG TỐNG PHƯỚC HIỆP xưa nay nổi tiếng có nhiều giáo sư danh tiếng và học sinh xuất sắc thành đạt.

DSCN3825
TRƯỜNG TỐNG PHƯỚC HIỆP

Biên soạn : Mai Phùng Võ.
Trường Tống Phước Hiệp nơi đây nguyên là trường Nam tiểu học người Pháp xây cất vào khoảng năm 1870 – 1880 ( Hồ sơ bị cháy năm 1945, nhờ ba thầy cũ kể lại gồm các thầy : Thầy Nguyễn Tấn Pháp sinh năm 1888, Thầy Lê Minh Ký sinh năm 1888, Thầy Lâm Chánh Trực sinh năm 1890. ) Dãy giữa một tầng lầu, mái lợp âm dương 8 lớp, bên trái 4 lớp lợp lá. Bốn lớp trệt bên phải và hai nhà tiếp tân của học sinh ( Parloir ) ở hai bên cửa ngõ xây năm 1910. Dãy lầu phía trái cất năm 1925, và dãy lầu thư viện 1961, các dãy còn lại xây cất năm 1971 – 1972
(…Người sưu tập tự cắt bớt đoạn tả cảnh quang ở trường..)
Sĩ số cao nhất vào niên khóa 1969 – 1970 là 4.154 với 82 lớp – cùng niên học này trường tách 23 lớp nam về trường trung học Thủ Khoa Huân. Kể từ đây Tống Phước Hiệp trở thành nữ trung học với 59 lớp và 2381 học sinh.
Học đường gồm có :  1 phòng bóng bàn,, 3 sân quần vợt, 1 sân bóng chuyền và vũ cầu. Một phòng thí nghiệm đầy đủ dụng cụ và thư viện có 5.516 tựa sách gồm 9.436 quyển.
(…Bỏ thêm đoạn nói về các tuần lễ văn hóa, in ấn giai phẩm xuân, du ca văn nghệ v.v do Gs và hs tự tổ chức..)
Sáng kiến đặc sắc của Hội phụ huynh TPH là tạo xe buýt đưa rước học sinh trung học Thủ Khoa Huân 1969 – 1970 , hội mua được 1 xe 50 chỗ cho học sinh đi giá nhẹ. ( sau đó tỉnh thành lâp thêm tổ hợp xe buýt gồm 8 xe đưa rước 1500 học sinh, giá 6đ/mỗi chuyến.

( bỏ thêm đoạn báo cáo thành quả của học sinh TPH từ năm 1954 , quan trọng năm 1954-1955 đậu trung học đệ nhất cấp 100%, năm 1958 – 1959 thi tú tài I khóa đầu tiên đậu 40%, năm 1961 – 1962 thi tú tài II khóa đầu tiên đậu 68%, đặc biệt năm 1969 – 1970 đậu tú tài II tỉ lệ cao nhất 72%)
Ngày 8-12-1949 được hợp thức hóa do Nghị Định số 1935 CAB. DD của thủ hiến Nam Việt ( Cao Tiểu Học, Collège de Vĩnh Long )
Ngày 24-9-54 đổi tên là Trung học Nguyễn Thông do Nghị Định số 189 GD_NĐ
Ngày 14-2-1958 Nghị định số 249 GD NP xếp vào hàng trung học đệ nhị cấp.
Ngày 23-1-1961 do Nghị Định số 108 GD CP NĐ đổi danh hiệu là Trung học Tống Phước Hiệp ( Bộ trưởng Trần Hữu Thế ký)
Trường đặt dưới sự điều khiển của quí vị Hiệu trưởng
Ông Nguyễn Văn Kính                 1949- 59.
Ông  Bửu Trí                                     55-57
Ông  Nguyễn Băng Tuyết                 57-58
Ông Lý Chánh Đức                           58-62

Ông Trương Văn Cao                       62-63

Ông  Nguyễn Hữu Lễ                       63-66

Ông Đào Khánh Thọ                        66-71

Ông Võ Thanh Bai  XL. HT             71-72

Bà Võ Thị Ngọc Dung XL . HT       72-75.

 

Ngày 1-3-1958 do NĐ số 35 BN V NA P5 cho phép thành lập Hội phụ huynh Trung học Nguyễn Thông ( Tổng trưởng Lâm Lễ Trinh ký )

Nghị định số 897 TBNA-NA 36 ngày 11-11 – 1967 cho phép cải danh thành  Hội Phụ Huynh Trung Học Tống Phước Hiệp ( Tổng Ủy Viên Ký)
Quý vị hội trưởng gồm:

Ông Nguyễn Minh Tâm   1948-1959

Ông Hà Hồng Lạc                 59-61

Ông Nguyễn Văn Ninh          61-62

Ông  Nguyễn Văn Đăng        62-64

Ông Nguyễn Minh Tâm        64- 65

Ông Nguyễn Kỷ Truyện        65-66

Ông Mai Phùng Võ                66-..

 Nguyễn Hoàng Trung

Có 4 bình luận về Lược sử bổ sung trường Tống

  1. Trung Nguyên nói:

    Đính chính:
    Ông Nguyễn Văn Kính hiệu trưởng trường Collège de Vĩnh Long năm 1949 – 1955, ( Inspecteur Interprovincial Thanh tra liên tỉnh Sa Đéc- Vĩnh Long- Trà Vinh.

  2. Qua bài LƯỢC SỮ BỔ SUNG TRƯỜNG TỐNG , toàn thể học sinh và phụ huynh hs của Vĩnh long nói chung và của trường TPH-VL nói riêng đều rất vui mừng và sản khoái như đã được ôn lại những khoảnh khắc kỹ niệm xa xưa tuyệt vời. Tôi học và ra trường vào thời điểm 58-62 (Thầy Lý Chánh Đức làm Hiệu Trưởng). Bây giờ tôi có cảm giác thật thú vị. Cám ơn Hoàng Trung đã sưu tầm được tài liệu giá trị làm thỏa mản được sự mong đợi của mọi người. Cám ơn anh Trương Phú đã khơi màu và triển khai khá đầy đủ chi tiết lịch sử của các trường học ở tĩnh nhà. Cám ơn các bạn.

  3. My Nguyen nói:

    Những thông tin bổ sung của anh Hoàng Trung về trường Trung học Tống Phước Hiệp thật thú vị, bổ ích… Cảm ơn anh HT thật nhiều.

  4. Hoành Châu nói:

    Lại thêm một công đoạn tra tìm thêm   sự  thật   nữa , tư liệu này  có  giá trị bổ sung  cho  đầy  đủ hơn  ,,Cảm ơn  Nguyễn Hoàng Trung   người  có cái tâm  đối với ngành Giáo Dục của  tỉnh  nhà  !,,,Hoành  Châu  (Gia đình C  )

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác