THẤT PHỦ MIẾU- CHÙA ÔNG VĨNH LONG.

Ngày đăng: 29/10/2014 08:34:51 Chiều/ ý kiến phản hồi (8)

Mời các bạn xem sơ qua gốc tích tỉnh Vĩnh long cùng danh xưa Nam kỳ lục tỉnh và những phủ trực thuộc, trong đó có ngôi chùa Bảy Phủ, thuộc chùa người Hoa tạo dựng trên đất miền Nam, thiển nghĩ bảy phủ là của miền nam, không lẽ bên Tàu. Do vậy phải tìm mọi tư liệu liên quan cho minh bạch gốc ngọn từ Bảy Phủ.

1    IMG_3203_500x3751                Lễ cúng cuối năm vào ngày 16 tháng chạp âl

Tương truyền vật liệu toàn bộ từ bên Tàu chở sang, kỷ thuật thiết kế, công trình Sư và nhóm thợ kỹ thuật cũng là người Hoa. Cũng nghe truyền lại có một số vật liệu trong nước cùng với nhóm thợ chạm khắc, nhân công có sẵn ở địa phương.

Một chút lịch sử giữa thế kỷ 18 về sau :

-Vào năm Minh Mạng thứ tư triều Nguyễn ( 1823 ), đổi trấn Vĩnh Thanh thành tinh Vĩnh Long

Năm 1832 thời Minh Mạng, đến năm Tự Đức thứ 4 ( 1851 ) lập thành nam Kỳ Lục Tỉnh gồm :

Tỉnh Biên Hòa  có 2 phủ  – Phước Long    Phước Tuy

Tỉnh Gia Định  có 3 phủ  – Tân bình= Tân An-  Tây Ninh

Tỉnh Định Tường  2 phủ  –  Kiến An – Kiến Tường

Tỉnh Vĩnh Long   3 phủ  –  Định Viễn   ( Sóc Trăng, Hậu Giang ) –  Hoằng Trí   ( Vĩnh Long, Bến Tre, đảo Côn Lôn ) Lạc Hóa ( Trà Vinh)

Tỉnh  An Giang    3 phủ  –  Tuy Biên   Tân Thành -Ba Xuyên

Tỉnh Hà Tiên        2 phủ  –   An Biên – Quảng Biên

Tên gọi Nam Kỳ lục tỉnh ổn định từ năm 1841 – 1862

2   ảnh màu.bmp_406x375                                               2 Ảnh trên net

Bản đồ lục tỉnh nam kỳ thời 1836 địa bộ cũng được lập thời kỳ này, mãi đến thời Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây, để người dân quên danh Lục tỉnh, pháp lập lại địa giới và tách tỉnh.

Nhà Nguyễn thời Minh Mạng vào khoảng thập niên 1850- 1860, người Minh Hương, tức hoa kiều được phép lập bang, hội. Những hội quán- miếu, được người Hoa lập sau  thập niên trên. Hội quán Minh Hương ( chùa bà Minh Hương ) và Thất Phủ miếu ( chùa Ông ) ở Phường 5 Vĩnh long được tạo lập trong những thời gian sau đó.

Thông thường, mình vẫn nghĩ, chùa Hoa thì người Hoa lập là đúng rồi, nhưng tạo ra vào thời kỳ chúa Nguyễn cho phép, trong giai đoạn miền Nam Việt Nam có 6 tỉnh, 15 phủ. Thiển nghĩ người Hoa trong bảy phủ thuộc nam kỳ này lập nên, phải là bảy phủ nào của 6 tỉnh miền tây đây. Tôi lục tìm mà mãi vẫn không tìm ra, chỉ những phủ bên Tàu. Rốt sau tôi tìm và được biết, ở TP HCM, quận 5 có chùa ông, tên Nghĩa An hội quán, do người Hoa gốc Triều Châu lập, để nhớ nơi xuất sanh là Nghĩa An bên Tàu. Nhân đây gợi nhớ người Việt mình định cư ở Hoa Kỳ, sinh cơ lập nghiệp xa quê, lập chùa tên tiếng Việt ngon lành, vậy thì Thất Phủ Miếu là bảy phủ trực thuộc 3 tỉnh Trúc lệ, Phước kiến, Quảng đông, bên Tàu tôi nghĩ chắc không sai.

Ngày nay từ phường 5 sang phường 1 đã có sẵn hai cầu cách nhau khoảng 500 thước, ngày xưa vào thế kỷ 18 không có cầu sang sông, ghe xuồng là phương tiện sang sông duy nhất. Bởi vậy chùa ông và chùa Bà xây dựng mặt hướng về sông Long Hồ, tiện việc xây dựng và hội họp về sau..

Con đường trước mặt tiền chùa Ông, ngày xưa là đường trải đá xanh như hầu hết những con đường từ tỉnh về quận huyện vào những năm 1950. bên kia đường là khoảng đất trống dài xuống bờ sông Long Hồ, cận bờ sông là ngôi miếu nhỏ thờ thổ thần, mặt về hướng nam, miếu lập đồng thời gian khi xây xong chùa Ông. Khoảng đất này bề ngang bằng bề ngang chùa Ông, hai cây còng lớn có lẽ trồng sau đó, vì khoảng thời gian 1970 thân còng độ hai người ôm , tàn che mát toàn bộ đường cùng miếng đất, nên vào năm 1953-1954 người dân địa phương họp chợ dài theo đường trước cửa chùa từ hơn 5  giờ sáng đền khoảng 9 giờ tan chợ, có lẽ không buôn bán được nên chợ teo tóp dần rồi biến mất hồi nào không hay. Hai cây còng lớn cũng bị hạ xuống sau năm 1975.

Những người xưa còn sót lại vào khoảng 1960, họ thường kể rất nhiều chuyện hiển linh của chùa Ông. Khi xưa đêm khuya vào ngày, giờ linh, hai ông dẫn ngựa xuống sông tắm, mà nhà dân gần đó nghe tiếng lội nước, rồi tiếng chân ngựa lên bờ vào chùa, mà không ai dám hé cửa nhìn. Tương truyền ai nhìn thấy hộc máu chết.Một nhúm họp chợ trước chùa cũng được người dân xầm xì- Ô uế nên ông không cho họp chợ trước mặt chùa  v..v.

3    IMG_9081_500x3753                                            chừa Ông

Hàng rào chùa và khoảng sân được xây và lát bằng gạch đại, loại gạch thông dụng cho xây dựng thời xưa, thời dùng vôi bột pha nhựa cây ô dước và đường hủ làm chất kết dính. Gạch lát nền trong chùa ngày xưa là gạch miếng lục giác, sau thời gian dài thay gạch tàu loại 5 tấc, do người viếng chùa nhiều gạch mòn, lót mới lại cũng bằng đất nung loại tốt khoảng 4 tấc, được thoa bóng bằng xác dừa nạo nên gạch đỏ thẩm rất đẹp. như vậy cho đến nay gạch lát nền được thay 3 lần, còn giữ phong cách gạch đất nung cổ kính.

Dựa theo tư liệu còn lưu lại, Thất Phủ miếu do nhánh Triều châu, Quảng đông, Phước kiến, Hẹ, Hải Nàm ( hải nam ) lập nên, thời gian trước năm 1872, sau đó người Triều Châu và Quảng Đông tách ra lập hội riêng cho bang  mình, người Phước Kiến tái thiết đổi tên thành Vĩnh An cung làm nơi hội họp riêng của bang Phước Kiến. Đến năm 1892 tổng tái thiết với nhiều hạng mục, họ thành lập nhóm thợ có cả công trình sư tên Hà Tạo và nhiều nhóm nghệ nhân cùng nhân công địa phương ở làng Tân Giai, Tân Nhơn là các nghệ nhân chạm. khắc dát vàng v..v..

4    IMG_9144_500x3754

Mặt tiền, cửa vào là ba khuôn cửa lớn, hai bên vuông góc là hai khuôn cửa hẹp hơn. Đến thời hiện tại ( 2014 ) Thất Phủ miếu đã hoàn chỉnh từ trong ra ngoài và kỳ tái thiết cuối (1892 – 1909 ) đến nay đã rất tôn nghiêm, tính thẩm mỹ cao với rất nhiều hạng mục tinh tế, các kiến trúc xây dựng xưa, gồm chạm, khắc, lộng, cẩn, đấp, vẽ trong ngoài được bảo trì thường xuyên, theo định kỳ.

Cũng nghe truyền lại, những miểng chén, sành, sứ, tất cả được mang từ bên Tàu sang và là chén nguyên được bẻ, cưa, lộng cho vừa với hình nổi trong truyện tranh, sinh hoạt các giới trong xã hội người Hoa xưa.

5    IMG_9087_500x3755

Hình ảnh trang trí đấp nổi bằng sành, sứ, các mảnh chén kiểu bên ngoài, nằm hai bên,  phía ngoài cửa chánh.từ ngoài cổng nhìn vào đã thấy thẩm mỹ hài hòa và cân đối

6    IMG_9091_500x3756

Bên trong rất nhiều bao lam ốp vào hai hàng cột to từ ngoài vào sâu bên trong. Phía trên rất nhiều bức hoành, thiết kế giáp chân hai bức một đâu lưng nhạu. Tất cả được sơn son thếp vàng, chạm khắc tỉ mỉ

7     IMG_9099_500x3757 –

8    IMG_9101_500x375 8

Tương truyền nét chử trên các tấm hoành được viết trực tiếp bằng một cây bút lông to, không chình sửa, hoặc đồ lại ( để viết được có lẽ ông mài mực, hì hục cả buổi mài ) . Đây là bức hoành tôi thích xem nhất, mỗi khi viếng chùa .

9     IMG_9307_500x3759

Huy chương đồng đấu xảo tấm hoành ở Mạc xây bên Pháp năm 1922 được treo bên vách trái, gần cuối gian thờ.

(còn nữa)

Trương Mẫn

Có 8 bình luận về THẤT PHỦ MIẾU- CHÙA ÔNG VĨNH LONG.

  1. 8 anh tuyet nói:

    Bai viet cua anh TruongMan hay va cong phu qua  ,co rat nhieu hinh anh dep  8AT phuc anhTruong Man co nhieu cong phu qua rat mong doc nhung bai tiep cua anh .8AT GDC.

    • trương mẫn nói:

      Cám ơn cô, viết bài này tôi có phân trần cùng cô 7 KT, viết đã đời, khi ngưng máy nhắc mình lưu, tôi quên, nhấp vào không cần thiết- mất toi buổi viết và trình bày, ráng viết lại mới thật là nặng trịch, ý cô 7 ví von, ăn hủ tiếu nữa chừng hết nước lèo, nấu chan lại nó làm sao đâu ấy…

    • Phú Thạnh nói:

      Ý của tui cũng y chan như 8 Tuyết. Tui xin copy bài này vào Blog’s PT* à nhe anh Phú. Cám ơn anh nhiều…

  2. Phi nói:

    Bài viết hay và đầy đủ quá ạ, tiếc là bị đứt đoạn giữa chừng. Rất mong bác Trương Mẫn có thể viết thêm để hoàn chỉnh bài này ạ.

  3. Hoành Châu nói:

    Bài   viết   hay ,  công      phu   , tư    liệu  chính   xác  và   hình   ảnh  đẹp    dù  sao  đi  nữa  ,
    Hoành Châu (Gia đình C ) ,

  4. PhươngNga nói:

    Cám ơn anh về tư liệu quý giá.

    Bài viết rất công phu mà hình ảnh lại càng sắc xảo.

    Em không nhớ khi xưa có đi chùa Ông, nhưng nhìn hình thấy rất quen thuộc

  5. Quốc Anh Võ nói:

    Về việc tên Thất Phủ có lần Đài THVL có giới thiệu rằng Thất Phủ là kể về 7 dòng họ lớn có công đóng góp nhưng theo tìm hiểu thì ở Biên Hòa cũng có một miếu Thất Phủ tương tự vậy giả thuyết này là vô lý.

    Sau đó có tìm hiểu từ nhiều nguồn thì biết thất phủ này là đặt tên theo 7 khu vực có người hoa di dân sang Việt Nam đông. và lần đi thực tế ở Vĩnh An Cung này vào trước tết Mậu Tuất có hỏi bác ở trong ban quý tế. Theo bác nói thì là thất phủ là 7 phủ bên TQ như ý đã đề cập ở trên, bác còn nhấn mạnh phủ là tỉnh bây giờ. Lược lại tư liệu thì thấy sự suy đoán trên là tương đối chính xác.

    7 phủ được nói không phải là địa danh ngang hàng nhau, mà là 7 bang hội nhà Nguyễn dùng để quản lí người Hoa ở Việt Nam gồm có: Quảng Triệu (Quảng Đông), Khách Gia, Triều Châu, Phước Kiến, Phước Châu, Hải Nam và Quỳnh Châu. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Các bài viết mới khác