Thơ Haiku Nguyễn Thánh Ngã

Ngày đăng: 14/11/2014 09:04:32 Chiều/ ý kiến phản hồi (14)

Haiku là một thể thơ hàm chứa nhiều ẩn dụ. Với 241 của Nguyễn Thánh Ngã cũng thế. Phải chăng muốn thóat kiếp Hạt, vùi trong vùng vô minh, Hạt kia phải bỏ vỏ, thóat tướng, hiện Mầm, để hướng về, để hòa nhập và để trở thành những ánh quang minh, thánh khiết ?… HB

tho haiku241.

Đội đất

Những hạt mầm vươn dậy

Tìm ánh ban mai

 

 

N.T.N

 

 

Có 14 bình luận về Thơ Haiku Nguyễn Thánh Ngã

  1. Nguyen Thi Hanh nói:

    Tôi thích thể thơ Tứ tuyệt, Haiku vì lời ít mà ý nhiều, hình thức bé mà nội dung bao la sâu thẳm.

    Với bài này, qua lời dẫn của nhà thơ Hồng Băng, người đọc phần nào thấy mình đã cảm nhận được điều nhà thơ Nguyễn Thánh Ngã gửi gắm.

  2. Anh Tú nói:

    1 và 0

    Con người

    Cùng khóc cườì.

  3. Hoành Châu nói:

    Đây là thể loại thơ ngắn nhất thế giới , Haiku là loại thơ Nhật Bản , hình thức thơ chỉ có 3 giòng , thường 17 âm  ( 5-7-5 ), đôi khi biến thể được 18 âm ( 5-7-6 hoặc 5-8-5 ), Loại thơ này khó làm và khó hiểu cho tận ý của tác giả… Tóm lại đây là loại thơ kén chọn nhân tài   ! ,người làm thơ  lẫn người đọc thơ  đều phải có không những trình độ kiến thức phổ thông mà còn   phải am hiểu về Phật giáo , Lão giáo  và Thiền tính trong  thể loại thơ này , đừng tưởng ngắn là dễ làm , dễ đọc  mà coi chừng nổ tung óc không hay!! Hihi

  4. Hoành Châu nói:

    <<<<<<Nghe !  tin trong ngày
    Buồn, vui    từng tin
    Mặc nhiên, mặc nhiên !
    ***
    Kính chào Nguyễn Thánh Ngã, tác giả những giòng thơ Haiku tuyệt hảo ! ,Hoành Châu rất muốn ứng dụng  thể thơ này sao cho cụ thể ,kính nhờ tác giả cho vào con số \\ lời bình cụ thể ! Hoành Châu cảm ơn chân tình ,

  5. NHA nói:

    Để khơi lại phong trào làm thơ Haiku, mời các bạn xem bài:

    “Hồng Băng kêu gọi làm thơ Haiku” tại link:

    https://tongphuochiep-vinhlong.com/2013/08/hong-bang-keu-goi-lam-tho-haiku/

  6. Một Lúa nói:

    Hột bầu

    Mùa đông tháng giá

    Co rút trong chiếc vỏ của mình

    Gom sức nụ chồi xanh

     

  7. hồng băng nói:

    Chào Chị Hạnh,

    Ngày mai là thợ bắt đầu thi công, tôi sắp xây nhà mới để ăn Tết! Tối nay, dạo trang nhà, gặp lời kêu cứu của chị, nên gỏ đôi dòng. Tôi thỉnh thỏang có đọc thơ Nguyễn Thánh Ngã, đăng rải rác và hình như tôi có gặp đôi lần, đi cùng Nguyễn Bạch Dương dạo trước. Haiku thường không có tựa, có lẽ đây là bài thơ thứ 241 trong tập thơ nhiều bài của anh. Bài thơ 1-0 của Anh Tú hơi khó đóan. Tôi thử thời xem có ăn may không. Chiếc Lá như 1 ẩn dụ của kỷ niệm nào đó, trong quá khứ mù xa và Con Người, biểu tượng cho hôm nay. Tác giả nhìn lại, hòai nhớ..và cùng khóc cười. Có thể chiếc lá là một em..yêu nào đó chăng?! Còn cái tựa, quá khứ ấy là 1, mà cũng phôi phai rồi, là 0 thôi. Vì 0 bao hàm tất cả. Có lẽ tôi chỉ có bấy nhiêu. Để hiểu thêm, chắc Chị phải cầu cứu tác giả vậy! Ôi haiku, niềm suy tư khốn khổ mà thú vị! Hồng Băng

    • Nguyen Thi Hanh nói:

      Trước tiên, xin chúc mừng anh chị Hồng Băng sắp có nhà mới. Lu bu vậy mà nhà thơ vẫn dạo trang nhà và trả lời bạn thơ. Thanks nhà thơ.

      Thưa nhà thơ Anh Tú, lời dẫn vào ý thơ của anh Hồng Băng về bài ” 1 và 0″, chắc khá ổn rồi chứ ạ? Tôi có đọc link về thơ Haiku mà anh Hồng Ẩn đã hướng dẫn , vẫn thấy hết sức thú vị về nội dung, ý nghĩa  sâu xa trong một bài thơ bé xíu.

      Cái mình cảm nhận được chẳng là bao, sau khi nghe nhiều cao thủ về loại thơ này bình, bàn luận.  Thấy bất ngờ, thú vị, thể thơ trí tuệ!

  8. Anh Tú nói:

     

    -Hồng Băng thân mến,

    Cám ơn anh đã diễn giải ý nghĩa bài viết của tôi nhân đọc bài Haiku của thi sĩ Nguyễn Thành    , một cách thật thú vị. Cám ơn anh.

     

    Nhân đây xin chúc mừng anh sẽ hưởng một cái Tết thật vui vẻ với gia đình trong ngôi nhà mới tôi tin là thật đẹp.

    -Anh Hồng Băng và chị Nguyễn Thị Hạnh ơi,

    • Anh Tú nói:

      So sót đã hai lỗi xãy ra ở phản hồi của tôi vừa rồi:

      -Tên của thi sĩ Nguyễn  Thánh Ngã viết sai; thành that xin lỗi,

      -Thiếu phần chót của phản hồi , xin bổ túc:

      Anh HB và chị Nguyễn Thị Hạnh ơi,

      Tuy nhiên khi viết “1 và 0” tôi có chút suy nghĩ như sau xin chia sẻ:

      “1VÀ 0” : MỘT SUY NGHĨ VU VƠ!

       

      Đang đi bộ dưới trời Thu Đông. Nói là Thu Đông vì quanh mình vẫn còn lá đủ sắc màu dù héo hắt, thời tiết lạnh lùng vào lúc giao mùa, Thu và Đông đang quấn quýt nhau của mỗi cuối năm.

      Mùa Thu với tôi là mùa đẹp nhất trong năm từ khi đến ở vùng đất xa lạ này với bốn mùa rõ rệt. Nơi nơi sắc màu rực rỡ, thời tiết mát mẻ đôi khi se lạnh …thích vô cùng.

      Nếu tâm trạng bình thường thì tôi không cường điệu nói ‘Thu buồn’ như thơ văn thường diển tả; thật ra nếu là mùa Xuân ngàn hoa khoe sắc khắp nơi, gió mát trăng thanh thì nếu ‘lòng buồn thì cảnh có vui đâu bao giờ’.

      Nói đến Thu thì phải nhắc đến lá vàng. Ngoài tiến trình sinh hoá thiên nhiên của lá từ màu xanh đổi thành nhiều màu sắc khác nhau tùy từng loại cây để rồi rời cành héo hắt nằm trên đất oằn oại theo cơn gió, ướt nhầu dưới mưa, theo từng nhát chổi gom lại bên đường để cuối cùng được chở đến một nơi nào đó …rồi phân hủy trở về … “cát bụi”, lá mùa Thu còn cho tôi một ít suy tư.

      Như vừa nói bên trên thì  thân phận của lá có bi phẫn lắm không?

      Với tôi là không. Không rành về sinh thực vật học, nhưng có thể nói khái quát là chức năng của lá rất quan trọng cho cây, cho sinh thái…vân vân và cuối cùng khi khô xác lá vẫn còn có ích: làm phân bón. Phân bón vào đất, len vào cây để rồi mỗi mùa xuân đến lá lại hồi sinh…Thân phận của lá qua những thời điểm, từng chu kỳ, với những hành trình làm đẹp tạo hoá, hữu ích cho thiên nhiên.

      Có thể nói điểm khởi đầu là chồi non (#1), xuyên qua những dấu mốc vui buồn, đến điểm cuối thành lá vàng rồi phân hủy (#0) tưởng như tất cả là ….vô thường?

      Tôi phân vân: Cuộc đời của lá…có giống đời một con người ( và ngược lại),  không vậy? Nếu giống thì lá và con người cùng cười khóc theo dòng đời tạo hóa đã ban cho.

       

      Anh Tú

      November 17, 2014

      • Nguyen Thi Hanh nói:

        Xin cảm ơn nhà thơ Anh Tú về “Một suy nghĩ vu vơ!” rất thú vị, làm sáng tỏ thêm ý nghĩa nội dung bài “1 và o” rất bí hiểm.

        Ôi, thơ Haiku,” niềm suy tư khốn khổ mà thú vị”, đúng như nhận định của anh Hồng Băng.

  9. võ thị Nhật Lệ nói:

    THƠ HAIKU 
    1. Sau hè
    Hoa chuối mở 
    Ngón tay xanh chới với
    Bìm bịp kêu chiều 

    2. Trưa 
    Đồng khan 
    Con kênh khát 
    Cỏ hoang 

    3. Về quê
    Qua cầu tre
    Chú khỉ con ngủ gật

    Bông bần tả tơi

    4.Kiếp nghèo
    Em nhỏ trú mưa
    Tay xoa tay
    giọt lệ đóng băng

    5. Bến đợi
    Mây trong vắt
    Trăng trầm mình giỡn sóng
    Thuyền lắc lư

    6. Rạch cùn
    Nước cạn
    Con còng gió đào hang
    Đôi chân lún bùn
                                  NHẬT LỆ
     

Trả lời NHA Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác