Lịch sử các trường trung học Vĩnh Long( có thêm hình)

Ngày đăng: 27/03/2016 11:57:30 Chiều/ ý kiến phản hồi (27)

  Trước năm 1948 từ Biên Hòa dài về phương nam đến tận mũi Cà Mau, chỉ có ba trường trung học ở ba nơi. Sài gòn  trường Petrus ký; Mỹ Tho trường  Nguyễn Đình Chiểu; Cần Thơ trường Phan Thanh Giản

Vào năm 1948 nơi Vĩnh Long là 1 tỉnh, ngày xưa gọi đất Dinh, cũng là trung tâm phát binh giúp Hà Tiên và các nơi, cũng là đật văn hóa mà lại thiếu trường trung học, gia đình khá giả có con em qua tiểu học muốn tiếp tục phải sang Cần Thơ hoặc Mỹ Tho, còn như con nhà bình thường thì phải nghĩ học sau khi đã thi đậu bằng tiểu học. Nhận thấy người Pháp không để tâm đến giáo dục tỉnh nhà, vào một ngày trong năm 1948, ba vị ưu tư về giáo dục con em, cùng nặng lòng với đào tạo trí thức tỉnh nhà  là  thanh tra liên tỉnh Nguyễn Văn Kính, Cha Nguyễn Ngọc Quang, cha bề trên giáo phận Vĩnh Long, Cha Trần Văn Thiện, cha bề trên chủng viện Thánh Minh cùng nhau hội họp bàn luận phương cách gồm:

Ý kiến đầu tiên như một vấn nạn của cha Quang là làm sao giúp con em Vĩnh Long được tiếp tục học lên cao nơi tỉnh nhà. Ông đốc Kính trình bày là ý ông cũng muốn lắm song ngân sách chỉ vừa đủ cho điều hành sở giáo dục liên tỉnh, còn trường lớp thì không đủ tiền để mở, hơn nữa cũng không có thầy dạy. Ba vấn đề được nêu lên không cách giải quyết xin ý của hai linh mục bề trên.

Cha Quang nói

Nếu không giáo sư, anh em chúng tôi ra dạy giúp vài năm, chờ ông thanh tra liên lạc với Sài Gòn tìm ngân sách, còn về trường lớp chúng ta đòi Pháp trả lại trường tiểu hoc đã bị Pháp chiếm, tạm thời chúng ta có một nhà dưỡng lão đã hư hỏng, mình xin sửa chữa lại rồi lập thành một trường trung học.

Sau đó một thời gian ngắn, một cuộc họp gồm bốn vị. cha Nguyễn Ngọc Quang, cha Trần Văn Thiện, ông thanh tra Nguyễn Văn Kính, đại tá De Castries “ chỉ huy trưởng trung đoàn 7 thiết kỵ Marocain “. Ộng Kính nhờ đại tá cho sửa chữa lại khu nhà dưỡng lão đã hư hỏng nhiều dùng làm trường trung học đầu tiên, đây là khu nhà rộng và dài, từ bên hông chủng viện đến cây da cửa hữu, và ông đại tá đồng ý, cũng như dành lại trường tiếu học của Pháp để làm trường trung học.

Khoảng năm 1948 khu dưỡng lão đã sửa xong, trong năm 1949, trường Cao Tiểu Vĩnh Long ra đời, khơi nguồn giáo dục trung học mà thuở ấy người dân gọi hoc sinh học lớp đầu tiên của trung học là “ năm thứ nhứt “, kế đó là  đệ thất sau nữa cho liên tục từ tiểu học lên goi “ lớp sáu “.

Đến năm 1954 trường dạy liên tiếp từ đệ thất đến đệ tứ, được gọi trung học đệ nhất cấp. Năm này trường có tên “ Trung học Nguyễn Thông “

Năm 1956 trường dời về trường tiểu học của Pháp, được đại tá De Castries giao lại, và đã xây cất, sữa sang hoàn chỉnh. Trường trung học Nguyễn Thông, trường nhìn sang sở công chánh và sông Long Hồ.

Năm 1958 trường xậy cất thêm dãy lớp bên hông, lập thêm lớp trở thành trung học đệ nhị cấp.Năm 1961 nghị định đổi tên Nguyễn Thông thành trường trung học Tống Phước Hiệp. Năm 1963 bảng tên trường mới thực sự mang tên mới là Tống Phước Hiệp theo nghị định năm 1961.

Ngôi trường cũ, mang tên trường trung học bán công Nguyển Thông.

Năm 1975 trường thay tên đổi họ lần nữa, trường Tống Phước Hiệp trở thành trường Lưu Văn Liệt, trường bán công Nguyễn Thông không còn bán công. Hiện nay tên trường là : Trường phổ thông cơ sở Lê Quí Đôn.

H1

H2

H3

Vào năm 1949 trường trung học công lập do thầy Nguyễn Văn Kính làm hiệu trưởng, đồng lúc một trường trung học tư thục ra đời cùng lúc với trường công.

Trường Lyceum Nguyễn Trường Tộ, do Cha Nguyễn Ngọc Quang làm hiệu trưởng, ông Trần Văn Phong làm giám học, theo thông lệ điều hành của trường, vị giám mục trông coi địa phận tiếp theo đồng lúc nhận luôn chức hiệu trưởng. Vào năm 1964 cha Quang đổi sang trông coi giáo phận Cần Thơ, các vị hiệu trưởng kế nhiệm trông coi trường gồm các vị : Cha Trương Thành Thắng, Cha Trịnh Công Trọng, Cha Nguyễn Văn  Tự { Vị này do giáo vụ phải sang Roma và kẹt luôn bên đó sau năm 1975 }. Sau năm 1975 Cha Ngô Văn  Thuật trông coi giáo phận, giao lại trường cho hội đồng quản lý của trường ngày xưa, hội đồng giao lại cô Nhan { trước đây là giáo sư kiêm điều hành của trường }làm đại diện giao lại cho nhà cầm quyền địa phương vào tháng 06 năm 1975. Những năm sau đó trường vẫn mở tiếp tục dạy học, cơ sở xuống cấp, một ngôi trường cấp hai được xây dựng nơi phường 2 cũng được mang tên tường Nguyễn Trường Tộ, các học sinh được dời về trường mới này, nơi nền cũ của ngôi trường còn lại hai cây me trong khuôn viên trường Lyceum Nguyễn Trường Tộ xa xưa.

 

 

 

 

Sau năm 1949 một năm, 1950 trường trung hoc tư thục thứ hai mở ra sau trường trung học tư thục công giáo Nguyễn Trường Tộ. Trường trung học tư thục Lam Sơn, cũng ngụ trong nội ô thành phố, vị hiệu trưởng là thầy Lê Ngũ Sao.Khuôn viên trường là ngôi nhà cổ một lầu kiểu Pháp, có khoảng sân rộng phía trước, phía sau gần sát con rạch Cầu Lầu, khởi đầu cho trung học đệ nhất cấp, khi học sinh ngày một đông theo nhu cầu, thời gian sau đó trường mở thêm các lớp đệ nhị cấp, khu này tách rời nằm riêng khu vực phía dưới dốc cầu Khưu Văn Ba ngày xưa nay là cầu Phạm Thái Bường. Cuối năm 1963 trường ngưng hoạt động. Trường Lam Sơn tại thế được 13 năm.

Khuôn viên trường trung học Lam Sơn ngày xưa, từ đệ thất đến đệ tứ. Thầy Lê Ngũ Sao làm hiệu trưởng

Bên nay dốc cầu Phạm Thái Bường, ngay góc trái, các lớp đệ nhị cấp của trường Lam Sơn ngày xưa

Năm 1953 trường trung học tư thục thứ 3 ra đời, trường Long Hồ, cũng như trường Lam Sơn, đầu tiên mở khu cao tầng cạnh cây da cửa hữu, miếu bảy bà, dành cho đệ nhất cấp, sau thời gian mở rông, đệ nhị cấp cùng văn phòng cách đó một con đường cũng cạnh miếu bảy bà. Hiệu trường là ông Lê Minh Ký, về sau trường đổi tên Nhân Tâm. Trường chấm dứt họat động trong năm 1975, trụ thế được 22 năm.

Trường trung học đệ nhất cấp Long Hồ ngày xưa { Lớp 6 đến lớp 9 }

Khoảng hẻm nhỏ có hai 3 lớp trung học đệ nhị cấp và một văn phòng của trường trung học Long Hồ. Hiệu trưởng là ông Lê Minh Ký.

Tạm kết luận, sau cuộc họp của hai đức Cha một ông thanh tra giáo dục và một đại tá Pháp hổ trợ hết lòng cho giáo dục tỉnh Vĩnh long, kể từ năm 1949 về sau, một trường trung học công lập, một trường trung học bán công, ba trường trung học tư thục, tổng cộng tỉnh Vĩnh long có cả thảy 5 trường trung học

Sau 1975 mỗi phường đều phải đủ cơ sở giáo dục như sau :

Trường mầm non gồm 4 lớp, lớp lá là cuối chương trình mầm non.

Trường tiểu học đến lớp năm.

Trường trung học cấp hai đến lớp chín.

Từ lớp 10 trở lên được gọi cấp ba, học sinh các phường đều tập trung vào trường Lưu Văn Liệt.

Vào năm 2013, trường xây mới dãy đầu tiên phía hông bên trái của trường cạnh đường Hoàng Thái Hiếu, một trệt ba lầu, tiếp theo di dời trường mẫu giáo Huỳnh Kim Phụng, nằm góc đường Ba mươi tháng tư và đường Nguyễn văn Trỗi, đến nay 2016 dãy lớp phía trước song song với đường Ba Mươi Tháng Tư đã xong phần xây, đang trang hoàng bên ngoài. Dãy lớp cũ hình chữ L tiếp giáp đường Hùng Vương và đường Nguyễn Văn Trỗi cũng sẽ được phá dỡ và xây tiếp trong những năm tiếp theo, đáp ứng được số học sinh tăng trưởng mạnh nơi tỉnh nhà.

Trường bán công Nguyễn Thông ngày xưa.

Đầu trường giáp cây da cửa hữu, cuối trường giáp chủng viện Xuân Bích

Dãy lớp xây mới nằm bên trái trường, cạnh đường Hoàng Thái Hiếu, xây hoàn tất trong năm 2013 của trường Lưu Văn Liệt { Tống Phước Hiệp khi xưa }

Đang xây khu mặt tiền của trường và một bên hông sau khi di dời trường mẩu giáo

 

 

Công trình đêm trong 2 tháng cuối năm cho kịp hoàn thành trước tết âm lịch năm 2016

Trương Phú

 * Đã bổ sung hình đầy đủ.PR

 

 

 

 

Có 27 bình luận về Lịch sử các trường trung học Vĩnh Long( có thêm hình)

  1. PhươngNga nói:

    Tư liệu và hình ảnh tuyệt vời!

  2. Nguyễn Văn Lần nói:

    Anh bạn già ! Cái chân chắc đã bình phục rồi phải không. À ! Quên, cái chân bị bệnh, chứ cái tay thì còn đánh máy được. Cám ơn anh bạn đã cung cấp tư liệu vô cùng quý. Nhưng hồi xưa, ngoài trường bán công Nguyễn Thông, còn trường trung học tư thục  ( ?!) nữa chứ anh ! Trường nằm ở khúc Miếu Bảy Bà ( tên gì quên rồi ?)

  3. Bài viết hết sức công phu.Tác giả đã sưu tâm đầy đủ những chi tiết lịch sử của trường từ những ngày đầu tiên cho đến tận ngày nay. Hình ảnh minh họa rất có giá trị. Là học sinh đất Vĩnh Long, nhất là trường Nguyễn Thông (Tông Phước Hiệp,…), chúng ta nên đọc bài viết này, chắc chắn các bạn sẽ thấy cảm động và thú vị vô cùng…Cám ơn anh Trương Phú, nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, nhà nghiên cứu lịch sử văn học nghệ thuật tầm cở của tĩnh nhà. Chúc anh càng già càng dẽo càng dai..rụng răng nhai hoài hỏng đứt !.

    • Trương phú nói:

      Cám ơn anh Thạnh, hôm vào chùa lể tròn năm của chị dâu, khi ăn mấp rồi nuốt mà cũng không lại cô Hoa Đoàn, ăn chung thấy tủi quá chừng ông ơi. Chuyện trường Lam Sơn có chút xíu mà tôi hỏi thăm tứ tung hoành, hỏi anh Trung, rồi tìm phone hỏi ông bạn ở ngang đó trước học CTKD Đà Lạt, rồi chạy vô kho dầu Văn Thánh tìm nhà em ông Lê Ngũ Sao là Lê Ngũ Quang, hẻm nào cũng vào hỏi mà không ai biết, tốn cả buổi sáng anh ơi…Tuy nhiên viết xong được các bạn thích là vui rồi.

  4. Như Thuỳ nói:

    Anh Trương Phú kính mến ơi ! Chưa thấy hết hình , nhưng rất cám ơn anh đã bỏ công sưu tầm để  giúp anh chị em có một cái nhìn khái quát về khởi nguồn và sự phát triển của nền giáo dục ở Vĩnh Long  ( nhất là về lịch sử của trường Tống Phước Hiệp ) . Cầu chúc anh luôn khoẻ và vui để mọi người thường xuyên được đọc những bài sưu tầm lịch sử , và nhất là được cập nhật những hình ảnh phong phú về người và đất Vĩnh Long .

    • Trương phú nói:

      Cám ơn cô Như Thùy, với khả năng hạn hẹp chắc có nhiều thiếu sót, những mong được các bạn chỉnh sữa và thêm nhiều nữa. Riêng tôi đã lượt bớt rất nhiều chi tiết về hai trường TPH và NTT, nếu thấy thiếu mong cô  thông cảm.

  5. Nguyễn Văn Gương nói:

    Nguyễn Gương nói: Theo chỗ em biết,Trường trung học Long Hồ của cụ Lê Minh Ký sáng lập Cụ là cha các BS,DS họ Lê Minh ở Vĩnh Long

    Bác sĩ Lê Minh Trí là con của Cụ Ký làm Tổng trưởng CĐ bị aḿ sát chết.Mộ ở dốc cầu Công Xi heo.

    Theo em nhớ Trường Long Hồ mang tên Đạt Nhân vào những năm gần giải phóng mà anh

    Anh Thư xem lại.Thân kính

    • Trương phú nói:

      Cùng anh Nguyễn Gương và cô My Nguyễn, trường Lam Sơn sau khi ngưng thì không có dấu vết nào nữa. Riêng trường Long Hồ tôi có lầm lẫn về tên hiệu trưởng là Lê Minh Ký, cũng như con ông là Lê Minh Trí anh viết đều đúng cả. Thứ nữa trường sau này đổi tên là Đạt Nhân. Tôi do quá chủ quan đọc đi đọc lại mà vẫn không nhận ra những lỗi trên. Rất cám ơn các bạn quan tâm và chỉnh sửa giùm.

      Thân kính

  6. My Nguyen nói:

    Bài viết thật công phu, từ ngày Vĩnh Long chưa có trường Trung học đến nay. Thật là một sưu tầm giá trị. Nhất là đối với những CHS trường Trung học TPH, xem để biết việc hình thành ngôi trường thân yêu của mình như thế nào. Theo bài viết về các trường Tư thục cạnh Miếu Bảy Bà thì trường Lam Sơn sau đổi tên là Nhân Tâm. Theo MN biết, ở đây còn có một trường Tư thục nữa là trường Trung học Đạt Nhân. Có phải đó là trường Nhân Tâm đổi tên không anh Trương Phú?

    Cảm ơn anh Trương Phú về một bài viết rất hay, mang ý nghĩa truyền thống, lịch sử về các trường Trung học của tỉnh nhà. Chúc anh luôn vui khỏe.

  7. Cám ơn anh Trương Phú đã cho bạn đọc một bài viết thật công phu và đầy đủ.

    • Trương phú nói:

      Cám ơn cô Hồng Khanh đã quan tâm đến bài viết. Đây là bài tôi viết từng đoạn trong khoảng thời gian hơi lâu lâu, vì thiếu nhiều cái quan trọng, đi tìm thành hơi lâu, sau đó đi chụp hình, cũng phải lựa, chẳng hạn phải chiều thứ bảy để có ảnh trường Tống Phước Hiệp nhìn từ trên cao, phải chụp từ giai đoạn xây dựng..Được cô cùng các bạn quan tâm, xem như công sức bỏ ra thật xứng đáng, nên vui.

  8. Hoành Châu nói:

    Rõ đây  là  một  tư  liệu  quý  ,,Thay  đổi  , phát  triễn  cơ  sở  vật  chất   là  điều  kiện  tất  yếu  cho  phù  hợp  với  tình  hình  xã  hội    mới     ,,,  Thật  cảm  động  , bài  viết   ít  nhiều   nói lên  được  lòng   biết  ơn   những  vị”  đầu  tàu   ‘  có  cái  tâm   với  nghành  giáo  dục   của  Tỉnh  nhà  ,,            Cảm  ơn  anh  Trương  Phú  .  Hoành Châu  (Gia đình C   )

  9. Nguyễn Văn Gương nói:

    Nguyễn Gương nói :Xin đọc lại Tổng trưởng CĐ =Tổng trưởng Giáo dục [ đánh chữ nhằm ]

  10. Trương phú nói:

    Cũng xin đính chính lại do sai sót, hiệu trưởng trường Long Hồ là cụ Lê Minh Ký, do lỗi viết lộn là Lê Minh Trí. Kính mong các bạn thông cảm.

  11. Trung Nguyên nói:

    1/ Trường trung học bán công Nguyễn Thông do hội phụ huynh học sinh Tống Phước Hiệp vận động thành lập. Trường được họp thức hóa do nghị định số 1781 -GD-HV-NĐ ngày 9/12/1961 của Bộ Quốc Gia Giáo Dục.
    2/ Tư thục Long Hồ mở ngày 15/10/1951 họp thức hóa do nghị định số 285-GD-HV-NĐ ngày 19/1/1952
    3/ Tư thục Nguyễn Trường Tộ mở ngày 29/9/1952  hợp thức hóa do Nghị định sỐ 494-GD-HV-NĐ ngày 2/10/1952
    (Sách tham khảo Vĩnh long xưa và nay – Huỳnh Minh – trang 369-  NXb Cánh Bằng – 1967.

    • Trương phú nói:

      Cám ơn anh Trung Nguyên bổ túc thêm. Những bài viết mang tính cách tìm hiểu rất mong được các bạn bổ túc thêm, khi đưa bài lên không thể nào hoàn hảo như thần thoại Hy Lạp là thần minerva được sinh từ khối óc thần jupite với đầy đủ khí giới. Tôi cảm thấy rất hứng khởi và vui khi được các bạn bổ túc thêm để càng ngày được hoàn chỉnh, điều này chứng tỏ chúng ta đều chung tay  quan tâm xây dựng những gì mang tính lich sử. Rất cám ơn các bạn

  12. vothilai nói:

    Cám ơn anh Trương Phú rất nhiều, đã cho chúng em biết về giáo dục VinhLong cũng như tiểu sử  các trường ở VL rất xưa.Và anh Hoàng Trung bổ sung thêm chi tiết của các trường rất chính xác, các anh thật giỏi .

    • Trương phú nói:

      Cám ơn cô quan tâm, anh Hoàng Trung cùng tôi nở to cả mũi, hai chúng tôi vốn mũi đứa nào cũng to nhờ được khen, cho nên khi đến viếng nhà ai người ta thấy lổ mũi vào trước, cả phút sau hai đứa tôi mới vào nhà.

  13. Trung Nguyên nói:

    1-    Ông Lê Ngũ Sao con của ông Lê Ngũ Bá, bút hiệu Kỉnh Tiết, quê làng Mỹ Lương, Tiền Giang. Sau về cư ngụ ở ấp Long An, Làng Long Hồ, Vĩnh Long nay là phường Tư, thp Vĩnh Long. Ông là nhà nho ẩn dật. Lúc ở Vĩnh Long ông là cố vấn Hội Chấn Hưng Văn Thánh Miếu, lãnh viết và đọc văn tế Khổng Tử hàng năm. Không biết ông sanh năm nào nhưng ông mất năm 1968.

     

    2-    GS Nguyễn Văn Kính, hiệu trưởng trường Collège de Vĩnh Long  Cao tiểu học )1949- 1955 có biệt danh thân thương là Mơ-xừ Te (Inspecteur Interprovincial/Thanh Tra Liên Lỉnh Sa Đéc-Vĩnh Long-TràVinh) kiêm Ông Đìa (Directeur/Hiệu Trưởng) Ngày ấy, hệ thống giáo dục bậc Tiểu học Pháp gồm các lớp Năm, Tư, Ba, Nhì một năm, Nhì hai năm, Nhất 1 và 2 năm, và lớp Tiếp Liên trước khi thi lên năm thứ nhứt trung học, tạm dịch như sau “Cours Enfantin, Cours Préparatoire, Cours Élémentaire, Cours Moyen 1ère Année, Cours Moyen 2è Année, Cours Supérieur, đôi khi có Cours Supérieur 2è Année, et Cours des Certifíés.

  14. NHA nói:

    Có mấy điểm góp ý:

    -Đến nay thì đã phá bỏ toàn bộ trường Tống Phước Hiệp cũ rồi hở anh Phú?

    Phải chi có ai vận động để được lưu lại một phần nhỏ trường cũ để lưu niệm thì hay biết mấy. Nếu không lầm bên Cần Thơ đã làm như vậy đối với trường Phan Thanh Giản.

    -Bãi trường niên khoá 1961-1962 của Tống Phước Hiệp có mặt tôi, tôi thấy bảng tên trường trung Học Tống Phước Hiệp đã có ở cổng chính ra vào rồi .( Trích: Năm 1961 nghị định đổi tên Nguyễn Thông thành trường trung học Tống Phước Hiệp. Năm 1963 bảng tên trường mới thực sự mang tên mới là Tống Phước Hiệp theo nghị định năm 1961.)

    -Không thấy bài viết nói đến trường trung học Thủ Khoa Huân (đã có trước 1975)

    -Tựa bài “Lịch Sử các trường trung học Vĩnh Long” hình như qúa tổng quát, như vậy mình phải nói thêm các trường tại các quận/ huyện của tỉnh Vĩnh Long nữa.

    Thân ái,

    NHA

     

    • Trương phú nói:

      Thưa cùng anh NHA

      Tôi cũng nghe nói xây dựng lại toàn bộ, làm theo cung các h cuốn chiếu, làm xong đến đâu học đến đấy, rồi tiếp tục.

      Chung quanh vĩnh long rất nhiều trường, viết cũng khá khó khăn, muốn hỏi thăm cũng không ai thân thuôc để hỏi, hơn nữa đến tận nơi vài lần ghi hình, còn các vị đang dạy học không ai rãnh mà chuyện cùng mình anh ơi. Tuy nhiên cũng xin hứa cùng anh, nếu có dịp tôi sẽ tìm rồi viết.

      Cám ơn tấm lòng quan tâm đến lịch sử trường lớp tỉnh nhà của anh.

      Thân Kính

  15. Trương phú nói:

    Một người bạn đã bổ túc thêm về trường Nguyễn Trường Tộ,  gởi qua mail đã lâu, nay  xin phép bạn được đưa lên phần phản hồi để các bạn đọc rộng đường xem.

     

    [email protected]

    26 thg 3


    tới tôi

    Về sự hình thành và tổ chức của Trung Học Tư Thục Nguyễn Trường Tộ Vĩnh Long có lẽ  Phú nên biết rỏ hơn:

    Lycéum Nguyễn Trường Tộ được thành lập bởi Lm.Nguyễn Ngọc Quang, cùng Hội Đồng Quản Trị của nhà trường gồm các nhân sĩ Công Giáo lúc đó: Ông Đỗ Đình Duy (ba của Tiến), Ông giáo Lê Văn Thiên (7 Thiên, ba của Trường), Ông Tư Lộc là Giám Đốc nhà in Long Hồ, Ông Phán Thiện và Ông Năm Gioan.  Chính ông Năm Gioan đề nghị Cha Quang dùng kho lúa của ông ở cầu Cái Cá để lập lớp đầu tiên của Nguyễn Trường Tộ. Em vợ của Ông Duy, Thầy Trần Phong vừa tốt nghiệp Đại Học Công Giáo Paris, được mời làm phó Giám Đốc kiêm Giám Học. (xem Lê Châu Lộc)

    Lycéum Nguyễn Trường Tộ VL là một “Trường Công Giáo”, được Giáo Quyền công nhận và hoạt động giáo dục theo Giáo luật.Giáo Luật điều 803 định nghĩa: “Trường học được gọi là Công giáo khi được nhà chức trách có thẩm quyền trong Giáo Hội hay một công pháp nhân trong Giáo Hội điều khiển, hoặc được Giáo Quyền nhìn nhận như vậy qua một văn kiện.” … Khoản (2) của điều 803 Giáo Luật còn qui định: “Việc huấn luyện và giáo dục trong một trường công giáo phải được căn cứ trên những nguyên tắc của giáo lý công giáo. Các giáo viên phải trổi vượt về giáo lý chân chính và đời sống thanh liêm.” (xem thêm…)

    Nói gọn, Hiệu trưởng tức là chức danh điều khiển nhà trường được qui định phải là một pháp nhân trong Giáo hội.

    Cha Quang, và các vị kế nhiệm là Chánh sở họ đạo Vĩnh long.

    Vì nhà thờ họ đạo VL cũng là Nhà thờ Chánh Tòa của địa phận Vĩnh long, thế nên Linh mục Chánh sở họ Vĩnh Long cùng đồng thời là Linh mục Tổng đại diện Giáo phận Vĩnh Long, cũng còn gọi là Cha Chính Địa phận, giử trách nhiệm pháp nhân của Địa phận(Lưu ý: thẩm quyền quản lý trông coi địa phận là Giám mục).

    Và như vậy, Cha Chính Địa phận VL hội đủ tư cách pháp nhân làm Hiệu trưởng một trường CG theo luật định!

    Lm Ngô văn Thuật vẫn phải giữ quyền Hiệu trưởng đến phút cuối. Cô Nhan chỉ thừa lệnh Giáo quyền để thực hiện tiến trinh bàn giao một cơ sở giáo dục của Địa phận Vĩnh Long cho Chính quyền lúc đó.

    Than men,
    tuanDang

  16. luongngochai nói:

    Gởi anh Truong Phu

    Em có biết 3 truong tu thuc ở VL truoc 1975 là Truong tu thuc Cửu Long  dưới dốc cầu Công xi heo khoảng hơn 100m

    Truong tu thuc Trí Đưc  đường Trưng nữ Vương

    Trường tư thuc Pháp Hải ở P4, canh chùa Pháp Hải

  17. Trương H Việt nói:

    Nếu không lầm vào cuối thập niên 1960, có trường Trung Học Thủ Khoa Huân, nằm trên đường qua Cần Thơ, ra ngoài quận Châu Thành. Những anh chị nào biết, xin bổ túc hay đính chánh dùm.

    Cám ơn nhiều.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác